Dùng mắm tôm săn cua đá ban đêm: Bí quyết siêu dị, tin được không?
Trên các khe suối ở miền Tây xứ Nghệ mùa nước cạn có rất nhiều khé (cua đá) sinh sống. Với người dân vùng cao, mắm tôm là mồi nhử hiệu quả để bắt loại cua thơm ngon này.
Cua đá sinh sống trên các khe suối vùng cao và thường xuất hiện kiếm ăn vào ban đêm. Thời điểm từ 19-21 giờ là lúc người dân vùng cao chọn để bắt khé, trước thời điểm đó chúng chưa ra khỏi hang, muộn quá khé đã vào hang ẩn nấp. Ảnh: Hồ Phương.
Dụng cụ khi băng rừng, lội suối không thể thiếu được là chiếc đèn pin đội đầu để soi khé. Ảnh: Đào Thọ.
Một con khé lớn ra khỏi hang tìm thức ăn. Ảnh: Hồ Phương.
Với kinh nghiệm của người dân vùng cao, mắm tôm là mồi nhử hiệu quả nhất đối với loài cua đá này bởi chúng thích mùi đặc trưng của mắm tôm cũng như mùi từ các xác chết. Ở những hang sâu, khi xác định có cua ẩn nấp, người săn dùng que nhỏ chấm mắm tôm vào và để trước cửa hang. Ảnh: Đào Thọ.
Video đang HOT
Cũng có những vũng nước nhỏ chỉ cần rắc một ít xuống để nhử cua. Ảnh: Đào Thọ.
Một con cua đá ra khỏi hang khi ngửi thấy mùi mắm tôm. Ảnh: Hồ Phương.
Những chú khé lớn bị tóm một cách dễ dàng khi bị nhử ra khỏi hang. Ảnh: Hồ Phương.
Thịt cua đá thơm ngon và rất chắc, chúng có thể dùng để hấp sả, bia hoặc nướng, là món ăn hấp dẫn của người dân vùng cao. Ảnh: Đào Thọ.
Theo Phương – Thọ (Báo Nghệ An)
Chùm ảnh: Người dân miền Tây xứ Nghệ gánh rau, lúa từ rừng về nhà
Những ngày đầu tháng 6 nay, người dân ở xã Châu Thôn, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) hối hả bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Trên đôi vai gầy gánh biết bao nhiêu lúa, mùng nhưng khuôn mặt họ vẫn rạng ngời sức sống nơi núi rừng miền Tây xứ Nghệ.
Dọc trên con đường vào khu tái định cư thủy điện Hua Na, những người phụ nữ nơi núi rừng dù gánh trên mình bao nặng nhọc, với biết bao vất vả mưu sinh nhưng khuôn mặt họ luôn tươi cười vui vẻ, lạc quan yêu đời
Hình ảnh những người phụ nữ ở xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) đi hái rau củ từ trong rừng về để kiếm cái ăn qua ngày
Khác với người dân ở miền xuôi, người miền núi gặt lúa bằng liềm và gánh trên đôi vai nặng trĩu từng gùi lúa để về bỏ trên gác bếp, giữ trữ qua ngày.
Dù thời tiết nắng gắt nhưng bà con ở xã Châu Thôn, huyện Quế Phong (Nghệ An) vẫn động viên nhau ra đồng gặt lúa, để tránh cơn mưa rừng bất chợt kéo về.
Trên đôi vai vạm vỡ của những thanh niên trai tráng núi rừng miền Tây xứ Nghệ là những gánh lúa, thành quả lao động suốt hơn 80 ngày. Ở đây, người dân chỉ trồng được 2 vụ lúa nên khi đến mùa thu hoạch, lúa trĩu bông là cả một niềm vui sướng sau ngày vất vả "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trên ruộng đồng.
Vượt qua hơn 250km từ TP Vinh lên xã Châu Thôn, Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) hai bên đường người dân đang nô nức, rủ nhau ra đồng gặt lúa, hái mùng tạo nên không khí lao động vui vẻ nơi miền sơn cước.
Nép mình dưới những dãy núi trùng điệp là những nếp nhà sàn đơn sơ, đâu đó nổi lên những đám khói lam chiều khiến cho buổi chiều tối nơi miền sơn cước trở nên thanh bình hơn bao giờ hết.
Những ruộng lúa bậc thang là cảnh đẹp hiếm thấy ở miền núi rừng miền Tây xứ Nghệ.
Theo Danviet
Nạn lấy chồng tuổi 13 ở tây Nghệ An Nhiều bé gái mới 13, 14 tuổi - lứa tuổi hồn nhiên, trong trắng, ngây thơ của tuổi học trò - đã bị... theo chồng bỏ cuộc chơi. Hiện nay nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở miền tây xứ Nghệ vẫn còn đang phổ biến. Vấn nạn này đang là vấn đề xã hội phức tạp dẫn đến nhiều hệ...