Dùng nguồn vốn trái phiếu dự phòng cho dự án cấp bách
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc sử dụng dự phòng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015.
(Ảnh minh hoạ).
Cụ thể, về nguyên tắc sử dụng dự phòng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ưu tiên bố trí cho một số đề, dự án cấp bách đang được triển khai bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015, để sớm hoàn thành đề án, dự án hoặc hoàn thành hạng mục dự án, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi.
Video đang HOT
Về phương án sử dụng dự phòng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Hỗ trợ 1.800 tỷ đồng cho 43 địa phương thực hiện dự án cấp bách Thủ tướng quyết định hỗ trợ 1.807 tỷ đồng cho 43 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2014 để thực hiện các dự án cấp bách. Thủ tướng giao Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu đã báo cáo về sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2014 theo đúng quy định; thông báo danh mục dự án được hỗ trợ vốn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để triển khai thực hiện. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được hỗ trợ vốn có trách nhiệm quản lý, sử dụng số vốn hỗ trợ nêu trên theo đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng quy định pháp luật hiện hành; chủ động sử dụng ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện, bảo đảm hiệu quả đầu tư các dự án.
P.Thảo
Theo dantri
Cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam chính thức mang tên Nhật Tân
Sáng nay (5/12), HĐND thành phố Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết đặt đổi tên đường phố mới và các công trình công cộng. Theo Nghị quyết, cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam nối từ quận Tây Hồ sang Đông Anh chính thức mang tên Nhật Tân.
Cầu Nhật Tân (Ảnh: Như Quỳnh)
Tờ trình trước đó của UBND thành phố có 19 tên phố mới được đề xuất gồm: Thọ Giáp (quận Cầu Giấy); Bằng Liệt, Hưng Phúc, Đông Thiên (quận Hoàng Mai); Thiên Hiền, Sa Đôi, Phú Đô, Phố Nhổn, Hòe Thị, Tu Hoàng, Thị Cấm, Ngọc Trục, Đại Mỗ, Cầu Cốc, Miêu Nha, Cương Kiên, Đồng Me, Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm); Cầu Hang (thị xã Sơn Tây).
Công trình công cộng được đề nghị đặt tên là cầu Nhật Tân (cầu chính dài trên 3.750 m; đường dẫn 5.170 m; rộng 33,2 m) có điểm đầu phường Phú Thượng, quận Tây Hồ và điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km7 100, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.
Cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu Nhật Tân được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
Trước đó, Đại sứ quán Nhật Bản đã đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt - Nhật. Lí do được đưa ra nhằm đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Quang Phong
Theo Dantri
Quy hoạch Tây Nguyên làm một cao nguyên xanh bền vững Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến 2030 xác định xây dựng khu vực giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh, một cao nguyên xanh có môi trường sinh thái bền vững. Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định...