Đừng nghĩ nền kinh tế đã phục hồi
Tại buổi thảo luận tổ sáng nay 24/10, nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình về bản đánh giá về tình hình kinh tế – xã hội của Chính phủ. Bởi nền kinh tế đang cực kỳ khó khăn, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể là rất lớn.
Mở đầu cho màn tranh luận sôi nổi về tình hình kinh tế – xã hội diễn ra tại đoàn TPHCM sáng nay, TS.Trần Hoàng Ngân đồng tình một phần với báo cáo mà Chính phủ đưa ra hôm khai mạc Quốc hội. Bởi năm 2012 là năm suy giảm tăng trưởng kinh tế sâu nhất trong 13 năm qua, với mức dự kiến khoảng 5,2% và sự suy giảm này do ảnh hưởng một phần không nhỏ từ những khó khăn trên thế giới.
Nhưng theo TS. Ngân, Chính phủ đừng xem đó là tình hình đã phục hồi, chúng ta đang cực kỳ khó khăn, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể rất lớn… dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp, an sinh xã hội, nợ xấu ngân hàng tăng cao, khiến tổng vốn đầu tư xã hội giảm, dư nợ nền kinh tế tăng 2,5%.
Số liệu báo cáo của Chính phủ cho thấy, tính đến 20/9/2012, tổng số doanh nghiệp đã giải thể hoặc dừng hoạt động là 40.190 doanh nghiệp, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011 trong đó có 6.593 doanh nghiệp giải thể và 33.597 doanh nghiệp dừng hoạt động. Về số liệu lao động, việc làm, trong 8 tháng đầu năm, đã có hơn 345,5 nghìn người đăng ký thât nghiêp, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2011 298,5 nghìn lao đông nôp hô sơ đê nghị hưởng bảo hiêm thât nghiêp. Những địa phương có người hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất là TPHCM , Bình Dương, Đồng Nai và Hà Nội.
Video đang HOT
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.
Chia sẻ tại buổi thảo luận, TS.Trương Trọng Nghĩa cho biết, ông không thực sự lạc quan với đánh giá về tình hình kinh tế – xã hội của Chính phủ. Chính phủ cần làm rõ các chỉ tiêu không đạt được, đặc biệt chỉ tiêu đầu tư xã hội không đạt là vì sao? “Điều này rất đáng lo ngại. Kinh tế suy yếu là do một bộ phận của bộ máy quan liệu vô cảm, không nhận thấy tình hình rất xấu. Cảm nhận của tôi là không thấy các Bộ ngành như Tài chính – Công Thương … có những sáng tạo đột phá trong điều hành để đưa nền kinh tế đi lên”.
Để nền kinh tế khắc phục được “yếu kém và bệnh tật”, theo ông Nghĩa điều quan trọng nhất là lực lượng chủ công (các doanh nghiệp) phải bình phục trở lại và hoạt động bình thường. Nếu như nền kinh tế vẫn vận hành như thời gian qua, theo lo ngại của vị đại biểu này, đến năm 2013, nguy cơ đối với nền kinh tế là rất lớn.
Đại biểu Trần Du Lịch.
Còn theo TS.Trần Du Lịch, nền kinh tế vẫn còn trì trệ nhưng đến năm 2013 sẽ sáng sủa hơn. Nhưng báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội đưa ra hôm khai mạc được trình bày không khoa học, thiếu sự phân tích bản chất của các hiện tượng. Những yếu kém của nền kinh tế năm nay là hệ quả của khó khăn kéo dài suốt 5 năm qua (từ năm 2008). Các giải pháp vừa qua, cả về tiền tệ lẫn tài khóa cũng chỉ là xử lý tình thế mà không có giải pháp căn cơ như làm sao để chống nhập siêu, lạm phát… Tất cả những vấn đề này tích đến năm 2011, khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt làm cho nền kinh tế bộc lộ đúng bản chất, mà theo so sánh của ông Lịch là “giọt nước tràn ly”.
Dù không đồng thuận với những đánh giá về nền kinh tế của Chính phủ, nhưng theo các đại biểu, một trong những điểm sáng hiện nay là cán cân thương mại đã cải thiện, với khả năng cả năm chỉ nhập siêu 1 tỷ USD sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, giúp thặng dư trên 3 tỷ USD.
“Điều này sẽ góp phần tăng dự trữ ngoại hối, giúp nền kinh tế có thêm một kháng thể, sức khỏe tốt để lo tập trung giải quyết nợ xấu. Điểm nữa là tỷ giá lâu nay là con ngựa bất kham, nhưng hiện nay đang kiểm soát tốt”, TS.Ngân đánh giá.
Cũng theo TS. Ngân, một trong những điều quan trọng hiện nay là Chính phủ, cụ thể là Thủ tướng nhìn thấy khuyết điểm, thành khẩn nhận lỗi trước Quốc hội. Một khi bộ máy Chính phủ đã thành khẩn, nhìn nhận khuyết điểm, yếu kém, chân thành, cầu thị, tạo niềm tin, từ đó đồng thuận để tìm ra giải pháp. “Trước khi đi họp tôi đã rất lo lắng, nhưng sau khi Thủ tướng phát biểu, nhìn nhận, xin lỗi Quốc hội, trước toàn Đảng toàn dân về yếu kém của Chính phủ trong lãnh đạo quản lý điều hành, tôi nhìn thấy điểm sáng phía trước của nền kinh tế”.
Theo Dantri
Khó có thể tăng lương trong năm 2013
Do tình hình kinh tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn, dự báo năm 2013 sẽ tiếp tục khó khăn hơn nữa nên căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, Chính phủ dự kiến không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình vào năm 2013.
Trước đó, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 16.10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Theo lộ trình của Chính phủ thì vào ngày 1.5.2013 sẽ tăng lương tối thiểu. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu chi tăng lương theo đúng lộ trình đã đề ra theo kế hoạch, thì Nhà nước cần chi khoảng 60.000 - 65.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2013.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Việc có tăng lương hay không Chính phủ cần cho biết sớm, để các doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị.
Riêng vấn đề lương tối thiểu tại khu vực doanh nghiệp, theo đề án trước đó được Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội trình Chính phủ, mức tăng dự kiến trong năm 2013 là từ 1,4 - 1,7 triệu (tùy loại hình doanh nghiệp) lên 2 - 2,4 triệu đồng.
Về vấn đề này, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban các Vấn đề xã hội của QH - cho rằng đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, đời sống của khoảng 22 triệu người lao động.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa công bố. Theo bà Mai, đây là thời điểm thích hợp công bố lộ trình tăng lương để các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án cho năm sau. Trả lời câu hỏi trên, đại diện Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội cho biết, đề án đã hoàn thành nhưng đang đợi Chính phủ phê duyệt, dự kiến sẽ công bố trong tháng 10. Vì vậy, bộ chưa thể công khai chi tiết đề án vào thời điểm hiện nay.
Theo laodong
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: TTXVN Chiều 15/10, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bế mạc sau 15 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Thành công của Hội nghị có phần đóng góp rất quan trọng...