Dùng kim tiêm có dính máu HIV để đe dọa phạm tội gì?
Công an tỉnh Lâm Đồng bắt nhóm đối tượng gồm Lê Thanh Lâm (SN 1990), Nguyễn Thành Long (SN 1987) và Bùi Minh Khang, một người tên Tuấn (đều trú tại tỉnh Đồng Nai). Trước đó, 4 đối tượng này đã bàn nhau dùng ống chích và kim tiêm đe dọa là máu có chứa HIV/AIDS để cướp 2 điện thoại di động và gần 600.000 đồng của anh K’Búi (SN 1991). Vấn đề pháp lý đặt ra trong vụ việc này là nhóm đối tượng Lâm, Long, Khang, Tuấn phạm tội lây truyền hay tội cố ý truyền HIV cho người khác?
Ý kiến bạn đọc
Tội cố ý truyền HIV
Trong vụ việc này, các đối tượng đã có hành vi dùng ống chích và kim tiêm dính máu đe dọa là máu có chứa HIV/AIDS để cướp 2 điện thoại di động và gần 600.000 đồng của anh K’Búi. Tôi cho rằng đây là hành vi cố tình truyền HIV cho người khác bởi nếu anh K’Búi không đưa điện thoại và tiền các đối tượng này sẽ dùng kim tiêm dính máu để đâm anh K’Búi. Hành vi này của đối tượng đã vi phạm Điều 118, Bộ luật Hình sự quy đình về tội cố ý truyền HIV cho người khác.
Hoàng Tuấn Anh (Thanh Trì – Hà Nội)
Tội cướp tài sản
Theo tôi, trong vụ việc này các đối tượng đã phạm vào tội cướp tài sản theo Điều 133, Bộ luật Hình sự. Theo đó, các đối tượng đã đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thể hiện bằng việc dùng ống chích và kim tiêm dính máu có chứa HIV/AID để đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản là anh K’Bùi. Nếu trong trường hợp anh K’Bùi không đáp ứng yêu cầu của các đối tượng thì sẽ bị chúng dùng kim tiêm dính máu chứa HIV để tấn công gây nguy hại đến sức khỏe. Hành vi này làm cho anh K’Bùi lâm vào tình trạng không thể chống cự được với mục đích để các đối tượng này chiếm đoạt tài sản. Do đó, hành vi của các đối tượng này đã có đủ cơ sở để cấu thành tội cướp tài sản.
Võ Quốc Hùng (Hưng Hà – Thái Bình)
Tội lây truyền HIV cho người khác
Nhóm đối tượng Lâm, Long, Khang và Tuấn đã phạm vào tội lây truyền HIV cho người khác theo Điều 117, Bộ luật Hình sự. Mặc dù biết việc dùng kim tiêm dính máu có chứa HIV để đe dọa anh K’Bùi có thể sẽ gây nguy hiểm cho anh K’Bùi nhưng các đối tượng vẫn cố tình thực hiện. Theo quy định của pháp luật, các đối tượng thực hiện hành vi này đã có đủ năng lực và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Về mặt khách quan, hành vi mà các đối tượng thực hiện đã xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả xảy ra với hành vi phạm tội của các đối tượng này là việc sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm đã được hình thành, do đó các đối tượng đã phạm tội lây truyền HIV cho người khác.
Video đang HOT
Đoàn Thị Hoa (TP Yên Bái – Yên Bái)
Ảnh: Minh họa
Bình luận của luật sư
Theo quy định của pháp luật, lây truyền HIV cho người khác là việc mà người biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn cố ý lây truyền HIV cho người khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự.
Đối với người phạm tội: Chủ thể của tội phạm này có thể nói là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ những người bị nhiễm HIV mới có thể phạm tội này. Người bị nhiễm HIV là người đã bị virus HIV xâm nhập vào cơ thể và được các cơ quan y tế xét nghiệm và kết luận đã bị nhiễm HIV. Người phạm tội phải biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền cho người khác thì mới phạm tội, nếu người phạm tội bị nhiễm HIV, nhưng không biết mình nhiễm mà lây truyền HIV cho người khác thì chưa cấu thành tôi phạm này.
Theo điều luật thì chỉ cần biết bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền cho người khác là đã cấu thành tội phạm chứ không cần phải biết mình bị AIDS mà cố ý lây truyền cho người khác mới phạm tội. Vì vậy, chỉ cần xác định người phạm tội bị nhiễm HIV chứ không cần xác định người phạm tội đã bị bệnh ở giai đoạn AIDS. Cố ý lây truyền HIV cho người khác là mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị nhiễm HIV. Nếu do vô tình làm cho nạn nhân bị nhiễm HIV thì người phạm tội chưa bị coi là có tội lây truyền HIV cho người khác. Hành vi lây truyền HIV được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thông qua việc quan hệ tình dục (giao cấu), tiêm chích hoặc những hành vi khác lây qua hệ thống tuần hoàn (qua đường máu).
Đối với người bị hại: Người bị hại (nạn nhân) là người bị lây truyền HIV do hành vi của người phạm tội gây ra. Nếu người bị lây truyền HIV bị nhiễm HIV thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV, nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi lây truyền HIV cho người khác nhưng nạn nhân lại không bị nhiễm HIV thì nói chung không nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tuy nhiên, nếu nạn nhân chưa bị nhiễm HIV mà lại phạm tội trong những trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 117, Bộ luật Hình sự thì người phạm tội vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này nhưng ở giai đoạn chưa đạt. Việc xác định người bị hại có bị nhiễm HIV hay không là căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, nếu kết quả giám định của Hội đồng giám định còn có những vấn đề chưa rõ thì yêu cầu giám định lại.
Đối với tội cố ý truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 118, Bộ luật Hình sự. Cố ý truyền HIV cho người khác là hành vi của một người không bị nhiễm HIV nhưng đã cố ý truyền HIV từ người này sang người khác. Điều luật chỉ quy định người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự thì thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điều 118, Bộ luật Hình sự, nhưng xem xét một cách cụ thể chúng ta thấy giữa tội lây truyền HIV cho người khác với tội truyền HIV cho người khác không chỉ khác nhau về tư cách chủ thể mà còn khác nhau ở cả hành vi phạm tội.
Những điểm khác nhau đó là: Nếu ở Điều 117 có tên tội danh là “lây truyền…” thì ở Điều 118 tên tội danh là “truyền”, không có từ “lây”, chứng tỏ chỉ có người bị nhiễm HIV thì mới lây cho người khác được (lây bệnh cho người khác); “lây truyền” tức là truyền bệnh từ cơ thể của mình sang cơ thể của người khác, còn “truyền” không bao hàm nội dung của khái niệm “lây”, chỉ có nghĩa là truyền tải virus HIV từ cơ thể người có bệnh sang người chưa bị nhiễm bệnh.
Hành vi truyền HIV cho người khác nguy hiểm hơn nhiều so với hành vi lây truyền HIV cho người khác nên nhà làm luật coi hành vi truyền HIV là hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, còn hành vi lây truyền HIV nhà làm luật chỉ coi là hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng.
Nếu ở Điều 117 chủ thể của tội phạm nhất thiết phải là người bị nhiễm HIV, thì ở Điều 118 chủ thể của tội phạm tội có thể là người bị nhiễm HIV nhưng chủ yếu là người không bị nhiễm HIV, nếu là người bị nhiễm HIV thì virus HIV mà họ truyền cho người khác không phải virus HIV trong cơ thể của họ mà virus từ cơ thể của người khác. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa hai tội này và cũng vị vậy mà điều luật chỉ dùng động từ “truyền” mà không dùng động từ “lây truyền”.
Theo từ điển tiếng Việt thì “lây” là truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác, nên khi nói lây HIV cho người khác cũng có nghĩa là truyền HIV từ cơ thể mình sang cơ thể người khác rồi. Người bị hại (nạn nhân) là người đã bị truyền HIV là người có hành vi truyền HIV cho họ đã cấu thành tội phạm này rồi, không cần biết người bị hại có bị nhiễm HIV hay không. Nếu người bị hại không bị nhiễm HIV thì hành vi phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
Đối chiếu với những quy định của pháp luật về tội lây truyền HIV và tội cố ý truyền HIV, có thể thấy trong vụ việc này, các đối tượng mới chỉ có hành vi dùng ống chích và kim tiêm dính máu có chứa HIV/AIDS để đe dọa cướp 2 điện thoại di động và gần 600.000 đồng của anh K’Búi. Hành vi này chưa gây ra hậu quả là nạn nhân bị lây truyền đã bị nhiễm HIV từ người phạm tội. Do đó các đối tượng trong vụ việc này không phạm vào tội lây truyền hay tội cố ý truyền HIV cho người khác. Căn cứ các tình tiết trong vụ việc, có đủ cơ sở để khẳng định các đối tượng này đã phạm vào tội cướp tài sản theo Điều 133, Bộ luật Hình sự.
Theo Luật sư Đoàn Mạnh Hùng (Văn phòng Luật sư Hùng Mạnh)
An ninh Thủ đô
Lừa bán cổ vật đồng đen lấy gần 700 triệu đồng
Sáng ngày 12/1, tin từ Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đã bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Thu Vân (SN 1966, trú thôn Phú Hiệp 2, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, vào tháng 11/2016, Công an tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận hai đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Thu Vân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hai người đàn ông tại TPHCM với số tiền gần 700 triệu đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định, đây là đường dây chuyên lừa đảo bán cổ vật, đồng đen.
Theo đó, vào tháng 5/2015, bà Vân giới thiệu với ông Phùng V. T (TPHCM- thông gia với bà Vân), có chiếc lư hương nặng gần 4kg bằng đồng nguyên chất, màu xám đen và rao bán với giá 10 triệu đô la.
Đối tượng Nguyễn Thị Thu Vân tại cơ quan công an
Sau khi thỏa thuận mua bán, bà Vân chụp hình chiếc lư hương có màu xám đen gửi qua internet cho ông T xem và ông T chuyển cho bà Vân với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng làm cọc. Tuy nhiên, sau nhiều lần chuyển tiền, ông T nghi ngờ tính xác thực của hợp đồng nên làm đơn tố cáo cơ quan chức năng.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu bà Vân khai nhận đã câu kết với các đối tượng Trần Nhựt (còn gọi là Ba, SN 1946, trú tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) và Cấn Văn Tính (SN 1973, hộ khẩu tại TP Hà Nội, tạm trú tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), sử dụng cùng thủ đoạn lừa đảo trên để chiếm đoạt của ông Nguyễn V.L (ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) với số tiền 355 triệu đồng.
Chiếc lư hương đồng bà Vân dùng để lừa đảo
Khám xét tại nhà riêng của đối tượng Vân, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tang vật có liên quan tới vụ án lừa đảo trên.
Vụ án đang được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng tiếp tục mở rộng điều tra. Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đề nghị ai là nạn nhân của bà Vân hãy liên hệ với Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lâm Đồng để được giải quyết.
Minh Anh
Theo Dantri
Người đàn bà lừa bán lư nhang 10 triệu USD Người phụ nữ ở Lâm Đồng cùng đồng phạm giới thiệu có lư nhang nặng gần 4 kg bằng đồng đen nguyên chất và rao bán cho đại gia ở Sài Gòn với giá 10 triệu USD. Ngày 11/1, Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ Nguyễn Thị Thu Vân (52 tuổi, ở Lâm Đồng) và hai người đàn ông để điều tra...