Dùng khăn ướt có thực sự tốt?
Hiện nay, nhiều bà mẹ ở thành thị đã coi khăn giấy như vật bất ly thân trong quá trình chăm sóc con cái. Họ coi đó là cách chăm sóc văn minh, hiện đại, tiết kiệm thời gian và thay thế hoàn toàn cho việc dùng khăn tay, nhưng điều này có thật sự tốt?
Trên thị trường hiện bày bán rất nhiều sản phẩm khăn ướt từ cao cấp đến bình dân. Đây là những sản phẩm được nhiều người lựa chọn để làm sạch da cho gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với thông điệp quảng cáo tiện lợi, diệt khuẩn và tuyệt đối an toàn cho da đã được nhiều gia đình thay thế hẳn cho việc dùng khăn tay.
Ảnh minh họa
Trái với niềm tin tuyệt đối của người tiêu dùng nhiều chuyên gia trong ngành hóa học lại tỏ ra khá dè dặt khi nhận định về mức độ an toàn của sản phẩm khăn ướt.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Hữu, Khoa Hóa học, Đại học Công nghiệp Hà Nội, nếu các loại khăn này sau khi được tẩy rửa và giặt mà loại bỏ được hết các thành phần chất tẩy rửa thì không sao, nhưng khi còn lẫn thì rất nguy hiểm, vì da của chúng ta rất mẫn cảm. Bên cạnh đó, nếu dùng những khăn ướt lẫn hóa chất lau miệng rất có thể hóa chất sẽ đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến một thực tế là trên thị trường các sản phẩm khăn ướt được bày bán hết sức đa dạng về chủng loại, mẫu mã, trong số này có không ít những sản phẩm có xuất xứ không rõ ràng. Và theo ghi nhận tại các bệnh viện da liễu đã có không ít trẻ bị nổi mẩn ở “vùng kín”, thậm chí dị ứng khắp người khi sử dụng khăn ướt.
Vì vậy, theo nhận định của các chuyên gia không nên lạm dụng các sản phẩm khăn ướt mà chỉ nên sử dụng trong những trường hợp không thể dùng khăn khô để làm sạch.
Theo VNE
Lợi ích từ củ riềng
Không chỉ mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt cho từng món ăn, củ riềng còn có tác dụng trị bệnh mà không phải ai cũng biết.
Ảnh: flickr.com
Dưới đây là những lợi ích của củ riêng đôi với sức khỏe.
Riêng là nguôn cung câp dôi dào các chât natri, sắt, chât xơ, vitamin A, C và flavanoid... Những dưỡng chât này đóng môt vai trò quan trọng trong viêc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thê.
Riềng chứa các hoạt chât mang đặc tính kháng viêm nên rât có ích trong viêc điều trị viêm khớp, thâp khớp, phong thâp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít đê lại sẹo. Bên cạnh đó, nó cũng còn có khả năng điêu trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.
Riềng còn chứa nhiêu chât chống ôxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phân phòng ngừa và điêu trị các căn bênh vê da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.
Để cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể, bạn nên bô sung riềng vào thực đơn ăn uông hàng ngày của mình.
Ngoài ra, riêng còn có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mật, ruột co thắt và đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu.
Bạn cũng có thê nhai vài lát riêng tươi đê kiêm soát chứng say tàu xe, buôn nôn và trị đau răng.
Lưu ý: phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng riềng thường xuyên vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không có lợi cho cơ thể.
Theo PNO
11 lý do nên ăn cà chua Cà chua có tác dụng tốt trong việc giảm béo, giảm ung thư, ngăn ngừa đột quỵ, tốt cho bệnh nhân tiểu đường... Một số người khẳng định cà chua nên được nấu chín để đảm bảo tối đa dinh dưỡng. Tuy nhiên không hoàn toàn là như vậy. Mặc dù lycopene được hấp thụ tốt nhất từ cà chua đã nấu chín...