Đừng lạm dụng thuốc giảm đau, đau bụng khi ‘đèn đỏ’ hãy dùng cách này
Thống kinh là cơn đau bụng rất thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày chu kỳ kinh nguyệt. Để giảm cơn đau bụng không nên tự ý uống thuốc.
Khổ sở vì đau bụng kinh
N.T.M. 24 tuổi, Hà Nội đến tìm bác sĩ than thở cô thường xuyên bị đau bụng kinh, thậm chí có những lần đau quá không chịu nổi M. phải tự mua thuốc giảm đau về uống. Mỗi lần tới chu kỳ là cô rất áp lực, không làm được việc gì.
Khi khám cho M. bác sĩ cho biết nguyên nhân đau bụng kinh của cô đó là do tình trạng lạc nội mạc tử cung gây ra. Lúc này, bác sĩ điều trị cho M. và khuyên cô nên kết hôn để sinh con thì sẽ giảm tình trạng đau bụng khi đến chu kỳ.
Theo BS. Bùi Thị Yến Nhi – Khoa Khám Bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3, TP.HCM, đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là cơn đau xảy ra ở vùng bụng dưới trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Ở một số người, cơn đau có thể chỉ âm ỉ hơi khó chịu, nhưng ở một số người cơn đau xảy ra liên tục co thắt dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
BS Nhi cho biết thống kinh chia làm 2 loại chính:
Thống kinh nguyên phát: trong 1-2 ngày đầu kỳ kinh, nồng độ prostaglandin ở nội mạc tử cung tăng lên làm kích hoạt cơn đau. Xảy ra từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt, cơn đau có thể giảm dần theo tuổi, hoặc cũng có thể giảm sau khi sinh con.
Thống kinh thứ phát: thường xuất hiện muộn sau nhiều chu kì kinh (thường độ tuổi 30-40), cơn đau kéo dài, có khi xuất hiện trước cả khi có kinh hoặc hết kinh. Do nhiều nguyên nhân như: bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Ngoài đau bụng kinh bệnh còn có một số triệu chứng khác đi kèm như: khí hư nhiều, có mùi; kinh nguyệt không đều; ra máu bất thường giữa các kỳ kinh…
Đừng lạm dụng thuốc giảm đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa
Cách trị thống kinh
Theo bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi, hiện nay nhiều bạn gái trẻ lạm dụng uống thuốc giảm đau (Paracetamol, NSAIDs,…) và thuốc tránh thai tại nhà mà không tham vấn ý kiến bác sĩ dẫn đến quá liều hay gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Video đang HOT
Theo bác sĩ, khi bị thống kinh có một số cách đơn giản bạn có thể tự làm trước nghĩ đến việc uống thuốc như:
Tự pha một số trà thảo mộc (trà quế hồng táo, trà gừng): do ức chế một phần cơ thể sản xuất prostaglandin. Uống trong 2-3 ngày đầu hành kinh có thể hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
Túi chườm ngải tại nhà (làm giảm co thắt cơ tử cung): Lấy tất dày, bỏ gạo, muối hạt, lá ngải cứu sau đó cột lại. Bỏ vào trong lò vi sóng làm nóng từ 1-2 phút. Sau đó lấy ra bọc một lớp khăn mỏng phía ngoài rồi chườm ấm vùng bụng dưới và vùng thắt lưng cùng trong 15-20 phút mỗi lần.
Ngải cứu được xem là cách được sử dụng khá nhiều trong việc giảm những cơn đau bụng trong ngày đèn đỏ. Cách dùng tốt nhất là vắt là ngải cứu tươi lấy nước uống hoặc hãm là ngải cứu khô với nước nóng. Tuy nhiên, có nhiều chị em không chịu được vị đắng của lá ngải cứu thì có thể thái nhỏ rồi rán với trứng, cách làm này có thể sử dụng như thức ăn trong ngày.
BS khuyến cáo nếu nhận thấy lần đau bụng ngày “đèn đỏ” này của bạn có nhiều dấu hiệu bất thường mà trước đây chưa từng có thì phải đến ngày nhưng phòng khám phụ khoa uy tín để kiểm tra chính xác tình hình.
Chỉ vì thói quen tai hại sau bữa ăn, cậu bé 4 tuổi bị hoại tử ruột sau 1 ngày và phải cắt bỏ 1,5m ruột non
Nhớ về những ngày trước, chị Dư - mẹ của Tiểu Dương vẫn rùng mình sợ hãi, chị không ngờ chỉ một lần con đau bụng mà phải cắt bỏ 1,5m ruột non, suýt nguy hiểm đến tính mạng.
Tiểu Dương (4 tuổi) sống tại Trung Quốc, giống như bao đứa trẻ khác, em là một cậu bé rất nghịch ngợm và hiếu động. Thế nhưng, bây giờ, Tiểu Dương đang nằm hồi phục sau ca phẫu thuật. Nhớ về những ngày trước, chị Dư - mẹ của Tiểu Dương vẫn rùng mình sợ hãi, chị không ngờ chỉ một lần con đau bụng mà suýt nguy hiểm đến tính mạng.
Chị Dư chia sẻ: "Sau khi ăn cơm xong, Tiểu Dương bỗng cảm thấy đau bụng. Sau đó, tôi nhờ đồng nghiệp đưa con đến bệnh viện khám. Tại bệnh viện Chencun Hospital In-patient Department, con được bác sĩ chẩn đoán viêm ruột cấp tính, tiêm liều thuốc giảm đau nhưng bệnh tình của Tiểu Dương vẫn không thuyên giảm mà ngày càng trở nặng. Theo lời khuyên của bác sĩ, tôi đã chuyển viện cho con đến bệnh viện Foshan Shunde Women and Children Health Care Hospital".
Chị Dư chăm sóc con trai sau ca phẫu thuật.
Bác sĩ Hồ Vĩ Lai, phó chủ nhiệm khoa ngoại, bệnh viện Foshan Shunde Women and Children Health Care Hospital cho biết: "Tiểu Dương được chuyển viện trong tình trạng sốc, mất khả năng nhận thức, mặt và môi của bệnh nhi trắng bệch. Ngay khi xuống xe cấp cứu, bệnh nhi đã nôn liên tục".
Sau khi Tiểu Dương được xét nghiệm máu, chụp CT ổ bụng, kết quả chẩn đoán cho thấy cậu bé bị tắc ruột và chướng bụng.
Chị Dư chia sẻ: "Bác sĩ nói bệnh tình của con tiến triển quá nhanh, chỉ trong một ngày mà ruột non đã bị hoại tử".
Bác sĩ Hồ Vĩ Lai nhanh chóng thảo luận với các khoa và thống nhất ý kiến cho Tiểu Dương tiến hành phẫu thuật sớm. Cậu bé 4 tuổi được truyền dịch và truyền máu ngay trước ca phẫu thuật. Sau hơn 2 tiếng phẫu thuật, Tiểu Dương đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
Bác sĩ Hồ Vĩ Lai cho biết: "Trong lúc tiến hành phẫu thuật, tôi phát hiện niêm mạc của hồi tràng có một lỗ thủng lớn khiến ruột non bị mắc kẹt gây ra bệnh tắc ruột. Do đó, tôi đã cắt bỏ ruột non 1,5m của bệnh nhi".
Bác sĩ Hồ Vĩ Lai, phó chủ nhiệm khoa ngoại, bệnh viện Foshan Shunde Women and Children Health Care Hospital
Sau ca phẫu thuật, ruột non của bệnh nhi chỉ còn 190cm, bác sĩ đã cân nhắc và cắt bỏ 1,5m, bởi nếu cắt bỏ nhiều hơn sẽ xảy ra hội chứng ruột ngắn, dẫn đến tiêu chảy và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Hiện tại, bệnh nhi đã chuyển từ phòng chăm sóc đặc biệt sang phòng bình thường, tình trạng hồi phục tốt. Vậy rốt cuộc nguyên nhân nào khiến cậu bé 4 tuổi mắc bệnh tắc ruột?
Chị Dư nhớ lại: "Vài ngày trước, sau khi ăn cơm xong, con đã xếp chăn mền và gối thật cao. Sau đó, con nhảy liên tục trên đống chăn mền. Cho đến tối ngày hôm trước, con đã nói với tôi rằng con bị đau bụng".
Bác sĩ Hồ Vĩ Lai cảnh báo: "Sau khi ăn cơm xong, nếu cơ thể vận động mạnh sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa và gây ra các bệnh về dạ dày. Nếu Tiểu Dương đến bệnh viện chậm trễ, bệnh nhi sẽ bị sốc do độc tố tích tụ trong cơ thể và dẫn đến suy đa tạng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ nhỏ sau khi ăn cơm xong, các bậc cha mẹ tuyệt đối không được để con vận động mạnh nhằm tránh các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa".
Bệnh tắc ruột là gì?
Hội chứng tắc ruột là tình trạng ruột của người bệnh bị tắc nghẽn cơ năng hoặc cơ học, làm ngăn cản sự di chuyển bình thường của các sản phẩm tiêu hoá, khiến chúng bị tích tụ lại gây bít tắc, không đào thải ra ngoài cơ thể của người bệnh được.
Con người có thể bị tắc ruột do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do dính ruột, lạc nội mạc tử cung, xoắn ruột, bệnh viêm ruột, thoát vị, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, khối u, thiếu máu cục bộ ruột, lao ruột và lồng ruột... Đối tượng người già đã rụng hết răng và trẻ em rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Triệu chứng tắc ruột
Về lâm sàng, một số triệu chứng tắc ruột thường biểu hiện ra bên ngoài sớm nhất chính là:
Đau bụng, chướng bụng
Đau bụng là dấu hiệu tắc ruột được cảnh báo sớm nhất, người bệnh có thể bị đau từng cơn, đột ngột hoặc dữ dội rồi giảm dần, khoảng 2 - 3 phút sau lại xuất hiện các cơn đau khác. Ban đầu cơn đau bụng ở người bệnh tắc ruột chỉ khu trú ở một vùng bụng, sau đó đau lan tỏa ra toàn bụng.
Buồn nôn, nôn liên tục
Đâu là triệu chứng tắc ruột rất thường gặp, hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải, có nhiều người không bị nôn mà chỉ buồn nôn. Nếu xuất hiện nôn thì có thể kèm theo các cơn đau, người bệnh nôn ra thức ăn trước rồi sau đó nôn ra nước mật, dịch tiêu hóa và phân.
Bí trung đại tiện
Bí trung tiện, đại tiện chính là dấu hiệu tắc ruột giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng tắc ruột ở người bệnh. Đây là triệu chứng quan trọng, chứng tỏ sự bí tắc hoàn toàn các chất trong lòng ruột của người bệnh. Tuy nhiên, dấu hiệu bí trung tiện, đại tiện có thể xảy ra muộn bởi thời gian đầu bị tắc ruột thì ruột vẫn còn co bóp đẩy hơi và phân ở phía dưới chỗ bị tắc ra ngoài, đến khi hơi và các chất ở bên trên chỗ bị tắc không xuống được nữa thì bệnh nhân mới có triệu chứng tắc ruột này.
Bụng căng, gõ vang
Đối với bệnh nhân bị hội chứng tắc ruột mà gầy thì thành bụng sẽ mỏng và sờ thì có thể thấy quai ruột nổi hằn lên thành bụng, khi chiếu ánh sáng vào bụng thì có thể nhìn thấy sóng nhu động ở các quai ruột nổi cộm lên và di chuyển như rắn bò bên dưới da bụng. Dấu hiệu tắc ruột này còn được gọi là hiện tượng rắn bò gặp trong tắc ruột cơ giới.
Đau lưng khi đến kỳ "đèn đỏ": Chuyên gia giải đáp lý do vì sao Không chỉ gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi, thời kỳ kinh nguyệt còn có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải những cơn đau lưng dai dẳng. Theo ước tính có khoảng 40-50% phụ nữ phải đối mặt với những cơn đau lưng trong ngày "đèn đỏ". Stacey Missmer, bác sĩ kiêm giáo sư sản phụ khoa và sinh học...