Dựng lại cầu phao của “kỹ sư hai lúa” bị lũ cuốn
Sau hơn 3 tháng làm lại, cây cầu phao của “kỹ sư chân đất” Lê Tất Dũng đã hoàn tất để người dân làm đồng đi lại dễ dàng. Ai cũng vui mừng sau mấy tháng đứt cầu vì mưa lũ, nay nông sản của bà con đã được thông đường vận chuyển.
Ngày 11/3, có mặt tại cây cầu phao vừa được sửa chữa xong, PV Dân trí chứng kiến từng đoàn xe máy của bà con nông dân xã Đại An (huyện Đại Lộc) chở hàng nông sản thu hoạch từ cánh đồng Phú Lộc trở về nhà dễ dàng.
Người dân chở nông sản đi lại trên chiếc cầu phao an toàn
Nhấp chén chè nóng bên đầu cầu, nông dân Ngô Văn Năm vừa chở một xe máy thuốc lá mới thu hoạch xong ở cánh đồng Phú Lộc về nhà; quệt mồ hôi lấm tấm trên trán, ông nói: “Nói thiệt chứ nếu không có cây cầu phao của anh Dũng đây, chúng tôi vất vả lắm. Không có cầu, chúng tôi phải chèo ghe đưa từng bao phân và giống qua bên kia sông. Thời gian này thu hoạch mùa vụ nếu không có cầu chúng tôi không biết phải vận chuyển hàng nông sản về như thế nào”.
Mỗi ngày hàng chục lượt người dân ở xã Đại An đi qua cầu phao để làm đồng
Ông Năm cũng như hàng chục nông dân khác bên này sông Vu Gia nhưng đồng ruộng lại ở bên kia sông. Hàng ngày, hàng chục người đi qua sông Vu Gia để làm đồng. Vốn cảnh qua sông phải lụy đò, từ khi có cây cầu phao của kỹ sư chân đất Lê Tất Dũng, việc đi lại của người dân địa phương dễ dàng hơn rất nhiều.
Cuối năm vừa qua, những trận mưa lũ liên tiếp làm nước sông Vu Gia dâng cao đã cuốn cây cầu phao này. Cuối năm 2016, PV Dân trí đã đến nơi chứng kiến ông Lê Tất Dũng đang tiến hành sửa chữa lại cây cầu.
Video đang HOT
Ông Lê Tất Dũng vừa hoàn thành việc sửa chữa cây cầu phao cho bà con
Trao đổi với PV lúc đó, ông Dũng cho biết thời gian sửa chữa khoảng 1 tuần với kinh phí khoảng trên 50 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế việc sửa chữa phải đến 3 tháng sau mới hoàn thành với số tiền khoảng 75 triệu đồng.
Ông Dũng cho hay, lúc đầu khi cầu phao vừa trôi, ông tính chỉ sửa chữa lại với kinh phí khoảng 50 triệu đồng nhưng trong quá trình làm, nhận thấy sắt đã mục, các phao bị hỏng nên ông buộc phải làm mới lại cho bà con đi; do đó thời gian kéo dài đến hơn 3 tháng và kinh phí cũng bị đội lên.
“Tôi không có tiền mua vật tư làm nhưng có người quen nên mua chịu cũng được, còn công cán thì một mình tôi làm ngày làm đêm vì thuê người thì không có tiền trả lương. Nhiều lúc tôi làm quên trưa, quên tối, quên cả ăn để kịp phục vụ cho bà con trong mùa vụ” – ông Dũng chia sẻ.
“Kỹ sư hai lúa” kể lại chuyển sửa cây cầu phao bị lũ cuốn
Nông dân Ngô Văn Năm cũng chia sẻ: “Nhiều lúc đi ngang qua thấy chú Dũng làm ngày làm đêm mà thương chú quá. Chú cũng vì lo cho đường đi cho bà con mà vất vả, ai ở đây cũng nể chú”.
Ông Lê Tất Dũng cho biết, cuối năm ngoái, khi Báo Dân trí đăng bài về cây cầu bị lũ cuốn, sau đó có một tổ chức từ thiện ở TPHCM có về xem xét, đo đạc và hứa xây dựng cho bà con ở đây cây cầu bê tông. “Họ về khảo sát đo đạc hai lần rồi, hy vọng họ sẽ sớm hoàn thành cây cầu để phục vụ bà con. Có cầu bê tông cũng tốt vì cầu phao của tôi mưa lũ bị cuốn trôi hoài, làm lại cũng tốn kém”, ông Dũng nói.
Trao đổi với PV Dân trí về chiếc cầu phao này, ông Đỗ Văn Hòa – Chủ tịch xã Đại An (huyện Đại Lộc) – cho biết, việc ông Dũng sửa chữa lại cây cầu phao rất thuận lợi cho bà con, phục vụ cho bà con đi lại rất an toàn. “Để tạo điều kiện cho ông Dũng sửa chữa lại cầu, xã đã đề nghị huyện hỗ trợ kinh phí”, ông Hòa nói.
Ông Dũng cho biết, huyện Đại Lộc có hứa hỗ trợ 40 triệu để ông làm lại cầu nhưng đến nay, khi cầu đã làm xong, khoản kinh phí đo ông vẫn chưa được nhận. Do đó, ông rất mong huyện sớm hỗ trợ để ông thanh toán tiền vật tư.
Công Bính
Theo Dantri
Cầu phao của "kỹ sư hai lúa" bị lũ cuốn, nông dân tắc đường ra đồng
Cây cầu phao này đã được "kỹ sư chân đất" Lê Tất Dũng làm từ 3 năm trước để bà con nông dân xã Đại An (huyện Đại Lộc) qua lại con sông Vu Gia đi làm đồng. Nay lũ về, cầu phao bị cuốn trôi, bà con đành phải qua sông bằng chiếc ghe mỏng manh, hiểm nguy.
Ngày lũ lớn, PV Dân trí liên lạc với ông Dũng hỏi tình hình cây cầu phao bắc qua sông Vu Gia để bà con đi làm đồng có "yên ổn" trong lũ? Qua điện thoại, ông Dũng nói như khóc: "Nó đứt và trôi hết rồi anh ơi. Sau lũ, mời anh lên xem có tiếng nói giúp để tui sửa lại cho bà con đi chứ giờ nước lớn lắm, anh không lên được đâu".
Ông Lê Tất Dũng xót xa nhìn cây cầu bị lũ cuốn trôi
Chuyện ông Lê Tất Dũng tự bỏ tiền ra làm cây cầu phao này đã được Dân trí đưa tin vào năm 2012 với bài báo "Tiền dành dụm mấy chục năm đem làm cầu cho dân đi".
Sau khi Dân trí đăng bài, nhiều mạnh thường quân đã chung sức, hỗ trợ cho ông Dũng hoàn thành cây cầu này. Đến đầu năm 2013, cây cầu hoàn thành, trong đó có phần đóng góp của bạn đọc Dân trí (Dân trí đã có bài phản ánh ""Lão nông" khánh thành cây cầu phao tự làm cho dân đi").
Ông đang sửa chữa lại chiếc cầu cho dân đi làm đồng
Ngày 21/12, khi chúng tôi tới thăm, ông Dũng đang cùng vài người thợ bắt đầu làm lại cây cầu. Ông Dũng cho biết, ngày 14/12, do hàng loạt thủy điện cùng xả lũ nên nước lên rất nhanh và cuốn trôi chiếc cầu phao. "Nước lớn nhanh trong đêm nên tôi không kịp neo cầu phao vào bờ, cầu bị nước lũ xoay ngang, thùng phuy bị cuốn trôi, còn chiếc phà thì chìm xuống sông", ông Dũng xót xa nói.
Những người phụ giúp ông sửa chữa lại cây cầu
Để sửa chữa lại cây cầu, ông Dũng cho hay cần khoảng 50 triệu đồng mà hiện nay ông không có số tiền lớn như vậy. "Không có tiền nhưng cũng phải đi vay mượn làm sớm để bà con có cây cầu đi, để bà con đi qua đồng với chiếc ghe mỏng manh trên dòng nước sông Vu Gia chảy xiết, lỡ xảy ra chuyện gì thì tôi hối hận", ông Dũng tâm sự.
Từ hôm cây cầu phao bị lũ cuốn trôi, người dân xã Đại An muốn qua cánh đồng thôn Phú Lộc bên kia sông Vu Gia buộc phải đi ghe. Tuy nhiên, mùa này nước chảy xiết nên người dân cũng ngại đi nếu như không có việc cần gấp.
"Kỹ sư chân đất" xót xa khi cây cầu phao do ông bỏ tiền bỏ công ra làm bị lũ phá hỏng.
Trao đổi với PV Dân trí về việc cây cầu phao bị lũ cuốn trôi, ông Đỗ Văn Hòa - Chủ tịch xã Đại An - cho hay, xã cũng đã trích một phần kinh phí để ông Dũng sửa chữa lại cầu, tuy nhiên số tiền sửa chữa cầu quá lớn so với ngân sách xã bỏ ra.
"Chúng tôi cũng mong các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ để ông Dũng sửa chữa lại cây cầu cho người dân đi làm đồng không phải bơi ghe rất nguy hiểm", ông Đỗ Văn Hòa nói.
Sau gần 20 năm gom góp từ nghề sửa xe đạp, xe máy, ông Lê Tất Dũng đã bỏ ra 300 triệu đồng để xây cầu phao cho người dân đi lại. Đây là số tiền ông định dùng để sửa lại ngôi nhà của mình, nhưng khi chứng kiến người dân không ít lần bị đuối nước khi đi trên chiếc cầu tre tạm bợ hay những chiếc ghe nguy hiểm, ông quyết định dùng số tiền đó để xây cầu phao cho dân.
Cầu phao do ông Dũng tự thiết kế và xây dựng bắc qua sông Vu Gia có chiều dài 78m, mặt cầu rộng 2m, tải trọng 750kg, được làm từ 146 thùng phuy, 1,8 tấn sắt, 4m3 gỗ ván, 300m dây cáp, 2 trụ bê tông... Cầu được xây dựng vào năm 2012 và khánh thành vào đầu năm 2013.
Công Bính
Theo Dantri
Cầu phao '40 tuổi' xuống cấp ở Thanh Hóa Cầu phao Vồm (Thanh Hóa) được làm từ năm 1977, đến nay đã xuống cấp nặng, tuy nhiên hàng trăm người dân vẫn phải qua lại cầu này mỗi ngày. Cầu phao Vồm bắc qua sông Chu nối xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) với xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa). Cây cầu được làm từ năm 1977 đến nay đã xuống cấp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn
Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 25: Bố mẹ Hậu tiết lộ sự thật bị chôn giấu suốt 30 năm
Phim việt
12:35:33 15/05/2025
"Tuyển tập văn mẫu" thao túng tâm lý mà bạn gái cũ Wren Evans công khai gây chấn động MXH
Sao việt
12:25:07 15/05/2025
Quá khứ vô danh của 1 ngôi sao: Vỏn vẹn 500 khán giả xem show, 18 năm sau lập kỷ lục hút 2,5 triệu fan
Nhạc quốc tế
12:21:46 15/05/2025
Một bài hát viral trở lại khiến netizen tin rằng: Hoá ra Wren Evans sáng tác dựa trên đời thật?
Nhạc việt
12:17:43 15/05/2025
Nỗi ám ảnh thời lượng pin iPhone sẽ biến mất nhờ iOS 19
Thế giới số
12:14:53 15/05/2025
Phối đồ phá cách cùng chân váy jean
Thời trang
12:11:32 15/05/2025
Lộ ảnh Văn Hậu cùng vợ đi chọn nội thất cho căn biệt thự chục tỷ, nhan sắc tiểu thư Doãn Hải My gây sốt
Sao thể thao
12:02:26 15/05/2025
Selena Gomez: phú bà là 'vỏ bọc', lộ đoạn ghi âm nghi phá sản, nợ chồng nợ?
Sao âu mỹ
11:57:06 15/05/2025
Loạt khoảnh khắc của Tâm Tít khiến dân tình ngưỡng mộ "đẳng cấp" của hot girl đời đầu
Netizen
11:52:59 15/05/2025
Trước lùm xùm tình ái, Wren Evans ghi điểm với phong cách độc lạ
Phong cách sao
11:47:16 15/05/2025