Đừng ích kỷ bỏ lỡ thanh xuân
Tôi trở về nhà thấy bố đang nằm bệnh trên giường, rượu đã tàn phá cơ thể bố hay chính tôi – đứa con gái ích kỷ chỉ nhìn thấy lỗi sai của người khác mà không thấy sai lầm của bản thân mình.
Nhà tôi ở trong một làng quê khá thanh bình, có cánh đồng bát ngát, có lũy tre làng, có chăn trâu cắt cỏ và những trò chơi dân gian. Nhưng tuổi thơ tôi không có nhiều kỉ niệm gắn bó với những thứ ấy cho lắm. Bởi khá nhiều lý do mà nhà tôi chưa từng chuyển đi nơi khác nhưng tôi thì lại chuyển rất nhiều trường. Như một mầm cây yếu ớt gió thổi hướng nào tôi nghiêng hướng ấy. Đến năm tôi lên lớp 10 bố tôi bỗng xuất hiện, đó là một người bố hoàn toàn xa lạ đối với tôi và tôi cũng là đứa con hoàn toàn xa lạ với bố, trong tâm trí của ông tôi chỉ là đứa nhỏ 4 tuổi được bố đưa đi nhà trẻ mỗi ngày, còn trong tâm trí của tôi bố chính là người không bao giờ xuất hiện ở cổng trường mỗi khi tôi tan học lúc nhỏ. Lúc bố trở về tôi đã khác xa so với con gái trong bố còn tôi đã quá lớn để được nũng nịu, chơi đùa với bố như bao đứa trẻ khác.
Năm đó bố đón tôi về nhà không nhờ các bác bá nuôi nữa. Một nhà 4 người chúng tôi sống với nhau, đó là điều tôi luôn ao ước từ nhỏ vì dù sống với bất kì gia đình nào, dù được chăm sóc chu đáo đến đâu tôi vẫn có cảm giác lạc lõng trong ngôi nhà ấy. Trong khi tôi cố gắng hòa nhập ở ngôi nhà của mình thì bố tôi lại khác. Bố đã quen với cuộc sống ở châu Âu hiện đại, bố không quen một gia đình nhỏ trong một làng quê nghèo. Bố đầu tư chỗ nào cũng thua lỗ, làm gì cũng hỏng, không quen việc cấy cầy chỉ xuất ngày họp mặt bạn bè ngày xưa chè chén. Cộng thêm sự lạnh nhạt của hai anh em tôi bố càng chán nản đâm ra nóng tính, nhậu nhẹt , chửi bới, đập. Khoảng thời gian đó đối với tôi thật nặng nề. Tôi cứ thế lớn lên giống như một cô gái quê ngoan ngoãn nhưng trong lòng luôn nổi loạn và luôn cãi vã với ba mình.
Xuất những năm học cấp 3 tôi luôn sống như một con robot được lập trình sẵn, ngoài lao đầu vào học ra tôi không kiếm thêm cho mình một việc gì khác. Không đi chơi với bạn bè, không qua nhà cô dì chú bác chơi, không nói chuyện tâm sự với ai. Sống như một cái bóng việc làm thường xuyên là tránh mặt mọi người, việc thích thú nhất là được ở một mình. Đó có lẽ là những ngày tháng chông chênh nhất của tuổi trẻ và càng khó khăn hơn khi sinh ra tôi đã là một người hướng nội, hình ảnh cãi vã của bố luôn ám ảnh tâm trí làm cho tôi và gia đình càng cãi càng xa.
Tốt nghiệp cấp 3 và vào đại học, đối với tôi đó như một sự giải thoát. Tôi luôn khát khao được chạy trốn bởi vậy khi đi học tôi rất ít về nhà, thậm chí nghỉ hè tôi cũng đi tìm một công việc làm thêm và ở lại thành phố. Tôi chỉ gọi điện về nhà mỗi khi phải đóng tiền và nhận số tiền bố mẹ gửi như một nghĩa vụ là họ phải nuôi tôi.
Năm hai đại học tôi nhận được học bổng đi du học Isreal, không hỏi ý kiến, không bàn tính với gia đình. Tôi nhất quyết đi, đi liền 5 năm không về thăm nhà một lần. Một năm cũng gọi về chưa được đến 10 cuộc điện thoại.
Video đang HOT
Sau khi về nước tôi ở lại thành phố làm việc, tôi lao đầu vào làm việc kiếm tiền rồi gửi về nhà như trả nợ. Bản thân tôi lúc ấy cũng không hề nhận thức được mình đã sai ở đâu và bắt đầu từ khi nào.
Thế rồi một hôm tôi làm hỏng việc nhưng lại ngang bướng cãi vã với sếp rồi tự mình nghỉ việc, tôi giam mình trong phòng trọ đến ngày thứ 8 thì nhận được lá thư tay của anh trai: “Em gái, em đã từng thử một lần cảm nhận tình yêu bố mẹ dành cho em chưa? Rất nhiều đấy. Nếu em để ý hơn một chút em sẽ thấy anh luôn tin tưởng em nhưng tin vô điều kiện phải là bố. Có thể cách của bố hơi khác nhưng nó xuất phát từ trái tim bố. Anh muốn nhắc nhở em rằng hãy quan tâm nhiều hơn đến gia đình trước khi quá muộn. Gái có biết không nếu em nhìn kĩ sẽ thấy khóe mắt mẹ nhiều vết nhăn hơn mỗi ngày. Và nếu em ôm bố em sẽ thấy vai bố nhỏ hơn trước, vòng tay bố cũng nhỏ hơn trước, tóc bố cũng bạc đi rồi. Gia đình không gắn kết bằng tiền bạc mà nó được xây dựng bằng tình yêu và lòng bao dung. Đừng đóng vai một khách trọ trong chính gia đình của mình em à, em còn trẻ cố gắng một chút không mệt nhưng bố mẹ chờ một ngày giống như trăm năm”.
Tôi òa khóc nức nở, với độ tuổi này từ thất nghiệp quá nặng nề, nó xoáy sâu vào cả tim gan lẫn trí óc. Nặng nề vừa muốn đi vừa muốn dừng. Muốn đi tiếp ước mơ đang ấp ủ, muốn dừng lại tìm chốn dung thân. Ngoảng nhìn lại bản thân ngoài những thứ bố mẹ cho ra thì là tay trắng. Tự nhiên tôi thấy hối hận vì những năm tháng đã đi qua.
Tôi trở về nhà thấy bố đang nằm bệnh trên giường,nhậu đã tàn phá cơ thể bố hay chính tôi – đứa con gái ích kỷ chỉ nhìn thấy lỗi sai của người khác mà không thấy sai lầm của bản thân mình. Tôi khóc và xin lỗi bố, bố ôm tôi và nói: “Trở thành người như thế nào là quyền của con, con là người duy nhất có quyền quyết định cuộc đời mình. Bố mẹ yêu con không phải vì con tài giỏi hay xinh đẹp, bố mẹ yêu con vì con là con của bố mẹ. Không sao đâu.”
Tôi nhận ra rằng những rắc rối mình đang nhận phải là do chính mình gây nên, thời gian qua tôi đã lãng quên đi những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống, mải mê chìm đắm vào sự bướng bỉnh và ích kỷ của bản thân khiến cho Thanh xuân của mình trôi qua không chút ý nghĩa. Tôi đã bỏ quên giá trị cốt lõi của cuộc sống đó là gia đình.
Thanh xuân đã dạy tôi một bài học về cái giá của sự ích kỷ. Mong rằng đừng ai giống tôi vì ích kỷ mà bỡ lỡ thanh xuân, bỏ lỡ gia đình, bỏ lỡ cả bản thân.
Theo blogradio.vn
Được chồng đưa đón mà như đi xe ôm
Làm nũng một chút thì không sao, nhưng bắt người khác phải chịu trách nhiệm về sự mệt mỏi của mình thì khó lắm, mà chẳng giải quyết được gì.
Chị Hạnh Dung kính mến,
Em năm nay 34 tuổi, đã lập gia đình, đang có bầu đứa thứ hai. Vì sức khỏe không tốt, gặp nhiều khó khăn trong việc mang thai, sinh nở, nên từ lúc cấn bầu đến nay, em không tự chạy xe đi làm mà nhờ chồng chở. Thực ra cũng chỉ chở một khúc thôi, khoảng 4km, từ nhà tới Hàng Xanh thì anh thả em xuống, em lên xe công ty đi làm ngoài Bình Dương. Chiều anh chở em về. Có vậy thôi mà em vô cùng mệt mỏi.
Ảnh minh họa
Sáng nào anh cũng hối ngược hối xuôi, mẹ con chạy như chạy giặc. Trường của con em thuận đường đi làm nên anh chở cả hai mẹ con đi, ghé trường thả con trước. Chiều về, ngồi trên xe công ty, gần tới chỗ xuống, em đều gọi điện hay nhắn trước; vậy mà nhiều khi xuống xe, chờ cả nửa tiếng không thấy chồng đâu. Bụng mang dạ chửa nặng nề, sau cả ngày làm việc, hỏi chị sao không mệt mỏi, chán nản. Thế mà lúc anh tới, còn trách em: chạy xe tới chở vợ về, cực hơn xe ôm.
Anh nói em thử kêu xe ôm mà mặt mày một đống vậy coi có xe ôm nào chở không. Người ta chạy xe ôm kiếm tiền, mình còn phải xã giao; còn chồng thì mình khỏi tôn trọng sao. Vợ chồng cứ vậy cằn nhằn nhau suốt, về nhà còn tiếp tục nặng nề. Em chỉ cần anh tới đúng giờ, đừng bắt em đợi, chứ có cần gì thêm đâu. Hôm rồi cũng cự nhau vậy, anh nói đi được thì đi, không thì nghỉ làm ở nhà, anh chịu hết nổi rồi. Chị coi nói vậy được không?
Minh Thi (TP.HCM)
Em Minh Thi thân mến,
Đúng là trong chuyện này, em không có lỗi, nhưng cũng không hoàn toàn là lỗi tại chồng đâu em. Vợ chồng em đang cự cãi nhau về hai chuyện hoàn toàn khác nhau, nhưng không ai nhận ra mình đang nói về chuyện gì. Em hãy thử bình tĩnh xem xét nhé: em bực mình vì chồng sai hẹn. Em không muốn đứng đợi quá lâu sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chồng em bực mình về thái độ khó chịu của vợ. Anh không muốn mỗi lần đến đón, lại thấy vợ mình trưng ra bộ mặt "quạu đeo" như thế.
Hai chuyện khác nhau nên cần giải quyết riêng. Em thử đừng để mình quạu, đừng để mình mệt. Xuống xe, chưa thấy chồng thì cứ tìm chỗ mà ngồi, quán nước chẳng hạn, thoải mái chờ... đến khi nào cũng được. Khi anh đến, hỏi xem chồng có bị kẹt xe không, có bị giao việc làm thêm đến nỗi ra trễ không. Có thể hỏi luôn từ buổi sáng xem hôm nào mà chồng có thể bị trễ, em chủ động luôn: chiều nay em tự đi về. Bây giờ xe ôm, taxi các loại đều dễ dàng mà.
Giải quyết xong vấn đề của mình, em sẽ thấy chồng thay đổi ngay thôi. Trên đường về, mình có thể kể hôm nay em bé trong bụng có đạp không, mình có mệt hơn hôm qua không... Làm nũng một chút thì không sao, nhưng bắt người khác phải chịu trách nhiệm về sự mệt mỏi của mình thì khó lắm, mà chẳng giải quyết được gì. Khó khăn này chỉ là tạm thời, em cũng biết vậy mà. Vài tháng nữa em sinh con rồi, sẽ không còn nặng nề khó chịu nữa. Nhưng đến lúc đó lại có cái khó khác, nếu không chủ động giải quyết thì chuyện vợ chồng cằn nhằn sẽ vẫn tiếp diễn. Được chồng đưa đón, mình cũng nên khách quan ghi nhận cố gắng của ảnh chứ em nhỉ.
Theo phunuonline.com.vn
Cha già con cọc vẫn vui Sự bướng bỉnh và bồng bột của tôi đã dần dần được sự điềm tĩnh và chín chắn của anh chế ngự. Trong quá trình chung sống, tôi học được từ anh khá nhiều. Khi tôi tiến tới với anh, bạn bè cảnh báo rằng đừng để tương lai gia đình lâm vào cảnh "cha già con cọc". Anh hơn tôi 15 tuổi,...