Dùng kháng sinh phải uống đủ liều
Tôi năm nay 65 tuổi, tôi đang phải uống thuốc kháng sinh levofloxacin để điều trị bệnh viêm tiền liệt tuyến. Dùng được 5 ngày tôi thấy hết triệu chứng bệnh, tôi có nên ngừng thuốc không?
Vũ Văn Việt (Lạng Sơn)
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới, gây ra những rối loạn trong việc đi tiểu (tiểu đêm, tiểu són, đau buốt khi đi tiểu…) ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Các biện pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt bao gồm điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Điều trị nguyên nhân sử dụng các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn. Các thuốc kháng sinh thường được kê đơn là: trimethoprim, clarithromycin, levofloxacin…
Người bệnh cần tuân thủ dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
Tùy thuộc vào mức độ viêm mà sử dụng kháng sinh đường tiêm hay đường uống, điều trị ngoại trú hay nội trú. Thời gian dùng kháng sinh tối thiểu là 14 ngày, có thể kéo dài trên 3 tuần nếu cần thiết. Thuốc kháng sinh phải được dùng đều đặn trong suốt thời gian chỉ định nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.
Do đó bác cần dùng hết liệu trình theo sự kê đơn của bác sĩ. Rất nhiều bệnh nhân đã tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy tốt hơn sau vài ngày sử dụng do tư tưởng uống “thuốc Tây” nhiều sẽ hại người.
Video đang HOT
Việc này gây “lờn thuốc” tức không còn tác dụng khi tái sử dụng lại kháng sinh đó. Thêm vào đó, việc ngừng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân của hiện tượng kháng thuốc gây bất lợi cho quá trình điều trị.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị triệt để, bệnh dễ tái phát. Vì vậy, khi đã đươc kê toa thuốc điều trị, bác cần tuân thủ phác đồ điều trị, không tự ý ngừng, hoặc giảm liều thuốc mà chưa có ý kiến của thầy thuốc.
Chúc bác nhanh khỏi bệnh.
Hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (7/4): Việt Nam nỗ lực chống kháng thuốc
Việt Nam được coi là vùng trũng của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là kháng thuốc kháng sinh. Tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam chiếm 40%, đứng thứ tư về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Kháng thuốc không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp bách, đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều chương trình hành động thiết thực để nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, từ tuyên truyền trong lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý đến kiểm soát kê đơn, bán thuốc và quản lý chất lượng kháng sinh cả nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước,...
Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho bệnh nhân co tuổi bị cúm A/H1N1 rất nặng, phải áp dụng các kỹ thuật cao như lọc máu liên tục, điều trị thở máy, tuần hoàn ngoài cơ thể, điều trị kháng virus....(2/2019). Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Các đại biểu cùng sinh viên cam kết hành động phòng chống kháng thuốc tại lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc năm 2019. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Thời gian gần đây tình trạng kháng thuốc đối với trẻ mắc bệnh viêm màng não mủ gia tăng. Đây là căn bệnh rất dễ gây ra những hậu quả để lại di chứng cho trẻ nhỏ. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 có hơn 14.300 bệnh nhân mắc lao mới, ước tính 587 người mắc lao đa kháng thuốc và 114 người mắc lao siêu kháng thuốc. Tình hình lao đa kháng thuốc rất đáng báo động, số ca lao kháng thuốc Thành phố phát hiện chiếm 40% của cả nước. Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Xét nghiệm lao (đọc tiêu bản lao) tại Bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh). Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Bệnh viện Bạch Mai cứu sống một bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết nặng do vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc hiếm gặp (10/2014). Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Bác sĩ khám, điều trị cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Tiền Giang. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Ngày 30/1/2021, Bệnh viện Trung ương Huế sử dụng kỹ thuật xạ phẫu mới để điều trị thành công cho bệnh nhi 13 tuổi bị động kinh kháng thuốc. Ảnh: TTXVN phát
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trưởng khoa Vi sinh Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh thực hiện lượng giá phương pháp mới chuẩn đoán lao đa kháng thuốc với kết quả chính xác và nhanh chóng, chỉ trong vòng 24-48 giờ thay cho 4-5 tháng theo phương pháp cũ. Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Cả nước có hàng chục nghìn bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc. Số bệnh nhân lao đa kháng thuốc chưa được quản lý sẽ là nguy cơ tiếp tục lây nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc trong cộng đồng. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Chuyên gia Australia: Xà phòng diệt khuẩn đang tạo ra siêu vi khuẩn kháng kháng sinh Giới khoa học Australia cảnh báo, việc lạm dụng các loại xà phòng diệt khuẩn, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid-19, đang ngày càng góp phần làm trầm trọng thêm nguy cơ phát triển các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Việc xuất hiện ngày càng nhiều loại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang gây rất nhiều...