Dừng mua xe công, tiết kiệm 56 tỷ đồng
UBND TP Hà Nội vừa ban hành chương trình hành động tăng cường tiết kiệm chống lãng phí.
Theo đó, năm 2013, TP tạm thời chưa bố trí kinh phí mua xe ô tô theo chức danh. Đối với xe ô tô chuyên dùng, chỉ ưu tiên bố trí dự toán mua xe phục vụ phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, xe cứu thương, xe tang. Theo dự toán năm 2013, TP đã cắt giảm được 72 ô tô với số tiền ước tính trên 56,2 tỷ đồng. TP cũng sẽ tăng giao ban trực tuyến, giảm tối đa việc tổ chức họp tập trung để tiết kiệm chi phí tổ chức họp, đi lại, ăn ở của các đại biểu.
Trong năm 2013, ngân sách TP sẽ không bố trí kế hoạch vốn cho xây dựng mới trụ sở của các cơ quan TP và các quận, huyện, thị xã; cắt giảm hoặc dừng đi công tác… để đầu tư cho phát triển.
Theo ANTD
Cấm tặng quà Tết sếp: Khó xử lý
Quà Tết theo văn hóa truyền thống đang bị lợi dụng biến tướng thành những món quà vụ lợi, thứ bôi trơn cho các vụ "chạy"...
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, nhận định như vậy khi bàn về Chỉ thị nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên mới đây của Ban Bí thư.
- Ông nghĩ gì về bối cảnh khi Ban Bí thư ra Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian này?
Khi kinh tế đất nước khó khăn, chưa nói gì tới vùng sâu vùng xa, mà ngay ở Thủ đô đây thôi, nếu chúng ta đi vào từng đường làng, góc phố cũng sẽ thấy rất nhiều cảnh đời còn đang khó khăn.
Video đang HOT
Chỉ thị trên chính là một trong những những việc làm cụ thể nhằm thực hiện chủ trương Nghị Quyết TƯ 4. Vấn đề này cũng không phải là mới khi trước đó, chúng ta có Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, song song với đó là Luật Phòng chống tham nhũng.
Nhân dân mong đợi Đảng và tất cả cán bộ đảng viên nói phải đi đôi với làm. Hiện nay còn một số vấn đề chưa thấy công bố theo tinh thần triển khai NQ TƯ 4. Chính vì thế, để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị lần này, cần phải quán triệt tới thủ trưởng từng cơ quan, ban ngành. Sau dịp Tết Quý Tỵ, cơ quan chức năng cần phải công khai thống kê kết quả việc thực hiện tiết kiệm có định lượng và định tính rõ ràng cho người dân được biết.
Ông Vũ Quốc Hùng: khó có thể xử lý những biến tướng của quà Tết
- Nói về chuyện cấp dưới tặng quà cấp trên lâu nay vẫn được coi như một thứ văn hóa "lấy lòng". Ai có thể đứng ra giám sát? Vậy chỉ thị này có mang tính khả thi?
Người giám sát chính là nhân dân, và bản thân các cấp tổ chức Đảng phải là lực lượng chính. Thiết nghĩ trừ khi quan chức ở ốc đảo chứ nếu không thì tổ chức đảng cơ sở quanh khu dân cư đều dễ biết. Đây là một chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của Đảng, nếu các tổ chức Đảng, lãnh đạo các cấp ủy không thực hiện tự giám sát nghiêm minh thì càng làm mất niềm tin của nhân dân.
- Song Chỉ thị mới cấm chứ chưa đưa ra hình thức xử lý cụ thể?
Trong Quy định về những điều đảng viên không được làm đã nêu rõ: không được làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
Đảng viên vi phạm Quy định này phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Vậy trong quá trình công tác tại Ủy Ban Kiểm tra TƯ Đảng, ông có từng chứng kiến trường hợp cán bộ lãnh đạo nào bị xử lý khi nhận quà biếu tặng?
Có chứ! Tôi cũng từng chứng kiến không ít người vì trót nhận món quà xuất phát từ những quan hệ nhạy cảm nên họ đã trả lại phía bên kia một cách êm ái hoặc đưa vào quỹ chung.
Tôi nhớ rõ về tiền lệ ngày anh Phạm Văn Trà làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã từng xử lý một giám đốc công ty than Đông Bắc tới tặng quà không chính đáng. Khi phát hiện ra sự việc, anh Trà đã gọi vị giám đốc tới trả lại quà một cách công khai và phê bình nghiêm túc.
- Ranh giới giữa tình cảm trong sáng với vụ lợi là khó phân biệt. Vậy để xử lý cũng rất khó?
Xét về mục đích vụ lợi thì biếu tặng và nhận quà cũng là biểu hiện của tham nhũng.
Suy cho cùng, không có thứ luật nào bao hết hoạt động, chế định hành vi 24/24h của con người bằng chính luật lương tâm. Việc này chỉ có 2 người biết, đó là người tặng và người được tặng. Nếu chính họ cũng không cần biết nữa, không còn bị lương tâm, trách nhiệm chi phối nữa thì rõ ràng họ đã không còn liêm sỉ...
Đáng buồn là xã hội ngày nay còn có những loại người coi quà cáp như một nguồn thu nhập của cuộc sống, không cần biết nguồn quà kia có từ đâu. Tặng quà sếp dường như đã trở thành trào lưu mà trong đó những cán bộ nghèo, muốn được yên thân cũng phải còng lưng gom góp để nhập trào lưu ấy cho bằng được!
Tuy nhiên dù sao tôi vẫn tin vào những người có lương tâm trách nhiệm sẽ làm cho Chỉ thị đi vào cuộc sống.
- Thực tế, kênh giám sát của nhân dân chỉ là kênh tham khảo. Trong khi đó vai trò giám sát các cơ quan, đoàn thể các cấp lại còn rất nhiều hạn chế. Ông nghĩ sao về thực trạng này?
Khi còn đương chức, tôi cũng từng nhận được nhiều thông tin tố cáo phản ảnh, và đã cho kiểm tra... Theo đó, nhiều trường hợp tố cáo là đúng song số thông tin đồn đại cũng không phải là ít.
Thực ra, chờ tố cáo đã là thụ động, cơ quan chức năng cần phải chủ động bằng việc tìm hiểu, nắm bắt tình hình cụ thể, nhưng cái khó ở đây là không phải rình mò để có được thông tin. Tặng quà ngày Tết là những biểu hiện tế nhị của tình cảm nên không thể can thiệp thô bạo nhưng cũng không thể bỏ qua những biến tướng của nó. Tóm lại để xử lý rõ ràng trong câu chuyện này quả là không đơn giản.
Thực tế cho thấy, những món quà tình cảm trong sáng của văn hóa truyền thống lại đang bị lẫn lộn với những món quà mang tính vụ lợi, lấy lòng, là thứ bôi trơn gắn với các vụ "chạy".
Trận tranh đấu loại trừ thói hư, tật xấu trong mỗi con người là trận đấu không có trận tuyến và vô cùng khó khăn. Hôm nay có thể là người tốt nhưng ngày mai không còn tốt nữa; hôm nay còn mới bước chân vào công việc nhưng ngày mai có thể anh sẽ có nhiều ham muốn và trở nên tham lam... Đó là chưa kể tới việc gia đình, con cái, anh em đòi hỏi: một người làm quan cả họ được nhờ... Thoát khỏi thực tế đó đòi hỏi phải có bản lĩnh, còn nếu anh chấp nhận thì quả là điều nguy hiểm. Thực tế đã chứng minh việc sai trái nếu để diễn ra lâu sẽ thành việc bình thường...
Đây là trăn trở của tôi và rất nhiều người. Mong mỏi các cơ quan chức năng hãy thể hiện hết vai trò, trách nhiệm để Chỉ thị đạt hiệu quả. Nếu không thực hiện được thì rõ ràng đã chứng tỏ thêm một việc nữa lại làm mất niềm tin của người dân.
Xin cảm ơn ông!
Nhân dịp tết Ất Dậu (2005), trong công điện khẩn gửi các bộ ngành, địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần việc nghiêm cấm mang hoa, quà, tiền tặng cho cấp trên. Trước đó, khi nói về "hủ tục" trong bộ máy công quyền, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho biết: "Các cơ quan Quốc hội, cấp dưới không đến nhà cấp trên để chúc Tết. Đối với Văn phòng Quốc hội thì tất cả chuyên viên lẫn cấp vụ, cấp thứ trưởng không đến nhà Chủ nhiệm. Đi như thế, tiền xe cộ, xăng xe, quà cáp phần lớn cũng là tiền của dân. Mà nếu quà cáp cá nhân cũng rất phiền cho lãnh đạo cấp trên". Từ đây, ông An có thơ rằng: "Ngày tết - ngày hội họ gia/Cấp dưới không phải đến nhà cấp trên!"
Theo 24h
Hà Nội thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành chính sách tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn. Theo kế hoạch trong năm 2013, thành phố không bố trí ngân sách xây trụ sở mới. Đơn vị, tổ chức, cá nhân gây lãng phí trong đầu tư sẽ bị truy trách nhiệm. Theo UBND thành phố Hà Nội, việc tăng cường...