Dùng màn hình cong chơi game có “sướng” không?
Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người luôn luôn thắc mắc.
Là một sản phẩm tương đối phổ biến trong những năm trở lại đây, màn hình cong không chỉ được ứng dụng vào các TV, nó cũng dần trở thành tiêu chuẩn trên bàn desktop của nhiều cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được những lợi ích của màn hình cong so với màn hình phẳng trong nhiều trường hợp khác nhau. Do vậy, bài viết hôm nay sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về cả hai mặt lợi hại khi sử dụng màn hình cong trong việc chiến game.
Lợi ích đầu tiên khi sử dụng màn hình cong là vì dòng màn hình này tái tạo không gian nhìn gần nhất với mắt người so với màn hình phẳng. Khi bạn đang trải nghiệm một tựa game, màn hình cong sẽ tạo ra ảo giác về khoảnh cách giữa mắt người và các sự vật trong game. Chính hiệu ứng này giúp người chơi có cảm giác được hòa mình vào dòng chảy của tựa game và điều này cũng được áp dụng triệt để như với TV và một số rạp chiếu phim nhất định.
Video đang HOT
Thêm vào đó, màn hình cong cũng tốt hơn cho mắt của bạn. Ngoài việc cũng sở hữu bộ lọc ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, màn hình cong giữ cho mọi hình ảnh ở khoảng cách đều hơn so với mắt của bạn. Nhờ điều này mà mắt của bạn sẽ hoạt động ít hơn khi điều chỉnh hình ảnh ở các khoảnh cách khác nhau, do đó giúp mắt ít mỏi hơn. Đồng thời, màn hình cong cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng đau đầu khi phải nhìn vào màn hình máy tính trong một thời gian dài. Ngoài ra, màn hình cong cũng có sự nhất quán về màu sắc tốt hơn và cho phép người dùng có một trường nhìn rộng hơn so với màn hình phẳng.
Giá cả chính là rào cản đầu tiên với mọi game thủ. Giống như màn hình phẳng, kích thước tăng thì giá cũng sẽ cao. Ngoài ra, với các tính năng như G-sync, tốc độ quét, độ phân giải cao, lọc ánh sáng xanh và nhiều tính năng đặt biệc khác, giá của một chiếc màn hình cong sẽ còn lên rất cao. Điển hình chúng ta có màn hình Acer Predator 34 inch Curved UltraWide có mức giá giao động trong khoảng 22 triệu đồng. Và khi đã sở hữu màn hình cong, bạn cũng sẽ phải dành cho nó một không gian lớn hơn và sẽ rất khó để treo gắn tường so với màn hình phẳng.
Một yếu điểm khác của màn hình cong nằm ở chỗ nó vẫn sẽ bị lóa ở một số góc nhìn nhất định. Do vậy trong quá trình lắp đặt, game thủ nên cố gắng tránh hướng các nguồn ánh sáng mạnh vào màn hình, nhất là không để ánh sáng mặt trời chiếu vào. Ngoài ra, nếu bạn chỉ muốn dùng một loại màn hình cho công việc bình thường và giải trí, màn hình phẳng vẫn sẽ là sự lựa chọn hợp lý, nhất là với những người làm trong mảng thiết kế. Điều này là bởi màn hình cong sẽ làm sai lệch các đường thẳng trong màn hình và ảnh hưởng đến thiết kế của người dùng.
Doanh số màn hình cong bán cho game thủ vượt màn hình phẳng
Số lượng màn hình cong phục vụ chơi game bán ra đang chiếm tỷ lệ lớn hơn so với màn hình phẳng.
Trong sự kiện ra mắt màn hình chơi game Odyssey mới đây, đại diện Samsung Việt Nam dẫn số liệu cho thấy game thủ thích chơi game trên màn hình cong, kích thước lớn, tần số quét cao.
Một khách hàng đang trải nghiệm màn hình cong vừa ra mắt của Samsung (Ảnh: Hải Đăng)
Cụ thể, có 4,3 triệu màn hình cong phục vụ chơi game được bán ra tại Việt Nam năm 2019 so với 3,7 triệu màn hình phẳng. Dự kiến năm 2020 số lượng màn hình cong bán ra đạt 6,6 triệu chiếc (chiếm 62%) so với 4,1 triệu màn hình phẳng.
Trong khi chỉ hai năm trở về trước, số lượng màn hình chơi game dạng phẳng vẫn được tiêu thụ nhiều hơn.
Song song đó, mặc dù màn hình với tần số quét dưới 100Hz vẫn đang chiếm số lượng lớn nhưng kể từ năm 2018, các màn hình kích thước 32 inch, tần số 100Hz trở lên bắt đầu tăng trưởng mạnh, chiếm khoảng tổng số.
Tổng thị trường màn hình chơi game tại Việt Nam năm 2020 khoảng 116 triệu USD và tăng trưởng đều đặn qua từng năm. Trong đó, phân khúc màn hình kích thước 24 inch trở lên tăng trưởng đều đặn, ở mức 16% so với năm 2019.
Trong sự kiện của Samsung, hãng này ra mắt bộ đôi màn hình cong Odyssey G7 và G9 phục vụ game thủ.
Cả hai màn hình có độ cong 1000R phù hợp với tầm nhìn mắt người. Odyssey G7 có độ phân giải Wide Quad HD (WQHD; 2.560 1.440), tỷ lệ khung hình 16:9, độ sáng cực đại 600 cd/m2 và công nghệ chấm lượng tử QLED.
Trong khi đó, G9 có độ phân giải DQHD, 5.120 1.440, tỷ lệ khung hình 32:9, độ sáng cực đại 1000cd/m2 và đạt chuẩn HDR1000. Các màn hình có tần số quét 240Hz, tốc độ phản hồi 1ms.
Màn hình có nhiều kích thước và mức giá, G7 27" giá 25.789.000 đồng, G7 32": 26.789.000 đồng. Riêng màn hình G9 kích thước 49" có giá 55.550.000 đồng.
Màn hình cong Samsung Odyssey dành cho game thủ có gì mới? Tốc độ làm mới 240 Hz, thời gian phản hồi 1 ms và kích thước lớn, dòng màn hình Odyssey của Samsung đã đặt ra chuẩn mực cho chơi game nhập vai thay vì màn hình phẳng như trước đây. Dòng màn hình Odyssey cung cấp độ cong lên đến 1000R Màn hình cong 1000R đang được đánh giá là đỉnh cao mới...