Dũng ‘mặt sắt’ liên kết với giang hồ đất Cảng để “thị uy” (kỳ 5)
Dũng cho đàn em đứng ở các đầu đường nối giao nhau, buộc hàng của doanh nghiệp phải qua đó, nếu chủ hàng không “làm luật” với Dũng, Dũng cho đàn em quậy tới bến.
Sau khi trở thành “ông trùm” giang hồ vùng biên thực thụ, oai hơn cả đại ca mình đã lật kèo, bội nghĩa, tự thấy cái sự mafia có thể làm được tất cả, Dũng “mặt sắt” bất chấp những cảnh báo, hệ luỵ khó lường và cả chuyện có thể “ăn cơm nhà lạnh” vươn cái “”vòi bạch tuộc”" về Hải Phòng, nơi mà theo Dũng làm thủ tục tạm nhập hàng hóa để tái xuất đi nước thứ ba dễ như trở bàn tay.
Mục tiêu của Dũng “mặt sắt” là dựa vào lực lượng giang hồ sẵn có và mối quan hệ giang hồ của em rể tại đất Cảng cộng với tiền để hình thành một quy trình tạm nhập, tái xuất hàng lậu khép kín. Dũng muốn thu bộn tiền, còn đàn em phục vụ được ban chút nghĩa, tý tiền lẻ để sống, chơi bời, cán bộ làm công cụ kiếm tiền, VIP là nấc thang để tiền của Dũng chồng cao hơn.
Khó chịu với “mắt cú” của giang hồ
Người thạo tin nói rằng, nếu Dũng là một doanh nhân thực thụ thì hay biết bao. Tên này có “cái nhìn ra tiền” rất nhanh nhưng phương pháp để đạt được tiền thì đúng là giang hồ cộm cán nên phải vào khám cũng chẳng lạ.
Điều đáng lưu tâm, mặc dù trên địa bàn Hải Phòng có rất nhiều chi cục hải quan làm thủ tục tạm nhập tái xuất nhưng trong những năm vừa qua, doanh nghiệp do Dũng “mặt sắt” và em rể hoạt động, chỉ chủ yếu làm thủ tục tạm nhập rồi tái xuất ở cửa khẩu Hải quan KV3 – cục Hải quan Hải Phòng.
Hàng loạt siêu xe của Dũng “mặt sắt” nằm đắp chiếu, phủ đầy bụi.
Dũng cho đàn em đứng ở các đầu đường nối giao nhau, buộc hàng của doanh nghiệp phải qua đó, nếu chủ hàng không “làm luật” với Dũng, Dũng cho đàn em quậy tới bến để hàng của chủ hàng đó không còn nguyên vẹn; báo cơ quan chức năng kiểm tra; rồi thì khi vào đến cửa khu làm thủ tục, sẽ có người gây khó khăn, xảy ra chuyện bất ngờ, không thể làm thủ tục được. Dũng còn trắng trợn đến mức, sai đàn em vứt hàng cấm, hàng lậu vào hàng của chủ hàng không “qua tay” Dũng, báo cơ quan bảo vệ pháp luật kiểm tra, bắt hàng…
Người thạo tin nhận định: Những kiểu hàng tạm nhập, tái xuất, nếu có tin báo, kiểm tra thì thường bị ách lại, vì có nhiều vấn đề. Nhiều chủ hàng đã bỏ hàng để chạy lấy người khi lô hàng tạm nhập, tái xuất ấy có vấn đề thực khi cơ quan chức năng kiểm tra. Còn hàng xuất trực tiếp của doanh nghiệp đi nước ngoài bình thường thì Dũng có “nổ” đến mấy cũng không làm gì được họ. Dũng chỉ trắng trợn đòi “bảo kê” hàng lậu, hàng tạm nhập, tái xuất. Vì Dũng “thám” được rằng, những lô hàng tạm nhập, tái xuất và hàng lậu mới có vấn đề.
Video đang HOT
Để ăn chặn tiền của doanh nghiệp một cách trắng trợn mà lại có gì đó hợp pháp (theo suy nghĩ của giang hồ – PV), Dũng cho thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng.
Đàn em của Dũng là nhân viên công ty. Ngoài ra, để hoạt động ăn chặn được “thường xuyên” và “thông thương”, Dũng “bắt tay” với một cán bộ hải quan thải hồi, trả lương cao cho người này để người này chỉ việc ngồi, rồi chỉ điểm và vạch lỗi của hải quan để Dũng “hành” họ.
Từ đó, Dũng lùa hết các doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất phải qua chi nhánh công ty làm “thủ tục bảo lãnh”, đóng phí. Sau đó, chỉ cần một đàn em của Dũng hoặc một cú điện thoại là hàng của chủ đã đóng phí, làm “thủ tục bảo lãnh” được thông thương. Dũng đã “sử dụng” nhân viên hải quan như công cụ để kiếm bộn tiền cho mình.
Trụ sở công ty của Dũng “mặt sắt” là bình phong để gã bôn tẩu giang hồ.
Buôn lậu ô tô theo đường tạm nhập, tái xuất
Theo đàn em của Dũng “mặt sắt”, Dũng luôn mơ ước thành “ông trùm” buôn lậu ô tô, nhất là xe siêu sang. Đã sống trên núi tiền nhưng Dũng vẫn thích phải sống trên cả một xưởng xe ô tô siêu sang. Thế là một công ty mới được thành lập chỉ phục vụ cho mục đích nhập lậu siêu xe.
Đàn em của Dũng thừa nhận, cái xe ô tô chống đạn của Dũng cũng là xe nhập lậu, là xe trong “công” hàng tạm nhập, tái xuất. Một số phụ kiện khác thì trên phà, qua cửa khẩu Lục Chắn, vào Móng Cái. Nhiều siêu xe khác của Dũng cũng về Móng Cái qua cửa khẩu này.
Người thạo tin thừa nhận, Dũng sử dụng đồng tiền rất đúng mục đích. Tại đất Mỏ, Dũng đưa VIP vào ma trận của mình để đạt mục đích, tại đất Cảng, ngoài tiền, Dũng còn dùng giang hồ để đối phó. Tất cả những siêu xe, xe ô tô nhập lậu đến cả trăm chiếc mà cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ ấy là hàng nhập lậu. Nó ở trên phà, được phủ bằng vải bạt (che mưa, che nắng – PV) đơn sơ rồi qua cửa khẩu Lục Chắn, lượn lờ trên sông, vào Móng Cái, về kho của Dũng.
Thực chất, những lô hàng ô tô lậu của Dũng vẫn có tỳ vết nhưng được cán bộ công ty nguyên là cán bộ hải quan bị sa thải “phù phép”. Tên người làm công ăn lương của Dũng đã chỉ đạo cán bộ hải quan, bỏ qua các lỗi – thực chất là làm sai quy trình thủ tục hải quan đối với các lô hàng nhập lậu.
Hàng hóa tạm nhập-tái xuất gửi kho ngoại quan phải được niêm phong kẹp chì tại kho ngoại quan trước khi làm thủ tục tái xuất. Đối với những lô hàng nhập lậu của Dũng “mặt sắt”, mặc dù được khai báo là hàng gửi kho ngoại quan nhưng vẫn được niêm phong kẹp chì ngay tại bãi cảng, rồi được nhân viên thi hành nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ sau.
Vì thế, những siêu xe do doanh nghiệp của Dũng làm thủ tục tạm nhập tái xuất bị phát hiện cũng là những lô xe ôtô tạm nhập-tái xuất lậu. Số xe này đã được tân trang lại tình trạng kỹ thuật cũng như hồ sơ pháp lý từ nước ngoài trước khi được nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức tạm nhập, rồi tái xuất lậu đi nước thứ ba qua khu vực TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Thành Nam
Theo_Người Đưa Tin
Quy định mới về gia hạn hộ chiếu của công dân Việt Nam
Nghị định mới đã sửa đổi, bổ sung về các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; về thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh cũng như một số đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015.
Quy định mới về gia hạn hộ chiếu
Về thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, thay vì quy định việc gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày thì Nghị định 94 sửa đổi, bổ sung như sau: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Thời hạn hộ chiếu thuyền viên cũng được tăng từ 5 năm lên 10 năm. Cụ thể, Nghị định 94 quy định: Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. (Trước là được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm).
Trẻ em được chung hộ chiếu với bố mẹ
Quy định về các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, Nghị định 94 nêu rõ, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được cấp riêng cho từng công dân.
Về hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi, Nghị định 136 quy định: Hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn.
Nội dung này đã được sửa đổi tại Nghị định 94 như sau: Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Như vậy, trường hợp này hộ chiếu không bị giới hạn đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi.
Trẻ em dưới 9 tuổi (quy định cũ là 14 tuổi) được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Nghị định 94 cũng bổ sung quy định: Hộ chiếu ngoại giao cấp cho con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định này và hộ chiếu công vụ cấp cho con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này có thời hạn từ 1 đến 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không được gia hạn.
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không cấp cho những người thuộc diện quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này khi được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng.
Theo Nghị định 94/2015/NĐ-CP, đối tượng thuộc khoản 10 Điều 6 là những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Đối tượng thuộc khoản 4 Điều 7 là vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Phát hiện bé gái 11 tuổi bị thiểu năng sinh con Trong khi làm thủ tục nhập khẩu cho một bé sơ sinh, cán bộ Công an phát hiện người mẹ của đứa trẻ đó chỉ 11 tuổi và bị thiểu năng trí tuệ. Nguồn thông tin từ cơ quan CSĐT Công an quận 5 cho hay, đang điều tra về vụ việc bé gái 11 tuổi bị thiểu năng trí tuệ bị phát...