Dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ rất nguy hiểm và đây là lý do
Các chuyên gia cảnh báo thói quen dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ của nhiều bậc phụ huynh có thể gây ra nguy hiểm khôn lường.
Nhiều phụ huynh thường có thói quen dùng lại những đơn thuốc cũ khi thấy trẻ có các triệu chứng gần giống như lần bệnh trước. Thậm chí, có những cha mẹ còn dùng đơn thuốc cũ của trẻ khác để chữa bệnh nhanh chóng và tiết kiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc tái sử dụng đơn thuốc cũ đối với trẻ em là không hề an toàn.
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen dùng lại đơn thuốc cũ của trẻ
Trả lời Đời sống Plus, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo việc sử dụng lại đơn thuốc cũ cho trẻ là rất nguy hiểm. Bởi các triệu chứng giống nhau có thể là biểu hiện của những bệnh không giống nhau mà phụ huynh không thể nhận biết hết được.
Một đơn thuốc luôn có nghĩa là dành cho một cá nhân cụ thể, trong một thời điểm cụ thể. Bệnh của trẻ bây giờ có vẻ giống như trước kia nhưng có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn mà thuốc dùng theo đơn thuốc cũ không còn hiệu quả.
Video đang HOT
Bác sĩ Dũng nêu ví dụ, một đứa trẻ ho sốt có thể là biểu hiện của những bệnh hô hấp thông thường. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê các thuốc điều trị triệu chứng, không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên sau đó, trẻ tiếp tục bị bệnh với các biểu hiện ho sốt, nhưng lại là triệu chứng của bệnh viêm phổi. Lúc này, nếu cha mẹ cho trẻ dùng lại đơn thuốc cũ, không có kháng sinh điều trị thì bệnh của bé sẽ có thể chuyển biến nặng nhanh chóng.
Tương tự như vậy, bệnh của trẻ này có vẻ na ná giống trẻ khác nhưng cách và thuốc dùng chữa trị lại hoàn toàn khác nhau, dùng nhầm có khi là nguy hiểm.
“Phụ huynh cần lưu ý rằng một bệnh có thể biểu hiện ở nhiều triệu chứng và một triệu chứng có thể biểu hiện nhiều bệnh khác nhau” – bác sĩ Dũng lưu ý.
Cũng theo bác sĩ Dũng, khi sức khỏe của trẻ có vấn đề thì cách tốt nhất là đưa trẻ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn và chỉ định cách điều trị phù hợp nhất. Chỉ bác sĩ mới đủ thẩm quyền cho bệnh nhân dùng đơn thuốc cũ hoặc phải thay bằng đơn thuốc mới.
Theo Đời sống Plus
Thanh Hóa: Kinh hoàng bé trai 6 tuổi bị chó nhà cắn rách mặt
Một bé trai 6 tuổi ở xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) phải nhập viện điều trị với nhiều vết thương ở vùng mặt do bị chó nhà cắn.
Chiều ngày 19/11, thông tin từ bác sỹ Lê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết: Bệnh viện có tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi bị chó cắn.
Cháu Đồng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Nạn nhân là cháu Nguyễn Đình Đồng (SN 2012, trú tại xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa).
Trước đó, vào khoảng 14h40, ngày 17/11, cháu Đồng được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cấp cứu trong tình trạng có nhiều vết thương vùng mặt, mũi, đầu và nguy hiểm nhất là tổn thương vùng hốc mắt, đứt ống tuyến lệ.
Theo gia đình cháu Đồng cho biết, vào thời điểm nêu trên, khi cháu đang chơi ngoài ngõ, mẹ cháu là chị Lê Thị Hải có nghe hàng xóm hô hoán con chị bị chó cắn. Ngay lập tức, chị Hải liền chạy ra thì vô cùng hoảng hốt khi chứng kiến mặt con mình bê bết máu. Cháu Đồng bị chính chó nhà tấn công.
Bác sĩ Lê Văn Tứ, Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết: Vết thương của bệnh nhi rất nghiêm trọng. Sau khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sỹ đã tiến hành cắt lọc, bơm rửa, khâu phục hồi vết thương, nối ống tuyến lệ mắt trái.
Cháu Đồng nhập viện trong tình trạng có nhiều vết thương vùng mặt, mũi, đầu và nguy hiểm nhất là tổn thương vùng hốc mắt, đứt ống tuyến lệ.
Hiện, bệnh nhi đang được điều trị kháng sinh tích cực, chăm sóc vết thương. Đồng thời, các bác sỹ cũng đã tư vấn cho gia đình đưa cháu đến Trung tâm Y tế dự phòng để tiêm phòng dại và uốn ván.
Theo khuyến cáo của bác sỹ với những gia đình có con nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Nếu nuôi chó phải tiến hành tiêm phòng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, không thả chó nếu không có rọ mõm.
Trong trường hợp người bị chó cắn thì cần nhốt hoặc theo dõi chó trong một tuần, nếu chó có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đưa người bị chó cắn đi tiêm phòng ngay.
Trần Lê
Theo Dân trí
Trẻ em xông hơi có nguy hiểm? Con tôi hay nghẹt mũi nên tôi thường xông hơi cho cháu bằng nước nóng, pha thêm chút tinh dầu bạc hà hoặc vài giọt dầu gió. Nhưng dì tôi cản, nói trẻ con mà xông hơi rất nguy hiểm. Ảnh minh họa Bạn đọc Trần T.L. (31 tuổi; quận 8, TP HCM) hỏi: Con trai tôi năm nay 3 tuổi rưỡi, có...