Đừng im lặng!
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Em luôn tâm niệm điều đó nên lúc nào cũng cố gắng một cách có ý thức để giữ “lửa” cho gia đình. Nhưng sau gần 15 năm vợ chồng, em ngày càng không hiểu anh nghĩ gì.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Niềm hy vọng về một gia đình mà em vẫn cố công vun vén ngày càng trở nên xa vời hơn và hình như không thể chạm tới. Sự kiên nhẫn, sức chịu đựng tưởng như bền bỉ trong em cũng ngày càng cạn. Bao nhiêu năm nay em cứ cố gắng. Cố gắng mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm… để đến hôm nay em tự hỏi, liệu mình có thể “ráng” được bao lâu nữa? Rồi em lại nghĩ, liệu mình có sai không sau tất cả những gì đã cố gắng?
Ngày xưa em yêu anh là bởi anh hiền. Em “ưng” anh hơn cả những chàng khác vì tính “hiền khô”, “thiệt tình” của anh. Chẳng lẽ em đã sai?
Video đang HOT
Em đi làm, chỉ là nhân viên văn phòng, lương ba cọc ba đồng, vẫn một mình tìm cách này cách khác vun vén, lo toan cho gia đình, chồng con. Rồi quan hệ bà con, bạn bè sao cho tươm tất, đẹp lòng chồng mà không hề than vãn.
Em hiểu công việc anh làm vất vả lại không ổn định, lúc có lúc không nên không nỡ đòi hỏi. Em vui vẻ đón nhận những khoản tiền anh đưa mà chưa hề có ý kiến gì thêm. Đến nỗi, có tháng người ta chậm trả lương, anh cũng không lo, lại bảo rằng: “Tiền chưa xài thì còn đó chứ có mất đi đâu!”. Em một mình tự xoay xở. Buồn nhưng em nghĩ: Cũng tại anh hiền quá nên ngại hỏi người ta… Em có sai không?
Anh về nhà mọi thứ đều ổn, cả việc đưa con trai đi học một ngày ba bốn bận cũng là em. Em nghĩ, dù sao công việc của mình cũng nhẹ nhàng hơn, ráng một chút để anh có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Lúc rảnh, em tìm những câu chuyện vui, em tạo ra những tiếng cười, em muốn gia đình mình ấm áp, sẻ chia… nhưng anh vẫn thản nhiên, im lặng.
Vợ chồng mình chỉ có một đứa con, lại là con trai đang tuổi tập làm “người lớn”. Em lo lắm nên vẫn thường nhắc anh phải quan tâm, gần gũi con nhiều hơn để hiểu con cần gì, muốn gì mà kịp thời “dắt” con đi đúng hướng. Em là mẹ, bao nhiêu năm nay sát cánh bên con, nhưng đến giai đoạn này dù cố gắng vẫn không thể thay thế vai trò, trách nhiệm của người cha… Nhưng anh vẫn thản nhiên và im lặng.
Cho đến hôm qua, bao nhiêu dồn nén trong em đã nổ tung. Em đi khám bệnh tận Sài Gòn từ sáng sớm đến bảy tám giờ tối chưa về, anh cũng chẳng một lần điện hỏi xem em bệnh ra sao. Em sống chết thế nào anh không cần biết. Em về khóc lóc, kể lể, trách móc… Anh vẫn im lặng. Sự im lặng dường như cố hữu. Em thực sự đã kiệt sức và không thể cố thêm nữa… Mấy cô bạn thân bảo em sai, sai ngay từ đầu. Họ còn bảo, sai thì phải sửa. Phải thương lấy thân mình chứ!
Nhưng em bối rối lắm. Có quá trễ không nếu chúng ta bắt đầu lại? Em cũng không muốn buông tay sau tất cả những gì mình đã có.
Theo PN
Nhà có biến
Nếu chẳng may gia đình rơi vào cảnh lao đao, khốn khó vì chồng, những người làm vợ liệu sẽ đứng ra chung vai gánh vác hay sẽ quay lưng ra đi?
"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" - chính nhờ quan niệm sống đậm chất truyền thống này mà những bất đồng, cãi vã, những mâu thuẫngia đìnhmới không đủ sức khiến cho người ta ly tán. Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó, cuộc sống gia đình rơi vào hoàn cảnh bế tắc do chính công cuộc "xây nhà" của người chồng, liệu người "xây tổ ấm" có đủ vững vàng để tiếp tục sứ mệnh của mình?
Một ngày không đẹp trời nào đó, do kinh tế suy thoái hoặc bị đối tác lật lọng, bao vốn liếng mà chồng dốc hết vào làm ăn bỗng dưng đổ ra sông ra biển. Anh ấy rơi vào tình thế phá sản, bị chủ nợ truy đuổi gắt gao. Trước tình hình đó, người chồng buộc phải lánh mặt đi đâu đó để tránh các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Lúc này, người vợ phải chống chọi 1 mình, đồng thời còn phải gánh vác thêm trách nhiệm với con cái và gia đình nội, ngoại hai bên.
Đặt mình vào hoàn cảnh nói trên, mỗi người phụ nữ lại có những lựa chọn khác nhau để có thể bước tiếp trên con đường mình đã chọn.
Cần nguồn động viên để đứng vững
Phương Thảo (nhân viên văn phòng) hoàn toàn không phải là người phụ nữ dựa dẫm vào chồng trong cả về kinh tế và cách suy nghĩ, nhưng chị cho rằng: "Theo tôi, trong cuộc sống, chúng ta không biết trước được điều gì sẽ xảy ra, vợ chồng sống với nhau không chỉ vì tình yêu mà còn vì tình nghĩa, và cần cả trách nhiệm với nhau, với gia đình.
Nếu như chồng tôi rơi vào hoàn cảnh như trên, tôi sẽ vẫn ở bên chồng mình mặc dù sẽ phải gánh vác công việc, trách nhiệm gia đình và có thể còn phải đối mặt với chủ nợ thay anh ấy. Có một điều chắc chắn là khi phải đối mặt với chuyện này, tôi sẽ không tránh khỏi hụt hẫng, mệt mỏi vì bình thường các bà vợ vẫn luôn có chồng ở bên để chia sẻ. Điều này không có gì khó hiểu cả. Người phụ nữ nào cũng vậy, dù có mạnh mẽ đến đâu, thì với họ, người chồng vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, là bờ vai mà họ ngả vào mỗi khi thấy mình mệt mỏi.
Cuộc sống luôn có nhiều khó khăn, vợ chồng sống với nhau còn có tình nghĩa, nếu vượt qua được khó khăn này thì tình cảm vợ chồng sẽ gắn bó hơn. Cho dù gia đình đang gặp biến cố lớn, nhưng công viêc thì vẫn phải tiếp tục và con cái vẫn phải chăm lo. Vì thế, trong lúc chồng đi xa như vậy, tôi sẽ tìm sự trợ giúp từ hai bên nội ngoại. Việc phải tạm xa chồng một thời gian do hoàn cảnh bắt buộc sẽ không làm tôi nản lòng, mà thay vào đó, tôi sẽ tìm cách động viên chồng mình. Và nếu như anh ấy là người có chí thì sẽ có thể vượt qua khó khăn mà làm lại từ đầu với sự ủng hộ của gia đình và vợ con."
Sai lầm của chồng là lỗi của vợ
Mai Tình (giáo viên tiểu học) không tránh khỏi giật mình khi đặt giả thiết bản thân rơi vào tình huống như trên. Chị chia sẻ: "Chắc chắn người vợ phải nắm được phần nào công việc làm ăn của chồng, và khi công việc thua lỗ, chồng buộc phải bỏ đi chỉ là phương án cuối cùng. Dù dù thế nào tôi vẫn phải sẵn sàng đương đầu với khó khăn.
Hiển nhiên là, gia đình đang bình yên bỗng xảy ra biến cố thì bất cứ ai cũng bị ảnh hưởng về tâm lý, về công việc. Nhưng xét theo phương diện cá nhân, từ khi còn bé, cuộc sống của gia đình tôi cũng chỉ có 2 mẹ con nương tựa vào nhau là chính, nên việc vắng đi sự hiện diện của người đàn ông - ngườitrụ cột trong gia đình, điều đó không đến mức khiến tôi lâm vào tình thế khủng hoảng. Tôi tin rằng mình có thể vượt qua đươc sự hụt hẫng để gánh vác trách nhiệm của mình, tiếp tục thay thế chồng tạm thời làm chỗ dựa cho bố mẹ 2 bên và các con.
Còn nếu đây không phải là lần đầu chồng tôi làm gia đình rơi vào hoàn cảnh tương tự, thì tôi nghĩ rằng câu nói 'Khi người đàn ông mắc lỗi lần đầu thì đó là sai lầm của anh ta, nhưng khi người đàn ông mắc lỗi những lần sau thì đó là do sai lầm của người phụ nữ' rất chuẩn xác. Người phụ nữ không quyết đoán, không có chính kiến sẽ khiến người đàn ông có cơ hội tiếp tục phạm phải sai lầm. Khi sóng gió qua đi, tôi nghĩ mình sẽ phải thống nhất quan điểm với chồng để anh không bao giờ đặt cuộc sống gia đình trên bờ vực như vậy nữa.
Dĩ nhiên, nếu anh không thể làm được điều đó, tôi sẽ tự mình bao bọc và chăm sóc các con, để cuộc sống của các con không bị xáo trộn bởi những sai lầm của bố. Và từ lúc này, nếu anh để xảy ra lần tiếp theo thì bản thân tôi chắc chắn khó có thể tha thứ cho chồng được.
Quan niệm sống của tôi là: dù phải ở trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì mình vẫn phải cố gắng ổn định về công việc và tinh thần để còn chăm sóc cho gia đình và động viên chồng. Nghịch cảnh và thử thách không được sinh ra để cho chúng ta than vãn hay phán xét, mà là để chúng ta nỗ lực vượt qua. Đặc biệt, một khi đã làm mẹ, người phụ nữ phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho các con của mình".
Chỉ chấp nhận một lần lầm lỗi
Quỳnh Mai (nhân viên kế toán) thì lại cương quyết hơn trong tình huống này: "Nếu rơi vào hoàn cảnh nói trên, cảm giác ban đầu của mình đương nhiên là rất sốc và lo lắng. Nhưng ngay sau đó, mình sẽ nghĩ tới các con nên sẽ phải bình tĩnh để xem xét cách giải quyết.
Cuộc sống gia đình khi vắng bóng người chồng, không có người cùng gánh vác sẽ rất khó khăn, nhất là khi đồng lương của mình không cao lắm. Như thế nghĩa là mình và các con sẽ phải cắt giảm các khoản chi tiêu, mẹ thì sẽ phải tìm việc làm thêm, thậm chí trong một số trường hợp, có khi mẹ còn phải vay mượn từ người thân nữa mới có thể chăm sóc được cho các con.
Tuy nhiên, mình sẽ không oán giận hay quay lưng với chồng, bởi anh gặp khó khăn có thể là do những nguyên nhân khách quan. Mình sẽ vẫn thường xuyên liên lạc để động viên chồng. Không chỉ động viên để anh không bi quan và gục ngã, mà còn động viên để anh thức tỉnh, có trách nhiệm, tìm cách vượt qua khó khăn, kể cả là phải tìm công việc khác để làm và cùng mình nuôi dạy các con nên người.
Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, quanh mình vẫn còn có người thân, có con cái, có bố mẹ hai bên, có anh chị em trong nhà, chỉ cần như thế là mình đã thấy được an ủi phần nào rồi. Những người thân trong gia đình sẽ là chỗ dựa về tâm lý vững chắc cho mình, con cái cũng sẽ là động lực để mình phấn đấu, tiếp tục cuộc sống dù cho nó thiếu vắng sự gánh vác, hỗ trợ cận kề của chồng.
Mặc dù vậy, đối với mình, sai lầm chỉ có thể mắc phải một lần, hoặc cùng lắm là lần thứ hai, còn những sai lầm nối tiếp nhau thì mình sẽ không thể chấp nhận được. Bởi một người chồng như thế chắc chắn là kẻ quá ỷ lại vào vợ và vô trách nhiệm, hết lần này đến lần khác khiến vợ phải gánh vác trách nhiệm cho những lầm đường lạc lối của bản thân. Sức chịu đựng của con người cũng chỉ có giới hạn".
Cuộc sống hôn nhân, gia đình không phải lúc nào cũng là màu hồng hạnh phúc. Khi đã xác định gắn bó với nhau suốt cuộc đời, lúc này, hai vợ chồng sống với nhau không chỉ có tình mà còn cả nghĩa. Đó chính là điều mà mọi người phụ nữ đều hiểu, cũng là điều khiến cho họ dù "chân yếu, tay mềm" vẫn có thể trở thành người mạnh mẽ, đủ sức gánh vác cả gia đình khi khó khăn ập đến, khi người đàn ông không thể giữ trọn vai làm chồng.
Chính vì vậy, các ông chồng hãy biết thông cảm, quý trọng người bạn đời của mình, đừng dại dột đánh mất đi người vợ mình yêu thương, gắn bó - món quà vô giá mà cuộc sống đã ưu ái ban tặng cho mình.
Theo afamily
Những điều khiến chàng "ăn ngủ không yên" Phụ nữ vốn được xem là hay lo nghĩ hơn đàn ông. Tuy nhiên nêu bạn đê ý thì sẽ thây anh chàng của mình cũng có nhiều nỗi lo khiến họ "ăn ngủ không yên". Tiền Đàn ông thường không quá coi trọng chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, người ta vẫn quan niệm đàn ông là người giữ...