Dùng nhà màng trồng bầu canh đẹp như tranh, từ lỗ thành lời
Trồng 4.000 m2 bầu trong nhà màng, mỗi năm gia đình ông Bùi Văn Định, dân tộc Mường, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) thu lời 60 triệu đồng/năm. Điểm thú vị, nhà màng trồng bầu vốn trước kia ông Định trồng rau, nhưng bị lỗ do giá cả bấp bênh.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Định chia sẻ: Mấy năm trước, tôi đầu tư vốn xây nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động trồng các loại rau ngắn ngày như xà lách, rau mùi, cải thảo, cà chua… trên diện tích 4.000 m2. Nhưng qua thời gian ngắn, giá cả các loại rau trên bấp bênh không đủ tiền trang trải cuộc sống. Tình cờ xem ti vi thấy bà con ở Bắc Giang trồng bầu cho hiệu quả kinh tế cao, nên tôi cũng trồng thử..”.
Để trồng bầu canh, ông Định tận dụng diện tích đất trong nhà màng sẵn có để trồng bầu, rồi mua thêm dây thép, cây tre về làm giàn. Khoảng một thời gian ngắn sau, vườn bầu của gia đình ông đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.
Nhờ chăm sóc tốt, vườn bầu canh của gia đình ônh Định cho rất nhiều quả.
Để bầu canh phát triển xanh tốt, cho nhiều quả, ông Định thường xuyên xuống vườn theo dõi, tưới nước đều đặn cho vườn bầu, tránh làm cây bầu bị héo úa.
Do bầu canh là loại giống cây trồng rất cần nước để phát triển, nên hàng ngày ông đều chú ý đến lượng nước cung cấp cho vườn đầy đủ.
Ông Định dùng phân chuồng kết hợp với các loại phân hữu cơ bón cho vườn bầu, hầu như ông không sử dụng đến các loại phân công nghiệp và các loại chất kích thích ra quả. Nhờ thế mà giàn bầu canh của gia đình ông luôn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bán được giá cao.
Video đang HOT
Ông Định trồng bầu trong nhà kính nên luôn bảo đảm yếu tố sạch và chất lượng tốt.
Theo ông Định, cách trồng và chăm sóc bầu canh rất đơn giản không tốn nhiều chi phí như các loại cây ăn quả. Chỉ cần ngâm hạt giống trong nước lã sạch từ 5 – 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 2 ngày hạt nứt nanh thì ông đem gieo xuống vườn.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng bầu canh, ông Định cho hay: Khi cây bầu dài khoảng 1 m, tôi cho leo giàn và điều chỉnh dây phân bố cho đồng đều, tránh vặn úp hoặc lật dây. Bước tiếp theo tôi dùng dây lạt làm bằng tre buộc gọn ở phía nách lá vào giàn cho chắc. Mỗi cây bầu tôi để 3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2 – 3 quả, như vậy khi quả lớn sẽ không làm xô dây tụt giàn.
“Từ lúc chuyển sang trồng bầu canh tới nay thu nhập kinh tế của gia đình tôi ổn đinh và dư giả hơn, không còn khó khăn như trước nữa. Một năm tôi trồng được 3 vụ bầu canh, mỗi vụ cho thu nhập 20 triệu đồng tùy theo giá cả thị trường, có thời điểm được giá cao lắm…”, ông Định thổ lộ.
Tổng thu nhập 1 năm từ trồng bầu, gia đình ông Định là 60 triệu đồng. Thời gian tới, ông Định dự định sẽ trồng xen rau cải bắp dưới giàn bầu để tăng giá trị trên 1 diện tích đất canh tác. Bởi hiện nay, ông thấy trên thị trường rau cải bắp cho giá khá ổn định…
Từ khi trồng bầu canh, ông Định đã có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Tất Thắng, Chủ tịch Hội nông dân huyện Kim Bôi (Hòa Bình), cho biết: Mô hình trồng bầu trong nhà kính của gia đình ông Định rất hay và hiệu quả. Hiện trên địa bàn huyện có rất ít hội viên trồng bầu canh. Trên cơ sở tín hiệu của thị trường, Hội Nông dân sẽ nghiên cứu các phương án phát triển mô hình trồng bầu canh cụ thể đến với các hội viên trong thời gian tới
“Chúng tôi nhận thấy tiêu chí quan trọng nhất để phát triển bền vững các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó có trồng bầu canh vẫn là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, để tránh tình trạng cung vượt cầu, qua đó giúp bà con yên tâm sản xuất vươn lên làm giàu…”, ông Đinh Tất Thắng.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Tỉnh Hòa Bình lưu ý, dịch không lây sang người
Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xóm Cáp, xã Hợp Thanh (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) khiến nhiều nông hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh không khỏi thấp thỏm lo âu.
Nắm bắt được sự việc, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng triển khai tiêu hủy số đàn lợn bị nhiễm dịch, phun thuốc khử trùng xung quanh ổ dịch, triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng. Tỉnh Hòa Bình cũng tuyên truyền để người dân hiểu, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.
Sau khi, nhận được thông tin của Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tại gia đình ông Mai Xuân Trường, xóm Cáp, xã Hợp Thanh nuôi 15 con lợn, trong đó (12 con lợn thịt nặng khoảng 40 - 45kg/con và 3 con lợn nái đang chửa) có dấu hiệu ốm, đến 5.3.2019 thì có 3 con lợn chết.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan chức năng, tiến hành triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, phun thuốc khử trùng... dập tắt dịch tả lợn châu Phi.
Qua quá trình kiểm tra lâm sàng tại cơ sở, lợn sốt cao từ 39,5 độ đến 40,5 độ C, không ăn và nằm la liệt dưới nền chuồng, da vùng bụng, đùi có nhiều điểm xung huyết đồng xu, 3 con lợn chết chảy máu ở mũi, hậu môn, toàn thân tím bầm... Do nghi lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi nên chỉ lấy 2 mẫu bệnh phẩm, 4 mẫu máu gửi xuống Chi cục Thú y vùng 1 xét nghiệm, kết quả cho thấy 2/6 mẫu dương tính.
Ngay lập tức UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan chức năng, tiến hành triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, phun thuốc khử trùng, tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ lợn... Nhằm phòng chống dịch tả lợn châu Phi lan rộng ra nhiều điều phương, làm ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi của người dân.
Công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi được triển khai khẩn trương đến các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên đôn đốc kiểm tra khu nuôi lợn tập trung, khu mua gom và chợ đầu mối... Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến bà con nhân dân nhận biết, chủ động hợp tác với chính quyền địa phương. Tuyên truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người nhưng là bệnh mới hiện không có thuốc chữa, nếu gia súc mắc bệnh tỷ lệ chết là 100 % để người dân hiểu rõ hơn.
Tiến hành phổ biến các kiến thức pháp luật và biện pháp kỹ thuật trong phòng chống dịch. Công bố mức hỗ trợ của Nhà nước đối với gia súc nghi mắc bệnh, chết buộc phải tiêu hủy. Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án về nhân lực, tài chính phương tiện, dụng cụ, vật tư, hóa chất để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh bùng phát.
Ông Vương Đắc Hùng, Phó giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết: Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở xóm Cáp, xã Hợp Thanh, chúng tôi đã nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo đôn đốc thực hiện khoanh vùng, bao vây dập dịch. Tổ chức tiêu hủy 100% các loại lợn trong ổ dịch, huy động nguồn nhân lực phun khử trùng trên phạm vi 3 km (1 lần/ngày trong tuần đầu tiên, 3 lần/ngày trong 2 - 3 tuần tiếp theo) ở chuồng trại gia súc, gia cầm và môi trường xung quanh ổ dịch. Đồng thời tiến hành rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh... ngăn ngừa dịch bệnh.
Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên đôn đốc kiểm tra khu nuôi lợn tập trung, khu mua gom và chợ đầu mối... ngăn ngừa dich bệnh lây lan.
"Lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các trục đường làng, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về bệnh dịch tả lợn châu Phi, để tránh người dân hoang mang. Thực hiện 5 không trong công tác phòng dịch: Không giấu dịch; không vận chuyển mua bán lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn để ngăn chặn dập tắt dịch lợn dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng" - ông Vương Đắc Hùng cho biết thêm.
Theo Danviet
Xe đầu kéo chở máy xúc lật trên dốc, tài xế may mắn thoát nạn Chiếc xe đầu kéo chở máy xúc (nhà xe Dũng Vân) khi xuống dốc Mơ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình bất ngờ mất lái đã lao vào vệ đường. Chiếc máy xúc bị hất văng ra khỏi xe. Rất may vụ tai nạn không có thiệt hại về người. Vụ tai nạn xảy ra vào 14h, ngày 1.3, tại...