Dựng lên màn kịch mai mối, ‘nữ quái’ ở Quảng Nam lừa đảo chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng
Trong vòng 5 năm dựng lên màn kịch mai mối và chính mình là người chủ động nhắn tin với T, Lê Thị Thanh Thùy lừa đảo, chiếm đoạt của nạn nhân 1,2 tỷ đồng.
Ngày 5/1, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa thi hành quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Thanh Thùy (36 tuổi, trú xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan CSĐT đọc lệnh bắt Thùy. (Ảnh: C.A)
Theo hồ sơ vụ việc, năm 2014, do quen biết với Thùy, người nhà chị N.T.T. (36 tuổi, trú xã Quế Xuân 2) nhờ Thùy mai mối cho T. một người đàn ông để tìm hiểu nhằm đi đến hôn nhân.
Lúc này, Thùy giới thiệu một người đàn ông tên Lê H.V. (quê huyện Đại Lộc, Quảng Nam) để mai mối và đưa số điện thoại của anh V. cho chị T. Tuy nhiên, thực chất đây là màn kịch mai mối do Thùy dựng lên bởi chính Thùy là người giả danh anh V. để nhắn tin trò chuyện với T.
Sau một thời gian, ngày 20/10/2014, Thùy giả danh V. và nhắn tin cho chị T. bảo rằng chuẩn bị sang công tác tại Nhật Bản 3 tháng. Cùng thời điểm này, Thùy gặp chị T. và xác nhận những thông tin “anh V.” nhắn cho chị là thật.
Cuối năm 2014, Thùy đã dựng chuyện “anh V.” bị tai nạn ở Nhật Bản, sau đó được đưa về TP.HCM và đang cần số tiền lớn để sang Pháp phẫu thuật.
Nhẹ dạ cả tin, chị T. đồng ý gửi tiền cho “anh V.” thông qua Thùy. Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2019, chị T. đã chuyển cho Thùy tổng số tiền 1,2 tỷ đồng với nhiều lý do khác nhau, cho đến khi chị T. biết người đàn ông tên V. mà Thùy giới thiệu là người đã có vợ và mọi chuyện từ đầu đến cuối do là Thùy dựng lên.
Phiên tòa phúc thẩm vụ án tại Ngân hàng Phương Nam tạm hoãn
Ngày 11/11, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam - Southernbank (nay đã sát nhập vào Ngân hàng Sacombank). Tuy nhiên, sau khi nghe đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 11/11/2020. Ảnh: Thành Chung/TTXVN
Trước đó, chiều 30/7, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Dương Thanh Cường (cựu Tổng giám đốc Công ty Bình Phát, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thanh Phát) 16 năm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đối với nhóm bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng Phương Nam, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank) 3 năm tù, bị cáo Phan Huy Khang (nguyên Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Phương Nam; nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank) 2 năm 6 tháng tù, cùng về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" theo Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999. Bảy bị cáo còn lại bị tuyên phạt mức án từ 1 năm tù treo đến 2 năm tù giam, cùng về tội danh trên. Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử tuyên buộc Dương Thanh Cường phải chịu trách nhiệm về toàn bộ thiệt hại vụ án là 505 tỷ đồng.
Theo nội dung vụ án, bị cáo Dương Thanh Cường lấy 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thế chấp tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh 6 để lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Phương Nam, qua đó đã chiếm đoạt hơn 185 tỷ đồng của Ngân hàng Phương Nam, gây thiệt hại tổng cộng 505 tỷ đồng cho ngân hàng này tính đến ngày 5/1/2010.
Bị cáo Trầm Bê và các đồng phạm biết rõ công ty của Cường không đủ điều kiện vay tiền nhưng vẫn đề xuất cho vay, phê duyệt cho vay hồ sơ vay tiền của công ty, dù tài sản thế chấp là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Dương Thanh Cường đang được thế chấp cho khoản vay khác ở Ngân hàng Agribank.
Ngày 12/8, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kháng nghị số 36/QĐ-VKS-P3. Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xử phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang và các đồng phạm trong tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; tăng hình phạt và không cho hưởng án treo đối với bị cáo Trầm Viết Trung (nguyên Giám đốc Trung tâm xét duyệt tín dụng, ủy viên Hội đồng tín dụng Ngân hàng Phương Nam).
Về mặt dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa buộc các bị cáo là nhóm cán bộ ngân hàng phải liên đới cùng với Dương Thanh Cường bồi thường thiệt hại cho ngân hàng trong vụ án. Cụ thể, buộc Cường phải trả 185 tỷ đồng đã chiếm đoạt và 9 bị cáo còn lại liên đới bồi thường 320 tỷ đồng cho Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank), tổng cộng là 505 tỷ đồng.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang, Dương Thanh Cường có đơn xin hoãn phiên tòa; trong đó bị cáo Khang và Cường nêu lý do đang bị bệnh. Ngoài ra, một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt. Từ đó, đại diện Viện Kiểm sát cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, các luật sư tham gia phiên tòa đề nghị hoãn phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo và những người liên quan. Hội đồng xét xử đã chấp nhận đề nghị này, thời gian mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau.
Xét xử phúc thẩm vụ Trầm Bê, Dương Thanh Cường Sáng nay (11/11), TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay gây thiệt 505 tỉ đồng tại Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank). Theo dự kiến phiên xử sẽ diễn ra trong 03 ngày. Phiên tòa được mở do có kháng cáo của...