Dung mạo và cuộc sống cổ tích của hoàng tử đẹp trai, đào hoa nhất châu Âu
Cả vẻ đẹp lẫn cuộc sống của Pierre Casiraghi – hoàng tử Monaco – đều giống như trong truyện cổ tích, kể cả cuộc hôn nhân hoàn hảo với người vợ vốn là nhà báo.
Pierre Casiraghi tên đầy đủ là Pierre Rainier Stefano Casiraghi, sinh năm 1987, là con trai của công chúa Caroline Louise Marguerite Grimaldi và Stefano Casiraghi – doanh nhân người Italy.
Pierre mồ côi cha lúc 3 tuổi. Cha anh bị giết trong cuộc đua thuyền máy ngoài khơi Monaco năm 1990. Sau đó, gia đình anh chuyển đến St Remy de Provence (miền nam nước Pháp) rồi đến Fontainebleau, thuộc khu vực đô thị của Paris.
Sau khi tốt nghiệp trung học ở Pháp, Pierre Casiraghi chuyển đến Milan (Italy) học chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Kinh tế tại ĐH Bocconi. Hoàng tử thông thạo tiếng Pháp, Italy, Anh và biết một chút tiếng Đức.
Tốt nghiệp 3 năm sau đó, hoàng tử trở thành doanh nhân. Anh là cổ đông chính của công ty xây dựng ENGECO do cha mình thành lập năm 1984 và công ty MONACAIR thành lập năm 1988, chuyên về dịch vụ hàng không.
Anh cũng là nhà từ thiện nổi tiếng của Monaco.
Hoàng tử Pierre Casiraghi là tay chơi thể thao cừ khôi, người cực kỳ yêu thích môn đua thuyền trên bờ.
Cuộc đua có thể diễn ra vào ban ngày hoặc ban đêm, thậm chí diễn ra đến vài ngày.
Môn thể thao này thể hiện sự mạo hiểm và giàu có của người tham gia, bởi thuyền đua và các thiết bị bên trong rất đắt đỏ.
Pierre Casiraghi liên tục giành chiến thắng trong cuộc đua thuyền Palermo – Montecarlo các năm 2013 và 2014.
Video đang HOT
Năm 2017, anh tham gia cuộc đua Fastnet, một trong những cuộc đua cổ điển ở ngoài khơi. Anh cùng đồng đội Boris Herrmann giành vị trí thứ 3 trong cuộc.
Thay cho vẻ đẹp cổ điển thường ngày, vẻ nam tính mạnh mẽ của hoàng tử lộ rõ khi đua thuyền.
Pierre Casiraghi còn là tay đua xe có tiếng, thành viên cuộc đua xe cổ điển được tổ chức hằng năm có tên Monte Carlo Rally.
Được mệnh danh là hoàng tử đẹp trai nhất châu Âu, chàng trai đào hoa nhất hoàng gia, quanh Pierre Casiraghi luôn có rất nhiều phụ nữ đẹp.
Tuy nhiên, trái tim anh lại thuộc về Beatrice Borromeo. Họ gặp nhau năm 2008 khi đang học đại học tại Milan.
Beatrice Borromeo là nhà báo, MC truyền hình nổi tiếng ở Italy.
Beatrice Borromeo tốt nghiệp Cử nhân Luật của ĐH Bocconi năm 2010, tốt nghiệp Thạc sĩ Báo chí tại ĐH Columbia năm 2012.
Sau 7 năm yêu nhau, Pierre Casiraghi cầu hôn với chiếc nhẫn kim cương màu hồng.
Hôn lễ diễn ra ngày 25/7/2015 tại khu vườn trong cung điện Hoàng gia Monaco. Một tuần sau, nghi lễ kết hôn theo tôn giáo được tổ chức tại đất nước của cô dâu – quần đảo Borromean nằm trên hồ Maggiore.
Cô dâu từng chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc nếu Pierre trở thành cha của con tôi”. Và điều đó đã trở thành hiện thực.
Mẹ đơn thân gặp "mùa Xuân thứ 2" ở tuổi 48, quyết định "chấn động" chỉ 7 ngày sau cuộc hẹn đầu tiên
Chỉ sau hai lần gặp, họ xác định tình cảm với nhau. Chị Hương nói thẳng với Didier về điều kiện của mình. Nếu muốn cả hai ở bên nhau, chị muốn có đám cưới chứ không phải chỉ dọn về sống chung.
Định mệnh thật biết cách sắp xếp. Đôi khi, chúng ta chẳng hề biết được rằng người đàn ông mình gặp sẽ là chồng tương lai. Nếu không thú vị, bất ngờ thì đã chẳng phải là tình yêu. Một người phụ nữ sau ly hôn đã được mai mối bạn trai mới. Câu chuyện tình của họ thật khiến người khác phải trầm trồ.
7 ngày đã "về chung một nhà"
Chị Nguyễn Thu Hương đã kể về câu chuyện hôn nhân thứ hai của mình. Chị Hương 51 tuổi, sinh sống cùng vợ chồng con gái tại Sài Gòn. Ông xã chị là Didier, sống tại New Caledonie, một lãnh thổ đặc biệt của Pháp nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, cách Việt Nam 15 giờ bay.
Tháng 9/2017, chị Hương đến đảo New Caledonie (NC) 3 tháng để du lịch. Đó là nơi mà ba mẹ chị sinh ra, còn rất nhiều họ hàng nội ngoại sinh sống ở đó.
Chị kể: "Sang bên ấy, họ hàng ai cũng muốn mình đi bước nữa vì thấy số long đong quá. Bởi vậy, sang được 3 tuần thì người chị họ có mời một người bạn sang chơi, có ý giới thiệu cho mình. Khi ấy tiếng Pháp của mình rất tệ nhưng đã ngồi nói chuyện với anh cả buổi tối. Lúc tạm biệt, anh hẹn tối thứ 7 muốn đón mình đi chơi và ghé thăm nhà anh ấy".
Đó chính là lần đầu tiên chị Hương và anh Didier gặp nhau. Didier lúc đó 50 tuổi, chưa từng lập gia đình. Chị Hương 48, đã ly hôn được 2 năm. Chị ấn tượng ở anh cái cách nói chuyện nhẹ nhàng, kiên nhẫn trong lần gặp đầu tiên.
"Ở cuộc hẹn thứ 7, anh qua đón nhưng vẫn mặc nguyên đồ đi làm, chắc sợ mình chờ lâu nếu về thay đồ. Anh đưa mình về nhà, thăm căn hộ nhỏ nhưng ấm cúng đó. Trong phòng có nhiều đồ trang trí theo phong cách Á Đông. Sau này, mình biết anh có nhiều bạn người Indonesia và Việt Nam. Anh đưa mình đi uống cà phê ở quán ven biển, lãng mạn lắm, cứ như yêu lần đầu tiên", chị Hương kể.
Chỉ sau hai lần gặp, họ xác định tình cảm với nhau. Chị Hương nói thẳng với Didier về điều kiện của mình. Nếu muốn cả hai ở bên nhau, chị muốn có đám cưới chứ không phải chỉ dọn về sống chung. Hơn nữa, chị cũng không thể sinh con nữa. Anh đồng ý toàn bộ.
Chị Hương kể tiếp: "7 ngày sau bữa đi chơi riêng đầu tiên, mình đồng ý dọn qua căn hộ của anh ấy ở. Suốt 2 tháng ở đó, anh ấy kiên nhẫn với mình rất nhiều vì rào cản ngoại ngữ. Nhiều lúc cả hai phải dùng Google dịch.
Những ngày tháng ấy mình thật sự hạnh phúc, ngày ngày anh đi làm, mình ở nhà lo cơm nước, rảnh thì xem phim, nghe nhạc, đọc sách, học tiếng Pháp... Sáng nào anh đi làm mình cũng đứng ở ban công cho đến khi thấy cánh tay giơ lên vẫy khi xe đến lối rẽ, mình mới quay vào".
Hình ảnh về cặp đôi Thu Hương - Didier.
Trái tim của người đàn bà đã ly hôn yêu lại thêm một lần nữa. Nhất là khi anh Didier tôn trọng tất cả những gì chị Hương làm cho. Những món ăn chị nấu, anh đều khen ngon rồi chụp ảnh gửi khoe bố mẹ bên Pháp.
Chị Hương kể tiếp: "Mình cứ ở nhà một mình nên anh sợ mình buồn, cứ vài ngày lại hỏi có muốn đi thăm họ hàng không, có muốn đi cà phê không. Sau đó anh chở đi luôn rồi mới đi làm dù quán hay nhà họ hàng đều ngược đường anh đi cả.
Có lần anh bị ốm cả tuần, cuối tuần anh bảo chở mình đi siêu thị nhưng lại chở lên núi ngắm cảnh. Anh bảo sợ mình ở nhà suốt thì buồn, đến đoạn đường xóc mình thấy anh nhăn mặt vì đau thì vừa thương, vừa giận".
Suốt 2 tháng ở đảo, chị Hương rất hạnh phúc. Ở tuổi 48, chị tìm thấy "mùa Xuân thứ hai" và người đàn ông ấy khiến chị tìm lại được sự lãng mạn, ngọt ngào như tình yêu đầu tiên.
Cuộc hôn nhân thứ 2 và hơn 18 tháng không gặp
Rồi cũng đến ngày chị Hương phải về Việt Nam sau chuyến du lịch. Tháng 12/2017, chị quay lại Sài Gòn. Từ đó, một ngày hai lần anh đều gọi điện về hỏi han, động viên chị.
"Lúc đầu, con gái mình nói mới gặp mẹ biết người ta thế nào mà đã vội kết hôn, mình bảo mẹ đủ từng trải để nhìn nhận một người và mẹ nghe theo cảm nhận của trái tim. Và đúng là trái tim mình mách bảo không sai, càng ngày mình càng yêu anh hơn, mỗi ngày nhiều hơn một chút.
Đây hẳn không phải là tình yêu sét đánh mà là tình yêu trải dài theo ngày tháng, được xây bằng những viên gạch chắc chắn mang tên đợi chờ", chị tâm sự.
Bố mẹ chú rể cũng mặc áo dài trong ngày cưới.
Khi ấy, họ ở xa nhưng vẫn lên kế hoạch cho việc kết hôn. Didier là con một nên bố mẹ anh rất muốn về Việt Nam dự đám cưới. Đợi đến khi hai ông bà sắp xếp xong xuôi, tháng 9/2018, hôn lễ của chị và anh được tổ chức ở Hà Nội.
Chị Hương kể: "Mẹ mình ở Ba Lan, em gái ở Anh, em trai Sài Gòn, em gái út ở Hà Nội đều về dự được cả. Họ hàng nội ngoại cũng đến đông. Hôm đó, mình rất hạnh phúc. Mình rất tiếc không thể sinh con nữa, nhìn anh yêu trẻ con mà thương quá. Trước hôm đám cưới mình rất vui khi anh chơi đùa với cháu ngoại mình, nó không hay tiếp xúc với người lạ vậy mà đã để cho ông bế, ông xúc cho ăn".
Trong một tháng tiếp theo, chồng và bố mẹ chồng chị còn ở Hà Nội. Họ đã cùng đi thăm thú nhiều nơi. Hai ông bà có một quyển sách viết về Việt Nam bằng tiếng Pháp, có lẽ đã nghiên cứu rất kỹ từ trước.
Sau đám cưới, Didier quay lại đảo và kể từ đó, anh chị đã có gần 18 tháng không gặp nhau.
"Vì tình yêu anh dành cho mình cứ bền bỉ qua từng ngày từng tháng, nó cứ thấm dần trong tim mình làm cho mình chưa từng có ý nghĩ vì cách trở anh sẽ rời bỏ mình. Không biết có phải mình hơi lạc quan quá không khi mà mình đã không gặp anh ấy từ cuối tháng 9/2018".
Nguyên do cho sự xa cách lâu dài là bởi các giấy tờ thủ tục. Sau khi xin giấy tờ xong xuôi, chị lại mắc bệnh nặng vào năm 2019. Khi đó, vì xa cách lâu, thương anh đợi chờ, chị Hương từng nghĩ đến chuyện "giải phóng" cho anh nhưng không đủ can đảm để nói. Sau khi ốm liệt giường khỏe lại, tình hình dịch bệnh khiến kế hoạch đoàn tụ của chị bị tạm hoãn.
"Anh kiên trì chờ đợi lắm, ngày ngày đều gọi điện hỏi thăm, an ủi mình. Con gái mình là đứa kín tiếng, kiệm lời mà còn phải thốt lên rằng chưa thấy ai kiên trì như bác ấy", chị kể.
Hiện tại, hai vợ chồng chị vẫn ngày ngày nhắn tin, gọi điện cho nhau. Họ cùng học tiếng và chờ đợi đến ngày vợ chồng đoàn tụ.
Có những câu chuyện tình khiến người ta tin rằng tình yêu luôn có ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào. Hi vọng rằng, vợ chồng chị Hương sẽ sớm gặp lại nhau và tiếp tục cuộc sống hạnh phúc sau nhiều trắc trở cuộc đời.
An Thanh
Chứa đầy những tình tiết phi logic, liệu bố mẹ có nên cân nhắc khi cho con đọc những câu chuyện cổ tích? Một bà mẹ đã chia sẻ quan điểm của mình lên diễn đàn mạng xã hội về việc truyện cổ tích của Andersen có thể khiến tư duy của trẻ lệch lạc. Kể truyện cổ tích cho con nghe vốn là thói quen từ xưa của nhiều bậc phụ huynh vì có chung suy nghĩ: Truyện cổ tích là thể loại phù hợp...