Đừng khép lòng khi mùa xuân gõ cửa
Thôi phân biệt nội ngoại, thôi tính toán bạc tiền, thôi những trách hờn nhỏ nhen ích kỉ, Tết rồi, cùng nhau trở về nhà thôi, để tay nắm lấy tay, để ôm nhau một cái thật nhẹ nhàng, để cùng quây quần một bữa cơm đông đủ sum vầy mà ngày thường không có được.
Em ngồi đó, tay khuấy khuấy ly cà phê màu nâu buồn bã. Em nói sợ nhất là Tết, bởi Tết thì không thể không về nhà. Mà về nhà thì lại cảm thấy mệt mỏi và cô đơn đến kì lạ.
Bố mẹ em ly thân đã hai năm nay rồi. Sở dĩ họ chưa ly hôn vì chưa thống nhất được phân chia tài sản, đất đai. Bố em ngoại tình với một cô nhân viên cấp dưới. Mẹ em biết được, không làm ầm ĩ, chỉ lẳng lặng trả thù bằng cách “ông ăn chả, bà ăn nem”. Rồi một ngày mọi việc bung bét vỡ lở, ông chỉ trích bà, bà chửi rủa ông, ai cũng sai nhưng ai cũng cho rằng đối phương sai nhiều hơn. Những cuộc cãi vã, những trận khẩu chiến thưa dần, thay vào đó là sự im lặng lành lùng đến ghê người, ngột ngạt.
Dù nhà rộng người thưa, em vẫn viện đủ cớ để thuê trọ ở ngoài. “Ngày thường có thể lấy lý do bận bịu nọ kia mà ít đáo qua nhà. Nhưng tết thì không thể không về chị ạ. Mà lạ thật, càng ngày em càng nhớ những cái tết ngày xưa. Thời nhà em còn nghèo, thời bố em còn là nhân viên, còn mẹ em vừa làm công chức vừa bon chen bán hàng dịp tết kiếm thêm đồng ra đồng vào. Những năm đó, tết chưa đủ đầy nhưng sao mà yên vui đầm ấm.
Rồi bố em được thăng chức, mỗi năm tết đến quà cáp đầy nhà. Mẹ em chỉ việc mặc thật đẹp để đón khách, không còn cảnh sấp ngửa bán buôn như trước. Nhưng cũng từ đó, gia đình em bớt vui hơn, bố mẹ hay cãi vã nhau hơn. Họ không còn quan tâm đến nhau. Thậm chí có lần mẹ nói nếu không vì em thì mẹ đã bỏ bố lâu rồi. Em tự hỏi, phải chăng em chính là nguyên nhân khiến họ phải sống chung và chịu đựng nhau như thế?”
Ly cà phê trước mặt em, đá đã tan làm màu nâu tan loãng, nhạt như chính nụ cười của em. “Tết nào vui bằng tết đoàn viên. Thế gia đình không đoàn viên thì có còn gọi là tết không chị nhỉ?” Tôi chẳng biết nói gì chỉ thấy lòng có đôi chút buồn lây. Những người như em, tết sợ về nhà vì không có bữa cơm sum vầy, vì gia đình thiếu vắng yêu thương. Bạc tiền rõ ràng không mua được niềm vui ấm êm, cớ sao có rất nhiều người vì bạc tiền mà xới tung những ấm êm mình đang có.
Còn nhớ, chừng này năm ngoái, vợ chồng nhà bên có cãi nhau về chuyện tết này ăn tết ở đâu. Mà nhà kia lạ lắm, năm nào dịp gần tết cũng lục đục, khi thì là chuyện biếu xén bạc tiền, quà cáp nội ngoại, khi thì ăn tết nội mấy ngày rồi về ngoại. Và năm ngoái là ăn tết ở đâu trước. Anh chồng hậm hực gào lên ” Tết dĩ nhiên phải về nội trước. Sao năm nào về ăn tết cô cũng làm như đi đày thế hả. Nhà chồng thì không phải là nhà à mà nhất thiết cứ phải về ngoại?” “Đến bao giờ thì anh thôi cái kiểu gia trưởng ấy đi. Anh muốn về nhà anh thì cũng để tôi về nhà tôi chứ.
Hai vợ chồng ấy đã ly hôn. Vì năm ấy, cô vợ nhất quyết về ăn tết ngoại mà không được sự đồng ý của chồng. Vì năm ấy, vào tối ba mươi tết mẹ chồng chị gọi điện cho thông gia bảo ông bà không biết dạy con nên gửi lại nhờ ông bà dạy hộ. Vì năm ấy chị vợ nhận ra chị không thể gắn bó suốt đời với một người đàn ông gia trưởng, ích kỉ và vô tâm vô tình như thế.
Có nhiều cặp vợ chồng bình thường thì yên lành mà tết về lại lục đục. Nào là chuyện quà tết nội ngoại không công bằng, nào là tiền mừng tuổi ít nhiều cao thấp, nào là những hỏi đòi, trách móc…vô vàn lý do để người ta so đo mệt mỏi, để người ta sợ tết và không còn háo hức được về nhà.
Tết cơ mà nhỉ? Tết là để trở về, để xa xôi thành gần gũi, để gặp gỡ anh em, để sum vầy nội ngoại. Tết là để mỗi người xích lại gần nhau, cớ sao nhiều người lại tìm cách đẩy nhau ra xa đến thế.
Một năm trôi qua với bao nhiêu vất vả lo toan bộn bề xuôi ngược. Một năm trôi qua với những xa xôi, thương nhớ, mong chờ. Tết, mẹ cha mong con về không phải để được con cái cho biếu bạc tiền. Tết, anh em mong nhau về không phải để tặng nhau quà cáp.
Video đang HOT
Vậy nên, thôi phân biệt nội ngoại, thôi tính toán bạc tiền, thôi những trách hờn nhỏ nhen ích kỉ. Tết rồi, cùng nhau trở nhà về thôi, để tay nắm lấy tay, để ôm nhau một cái thật nhẹ nhàng, để cùng quây quần một bữa cơm đông đủ sum vầy mà ngày thường không có được. Dù giàu dù nghèo, dù xa cách ngàn trùng hay ngõ kề vách sát thì hạnh phúc nhất vẫn là mỗi khi năm hết tết về được ở cạnh những người mình yêu thương.
Xuân về, cây rụng lá đã đâm chồi nảy lộc, hoa đã bung mình khoe sắc muôn nơi, hà cớ gì ta cứ tiết kiệm những yêu thương, hà cớ gì cứ cố khép cửa lòng mình khi mùa xuân đã về gõ cửa.
Lê Giang
Theo dantri.com.vn
Từ bao giờ Tết trở thành ngày hội than thở 'Ế' và những cuộc đua tuyển người yêu?
Hết năm này đến năm khác, nhiều người vẫn cứ ngồi than thở mãi về câu chuyện muôn thuở: "Tết nhất đến nơi rồi mà vẫn chưa có người yêu về ra mắt ra đình".
Thực ra, có người yêu trong dịp Tết hay không chẳng quan trọng. Về với gia đình, đón một cái Tết đoàn viên, như thế không phải hạnh phúc hơn sao?
Tôi sấp mặt với một đống dealine phải hoàn thành trước Tết. Năm nào cũng vậy, vào dịp này là việc chất cao như núi, lúc buông tay ra khỏi máy tình thì trời đã nhá nhém tối, trở về nhà và chỉ muốn nằm thừ trên chiếc giường con. Đôi khi có chút thời gian rỗi, tôi lại lướt nhẹ facebook để tán gẫu cùng tụi bạn thân, đọc vài mẫu chuyện vui mới được chia sẻ đâu đó. Thế mà, ngập facebook, đâu đâu trên các fanpage, đến trang cá nhân của bạn bè, người người xôn xao về vấn đề nóng hổi: Tết này phải có gấu. Nghìn like, chục chia sẻ, nhanh đến chóng mặt.
Vài ngày trước, vô tình tôi click vào một trang báo, đọc được câu chuyện về công ty bảo hiểm ở Trung Quốc thưởng cho các nhân viên nữ thêm 8 ngày nghỉ để tìm bạn trai về ăn Tết. Thậm chí, nhiều trung tâm còn đổ xô "đại hạ giá" hàng loạt mỹ nam để phục vụ dịch vụ cho thuê bạn trai dịp Tết. Cứ tưởng nói chơi, ai ngờ họ làm thật. Tôi giật mình, 23 năm nay cắm đầu vào công việc, giờ quay lại: " Cuộc sống con người thiếu thốn tình cảm đến thế sao?".
Trên facebook, ngập các fanpage, trang cá nhân của bạn bè, người người xôn xao về vấn đề nóng hổi: Tết này phải có gấu.
Từ những cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 cho đến sinh viên đại học, thậm chí là những ông anh, bà chị đang có việc làm ổn định tháng lương cả vài chục triệu, nhưng ai nấy đều than thở vì cái lý do chung: "Sắp Tết rồi, vẫn chưa có gấu về ra mắt thầy u". Nhiều người còn mạnh dạn hơn đăng những dòng trạng thái với nội dung: Tuyển hoặc thuê gấu về ra mắt gia đình mấy ngày Tết, mức cát-xê tuỳ theo sản phẩm... "Xôm" hơn thì sẵn sàng truy tìm ngay: " Ở đâu có dịch vụ cho thuê gấu 3 ngày Tết để về ra mắt gia đình không nào?".
Chẳng biết từ bao giờ, Tết bỗng trở thành "ngày hội" than "ế" và những cuộc thi sắc tuyển người yêu trở nên xốt xình xịch. Ừ thì, đi chơi với đám bạn lâu ngày gặp, thấy chúng nó có đôi có cặp, một mình cũng buồn, cũng "mót". Về quê chơi vài ngày Tết, bố mẹ, ông bà, lại xúm xít hỏi: " Đã có người yêu chưa?", "Sắp cưới vợ chưa?", "Sao Tết rồi không dẫn người yêu về gia mắt?''... Đấy, cứ thế, Tết về, đến hẹn lại lên, ai cũng ba chân bốn cẳng đi tuyển gấu cho có cặp, có đôi và để vừa lòng thiên hạ.
Thay vì cứ lên mạng than thở mãi về câu chuyện nhọc nhằn ấy, tại sao chúng ta không một cố gắng chọn cho một ngày để ngồi cạnh những người thân yêu.
Rồi vì sợ cô đơn, chúng ta bất chấp lao vào những cuộc tình không đầu không cuối, chóng vánh như kiểu "mượn nhau" cho những ngày Tết.
Thay vì cứ lên mạng than thở mãi về câu chuyện nhọc nhằn ấy, tại sao chúng ta không cố gắng chọn cho một ngày đi mua cho gia đình những món quà đáng quý, ngồi mâm cơn sum vầy cùng mọi người, hay tán dóc cùng bạn lâu ngày, cắn xíu hạt dưa, miếng mứt gừng, ly trà nóng,... như thế Tết không phải mới trọn vẹn ý nghĩa sao?
Ở đây, tôi không nói đến những ai may mắn đã có đôi, có cặp trong những ngày Tết. Ai có gấu thi vui vẻ, vì có thêm người vui chơi, ở cạnh nhau. Còn những ai vẫn đang độc thân... cũng chẳng sao! Tết với chúng ta là dịp để họ hoàn thành nốt những dự định cuối năm, kiếm thêm tiền để đi mua sắm, làm đẹp cho bản thân và về nhà sắm sửa một cái Tết đầm ấm bên gia đình. Như vậy chẳng phải ý nghĩa hơn sao?
Đâu nhất thiết cứ phải có gấu trong những dịp lễ, Tết mới là hạnh phúc đâu?
Tôi quen một anh bạn, năm nay 28, quen được cô B vừa xinh vừa có tài được 3 năm. Thế mà, năm nào Tết đến cũng đắn đo đủ thứ chuyện. Nào là đưa bạn gái đi làm tóc, mua sắm, đi chơi đâu trong dịp Tết, thậm chí là phải "vắt óc" để nghĩ xem mua món quà nào tâm lý để tặng bố mẹ vợ tương lai... Đấy, có người yêu là đủ thứ chuyện phải nghĩ, đủ thứ chuyện khiến chúng ta phải đắn đo.
Thật ra không có người yêu thì dịp Tết cũng chẳng phải cô đơn. Chúng ta còn có gia đình, bạn bè cũ. Tết là dịp để về đoàn viên, sum họp cùng gia đình chứ có phải "ngày hội" kiếm gấu đâu?
Tết không phải là "đại hội kiếm gấu", nhớ nhé. Hãy để nó trở về với đúng ý nghĩa của ngày đoàn viên.
Tết Nguyên đán là dịp duy nhất để chúng ta sum vầy sau một năm mưu sinh dài đằng đẵng.
Tết Nguyên đán mỗi năm cũng chỉ có một lần. Là lúc những người đi xa xứ trở về nhà, sum họp cùng với gia đình. Có ý nghĩa nào lớn hơn cảm xúc sau một năm vất vả, quay cuồng với những sóng gió của cuộc đời rồi được quây quầy bên cha mẹ, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa đón năm mới, cùng nhau nấu mâm cơm cúng tổ tiên đêm giao thừa... Những điều đơn sơ ấy khiến Tết trở thành ngày ý nghĩa nhất năm để sống trong những thời khắc yêu thương và bình yên nhất.
Một năm xa nhà, người nơi này, kẻ nơi khác, đôi khi điều nhỏ nhất đó là ngồi cùng nhau bên mâm cơm đầy đủ thành viên, với nhiều gia đình lại chẳng có. Tết đến là dịp để chúng ta gắn kết lại những yêu thương, trao cho nhau những lời chúc tốt lành, bình yên. Hạnh phúc ngày Tết đơn giản chỉ là những điều giản dị như thế mà thôi!
Trong một năm, kẻ tha hương cầu thực, lăn lộn nơi này nơi kia vì mưu sinh, công việc, có thể trải qua nhiều vấp ngã, cứ trở về nhà đi, sự bao dung của gia đình sẽ làm mọi thứ phai nhòa trong bạn. Và cho dù ta có mắc bao sai lầm, vấp ngã bao nhiêu, về với gia đình, chúng ta vẫn mãi là những đứa trẻ luôn được đùm bọc, chở che.
Vậy tại sao chúng ta cứ miệt mài, gồng mình lên đi tìm những thứ tình cảm, hạnh phúc ở đâu xa mà không thấy rằng hạnh phúc đang nằm trong lòng bàn tay của chính mình?
Đừng cố gắng quay cuồng trong những cuộc kiếm "gấu". Tết là ngày của gia đình cơ mà.
Hỡi những người trẻ ơi, sao không nhanh chân trở về nhà và đón Tết thôi!
Thế giới ngoài kia dù rộng lớn, có đi qua những cung đường và gặp gỡ được nhiều người, có thêm nhiều mối quan hệ mới thì cuối cùng tất cả đều dạy cho chúng ta những bài học về nỗi nhớ, về tình yêu, về khao khát được trở về sum vầy cùng gia đình. Bởi điều chắp cánh cho ta chinh phục những thử thách, vượt qua những sóng gió để khẳng định chính mình, không phải là sức mạnh vô hình nào khác, mà đó là gia đình.
Hỡi những người trẻ ơi, hãy đi nốt những chuyến đi cuối cùng của mình trong năm nay rồi trở về nhé. Tuổi trẻ chúng ta còn nhiều thời gian và cơ hội để đi, để chinh phục nhưng cơ hội đón Tết đầy đủ cùng gia lại đình ngày càng ít đi.
Tết rồi, về với gia đình kể cho họ nghe những bài học, thăng trầm bạn đã có được trong một năm qua. Và kể cho họ nghe về câu chuyên hạnh phúc: Tết này là Tết của đoàn viên!
Theo emdep.vn
Gia đình không đơn giản chỉ là một cái tên, ai ơi cả năm có bận rộn thế nào, đừng quên về quê ăn Tết đoàn viên nhé! Sếp còn có thể thay thế, thưởng Tết năm nay không có thì năm khác, còn cha mẹ sẽ chẳng còn mãi ở đó đề chờ bạn "sắp xếp công việc"...về quê ăn Tết được. Chính xác thì gia đình là gì? Nhà bạn có thể đi thuê, cơm bạn có thể ăn quán, ốm đau cũng có thể ra bệnh viện tư,...