Dũng “Khùng” bỏ ảnh vợ Tưởng Giới Thạch khỏi phim “Dạ cổ hoài lang”
Đạo diễn “Dạ cổ hoài lang” và êkíp sẽ đổi di ảnh nhân vật bà Tư Lành trong phim đang chiếu rạp bằng ảnh khác.
Đạo diễn Dạ cổ hoài lang cho biết sau khi nhiều khán giả cho rằng bộ phim đã chỉnh sửa ảnh bà Tống Mỹ Linh làm ảnh thờ, êkíp quyết định sẽ thay bức ảnh trong các phân đoạn phim.
Dũng “Khùng” (tên thân mật của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) chia sẻ đây là việc anh và êkíp “phải làm cho được” dù tốn công sức, tiền bạc vì phải trở lại phòng dựng.
Ảnh bà Tống Mỹ Linh (trái) và di ảnh nhân vật Út Trong trong phim “Dạ cổ hoài lang”.
Nguyễn Quang Dũng cũng cho biết điều khó nhất là phải thay toàn bộ bản chiếu ở các rạp hiện nay do phim đã ra rạp một tuần. “Chúng tôi phải làm công văn xin Cục Điện ảnh và ban kiểm duyệt, đó là điều rất phức tạp. Theo luật, tất cả những gì thay đổi so với bản phim nộp lưu chiểu đều phải trình duyệt lại”, anh chia sẻ.
Video đang HOT
Đạo diễn hứa sẽ khắc phục hết sức để có bản phim mới ra rạp trong thời gian sớm nhất. Anh cũng nhận trách nhiệm về vụ việc. Trong thời gian chờ thay thế, phiên bản hiện tại của Dạ cổ hoài lang vẫn được chiếu.
Theo thông cáo mới nhất từ đơn vị phát hành, sai sót này xảy ra do êkíp cho rằng phong tục người Việt kiêng dùng ảnh người thật đưa lên bàn thờ. Đạo diễn yêu cầu họa sĩ thiết kế phải tạo ra một bức ảnh hư cấu, dựa trên hình Oanh Kiều – diễn viên đóng vai Út Trong (vợ Tư Lành) thời trẻ, nhưng chỉnh sửa cho phúc hậu và phải có nét cổ xưa.
Tổ thiết kế đã tìm một bức ảnh có sẵn trên mạng Internet đáp ứng các đòi hỏi trên. Sau đó, họ dùng photoshop để sửa ra bức hình bà Tư Lành trong phim. Khi ra rạp và nhận phản hồi, tổ thiết kế xác nhận chỉ chú ý đến tạo hình sao cho phù hợp yêu cầu mà không tìm hiểu kỹ nguồn gốc bức ảnh được cho là chân dung phu nhân ông Tưởng Giới Thạch.
Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh được coi là một trong những đôi vợ chồng nổi tiếng nhất lịch sử thế giới. Họ tổ chức lễ cưới năm 1927, một thời gian ngắn sau ngày họ Tưởng giành quyền lãnh đạo Quốc dân đảng. Tống Mỹ Linh cùng chồng là Tưởng Giới Thạch từ Đại lục Trung Quốc chạy qua Đài Loan năm 1949. Sau khi ông Tưởng Giới Thạch mất năm 1975, bà Tống Mỹ Linh đã chuyển sang Mỹ và sống đến khi qua đời năm 2003.
Phim Dạ cổ hoài lang khởi quay cuối năm 2015, quy tụ dàn diễn viên như: Nghệ sĩ Ưu tú Hoài Linh, Chí Tài, Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Hoàng, Đình Hiếu, Will, Trish Le… Phim dựa trên vở kịch nổi tiếng do Thanh Hoàng viết kịch bản với hơn 1.000 suất diễn, kể về cuộc sống những người Việt xa xứ vẫn nặng lòng với quê hương.
Theo Tam Kỳ (Vnexpress)
Dũng Khùng xin lỗi vì lấy ảnh bà Tống Mỹ Linh làm ảnh thờ
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết đó là thiếu sót của tổ thiết kế phim "Dạ cổ hoài lang" nhưng anh chịu mọi trách nhiệm và xin lỗi khán giả.
Trước những phản ứng của cư dân mạng về việc phim Dạ cổ hoài lang sử dụng hình ảnh bà Tống Mỹ Linh - phu nhân của Tưởng Giới Thạch làm ảnh thờ, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã giải thích trên trang cá nhân.
Anh viết: "Khi biết tin, tôi đã hỏi tổ thiết kế thì họ trả lời rằng đã dùng hình mặt diễn viên áp vào một khung hình có ảnh thờ mà họ tìm trên mạng. Tôi tin tổ thiết kế thật sự không có ý gì cả, thật chất tôi cũng chưa thấy hình của Tống Mỹ Linh trước vụ này và tôi nghĩ không một người Việt Nam nào cố ý trong trường hợp này".
Nam đạo diễn cũng xin nhận mọi trách nhiệm về mình và gửi lời xin lỗi khán giả trước sự cố đáng tiếc này.
Hoài Linh và Chí Tài trong cảnh quay ở Canada. Ảnh: ĐPCC.
Trao đổi với Nguyễn Quang Dũng, anh cho biết thêm ê-kíp dự định làm đơn lên Cục Điện ảnh xin sửa đổi lại bản phim đang chiếu ở các rạp. Việc chỉnh sửa không quá khó khăn nhưng nếu mang phim đi duyệt khá mất công, phải nộp lưu chiểu. Vì vậy chúng tôi muốn xin phép Cục cho sửa nhưng bỏ qua khâu kiểm duyệt, lưu chiểu.
Không chỉ bị phản ứng vì dùng ảnh của bà Tống Mỹ Linh làm hình thờ, Dạ cổ hoài lang còn nhận những ý kiến trái chiều về nội dung và bối cảnh. Nhiều người cho rằng phim bộ phim chưa thoát khỏi bóng dáng của vở kịch với nhiều phân đoạn không mang chất điện ảnh.
Nguyễn Quang Dũng thẳng thắn cho rằng: "Tôi đâu phải người quá tài năng để tạo nên tác phẩm xuất chúng. Với trình độ làm phim hiện tại của Việt Nam thì khó tạo ra một bộ phim hoàn mỹ. Phim nào cũng có khen chê là điều tất nhiên. Nếu khán giả đồng cảm với mình sẽ khen còn không thì chê. Khán giả chê là do tôi dở".
Dũng Khùng và Hoài Linh trong ngày ra mắt phim. Ảnh: Bá Ngọc.
Trả lời về thắc mắc bối cảnh phim quá đơn điệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, đạo diễn chia sẻ: "Câu chuyện của phim vốn dĩ không cần nhiều bối cảnh. Còn đoạn ở Canada, tôi muốn góc quay, chọn gam màu buồn tẻ để nói lên cuộc sống nhàm chán của hai ông già ở xứ người. Điều này đối lập hình ảnh quê hương với những cú máy dài, màu sắc rạng rỡ".
Theo Dũng Khùng, khi làm phim anh chấp nhận tất cả lời khen chê. "Ai đồng cảm tôi cảm ơn, còn không tôi chịu", anh nói.
Theo Zing
Dạ cổ hoài lang: Cảm xúc đong đầy nhưng cần thêm chăm chút Được mong chờ, kỳ vọng rất nhiều, "Dạ cổ hoài lang" phiên bản điện ảnh đã phần nào lột tả được tinh thần của vở kịch nổi tiếng Dạ cổ hoài lang là một trong những tác phẩm điện ảnh được mong chờ bậc nhất trong năm 2017, đây cũng là bộ phim đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Nguyễn Quang...