“Đừng hỏi vì sao phụ nữ ích kỉ với nhà chồng!”
“Chúng tôi ích kỉ với nhà chồng vì quá nhiều lý do. Mà nói cho cùng nếu rạch ròi ra thì những lý do đó đều rất xác đáng” – chị N.T.T cho biết.
Có gần 15 năm làm dâu nhà chồng, trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống hôn nhân, chị N.T.T (Thanh Xuân – Hà Nội) cho biết rằng phụ nữ ích kỉ với nhà chồng là có lý do xác đáng và điều đó là hệ quả tất yếu của mối quan hệ “lệch cán cân”.
Hãy cùng trò chuyện với chị N.T.T để hiểu hơn về quan điểm của chị.
Chào chị, được biết chị làm dâu đã được gần 15 năm. Vậy hiện tại mối quan hệ của chị với nhà chồng thế nào?
Thật ra nói bình thường thì nó là bình thường, nói tốt đẹp thì tốt đẹp mà nói ấm ức thì cũng có những ấm ức. Nói chung nhà chồng không bao giờ giống được với nhà mình. Chị nào mà tuyên bố “Tôi coi nhà chồng như nhà mình, bố mẹ chồng như bố mẹ mình” là nói phét. Bạn có thể kéo một 100 người phụ nữ đến đây và hỏi. Chắc chắn có đến 99,9% số chị em không hài lòng với nhà chồng. Số còn lại sẽ… ậm ừ không nói. Dĩ nhiên là mức độ không hài lòng của các chị ấy sẽ khác nhau.
Tệ vậy sao các chị vẫn có thể duy trì. Như chị vẫn đi qua gần 15 năm cuộc sống chung với nhà chồng đấy thôi?
Có thể bạn cho rằng tôi suy nghĩ tiêu cực. Nhưng thực tế sống ở nhà chồng, nàng dâu nào cũng luôn phải đề cao 2 điều quan trọng đó là lòng vị tha và sự nhẫn nhịn. Đã bước vào nhà chồng là phải như người vừa câm vừa điếc thậm chí là ngớ ngẩn. Mà cái kiểu sống phải hy sinh, phải chấp nhận thì nó ăn mòn vào lối tư duy của đa số các nàng dâu Việt rồi.
Vì sao ư? Đơn giản vì chúng tôi cho rằng hy sinh vì chồng, vì con, vì để bố mẹ đẻ không phải xấu mặt… Có muốn vùng lên phản kháng đôi chút lại nhìn thấy gương mặt của con khóc mếu, ánh mắt của bố mẹ đẻ mình thiểu não. Còn chồng nếu yêu mình thì lúc đó họ cũng như một đứa trẻ mới lớn bị lạc, đứng ở ngã ba đường. Cho nên chúng tôi cứ tặc lưỡi mặc kệ ôm lấy ấm ức và chịu đựng cho xong.
Thế theo chị lý do tại sao các chị – những nàng dâu, lại không thể coi nhà chồng như nhà mình; bố mẹ chồng như bố mẹ mình…?
Video đang HOT
Tôi không biết những chị em khác thế nào nhưng với cá nhân tôi, ở chung với nhà chồng gần 15 năm chuyện va chạm, xung đột giống như cơm bữa. Mà lý do đơn giản chỉ là tôi đi làm về muộn, tôi qua thăm bố mẹ mình ốm, tôi đi công tác… Trong khi tôi nhẫn nhịn, cố gắng bằng mọi cách để dung hòa mối quan hệ thì bố mẹ chồng, em chồng, họ hàng nhà chồng thì họ lại không vì mục đích đó. Họ luôn miệng nói coi tôi như con gái trong nhà, nhưng kì thực lại nhấm nhẳng nói kháy, chỉnh đốn tôi như chỉnh đốn một đứa thiếu giáo dục. Nếu coi tôi là con gái, họ đâu làm thế.
Nàng dâu ở trong nhà chồng là phải cung cúc phục vụ… (Ảnh minh họa).
Tôi lấy ví dụ cho bạn dễ hình dung nhé. Khi trong nhà xảy ra mâu thuẫn, chúng tôi là những nàng dâu mà có ý kiến hoặc phản ứng thì sẽ bị coi là “đồ không có người dạy” thậm chí chúng tôi đúng. Trong khi đó nếu tình huống mâu thuẫn đó là giữa bố mẹ chồng chúng tôi và cô em chồng thì chả có vấn đề gì ngay cả khi bố mẹ chồng chúng tôi bị cô em chồng nói những lời quá đáng. Hoặc là mẹ chồng có một chiếc nồi không dùng đến, nếu phận làm dâu chúng tôi mà lấy dùng thì thể nào cũng bị quở trách là “không thu vén”; “không lo toan”; “đoảng, vụng”… Còn em chồng chưa cần ỏ ê gì thì mẹ chồng đã nhanh nhảu bảo cô ấy “Mang về bên ấy mà dùng đỡ tốn tiền mua”.
Một bên thì cố gắng bao nhiêu bên kia lại không hài lòng bấy nhiêu. Thử hỏi như vậy thì làm sao chúng tôi có thể thoải mái!?
Theo như chị nói thì sự cố gắng của các chị đang không được nhà chồng ghi nhận?
Có nhiều gia đình nhà chồng chỉ biết đòi hỏi con dâu phải phục dịch, cung phụng. Họ cho rằng làm dâu phải thế này, phải thế kia theo chuẩn mực của họ thế mới là ngoan. Làm dâu là , đi làm về là “vùi đầu” vào bếp, quần ống thấp ống cao dọn mấy tầng nhà… mới là ngoan. Đã làm dâu thì đừng nghĩ đến chuyện làm ngược yêu cầu mà được động viên, khuyến khích. Làm thế thì chỉ tổ ăn mắng mà thôi.
Mà nói rộng ra thì phần lớn những chị em đang chịu cảnh sống cùng nhà chồng đều chịu mọi ấm ức, bức xúc. Chỉ có điều chị nào khéo léo thì biết AQ, tự tự phân tích tình huống tâm lý của cả đôi bên để xoa dịu bản thân. Đó cũng chính là sự nhẫn nhịn mà tôi đã nói. Rồi có thêm niềm vui từ những đứa con và thế là thở dài một cái, mọi chuyện lại qua. Và chuyện mình cố gắng mà không được ghi nhận thì là chuyện muôn thuở. Đừng cố hy vọng thay đổi làm gì.
Các chị thì nói như vậy nhưng những người thuộc phía nhà chồng các chị lại cho rằng nàng dâu của họ thật ích kỉ. Chị nghĩ gì về điều này?
Tôi không phủ nhận khi đã kết hôn, người phụ nữ sẽ phải có những trách nhiệm mới phù hợp với vai trò của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là đổ dồn mọi thứ trách nhiệm của nhà chồng lên vai những nàng dâu. Khi chúng tôi cố làm thì lại bảo chúng tôi lười biếng, chây ì. Chúng tôi chỉ được phép phục vụ, chăm sóc nhà chồng, còn về thăm bố mẹ đẻ thì bị lườm ngang, liếc xéo. Rồi sau đó có mâu thuẫn gì, hoặc bực tức gì là lại sẵng giọng mắng chúng tôi chưa làm được gì cho gia đình nhà chồng. Gạt phắt mọi công lao của chúng tôi. Rồi thậm chí chẳng vì lý do gì, họ lôi bố mẹ đẻ của chúng tôi ra mắng là không biết dạy con. Nói chung chúng tôi dù cố gắng bao nhiêu thì không thể làm hài lòng gia đình nhà chồng. Chúng tôi những người phụ nữ đi làm dâu phải gồng gánh quá nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ lại trở thành một cái gai trong mắt của chính những người mà chúng tôi gọi là bố mẹ, anh em, là nhà chồng.
Đừng hỏi vì sao phụ nữ lại ích kỉ với nhà chồng. Chúng tôi có ích kỉ, có lơ là, hờ hững việc nhà chồng cũng là hệ quả tất yếu của sự chán nản, mệt mỏi và uất ức. Chúng tôi ích kỉ với nhà chồng vì quá nhiều lý do. Mà nói cho cùng nếu rạch ròi ra thì những lý do đó đều rất xác đáng.
Chị có gửi gắm điều gì đến những người đang “ở bên kia chiến tuyến” với các chị không?
Chúng tôi những nàng dâu luôn muốn hòa hợp và cải thiện mối quan hệ với nhà chồng trở nên tốt hơn. Nhưng một mình chúng tôi thì khó làm được. Cũng không hẳn tất cả những nàng dâu trong cuộc sống này đều phải chịu những ấm ức mà có những trường hợp ngược lại… Tôi nghĩ cả hai phía nên nghiêm túc nhìn nhận giá trị của nhau, đừng làm phức tạp hóa vấn đề, đừng bắt bẻ nhau thái quá.
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện. Chúc chị sẽ hóa giải được những khúc mắc trong gia đình của mình!
Theo VNE
"Đàn ông chúng tôi sợ nhất phải hôn vợ!"
Theo như chia sẻ của người đàn ông này thì lúc trước đàn ông thích hôn vợ (khi còn là người yêu) bao nhiêu thì giờ hôn vợ lại là nỗi hãi hùng nhất của các ông chồng!
"Lựa" ra được một anh "nhiệt tình" trong đám đàn ông đang nói xấu vợ ở quán bia để hỏi han, chúng tôi "lượm lặt" được câu chuyện này. Chị em nghe xong xin đánh chữ "Đại xá"!
Hình như đàn ông cũng có nhiều bức xúc với vợ cần phải tụ tập để nói xấu đúng không anh?
Tôi không nghĩ là nói xấu. Đàn ông không bảo phụ nữ nói xấu đàn ông, chỉ là các bà nghĩ ra khái niệm nói xấu thôi. Chúng tôi chỉ nói về những điều không thể dung hòa, nói cả ngàn lần mà vợ vẫn không hiểu nó là cái gì.
Nói về những điều vô thưởng vô phạt để giải tỏa cho gió thổi bay. Chứ để lâu, thế nào cũng xảy ra hiện tượng: Khi lời nói bất lực, nắm đấm sẽ ra đời. Mà nắm đấm chủ yếu được sinh ra từ tay đàn ông. Như vậy lại mang tiếng đàn ông.
Vậy là đàn ông nói xong về nhà sẽ không càm ràm với vợ con nữa chứ?
Đương nhiên là thế rồi. Chỉ có đàn bà, (lại phải so sánh đàn bà nữa rồi) mới hay kể tội chồng. Họ cứ nghe "tư vấn" lung tung rồi về nhà lăn đùng ra ăn vạ chồng thôi.
Đàn ông không làm thế. Sở dĩ chúng tôi có thể nhìn bao dung những suy nghĩ nhỏ nhặt của đàn bà là vì thế. Việc nói bắt buộc phải nói, nhưng về không động chạm đến vợ con.
Lại nói đến đàn bà - phụ nữ. Tôi hỏi thật cô: Sao các cô biến từ một con thiên nga trở thành một con vịt xấu xí chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thế? Ngắn đến mức cánh đàn ông chúng tôi không đủ thời gian để thích nghi. Lúc nào chúng tôi cũng bị sốc về sự xấu xí của các bà vợ.
Tôi thấy đàn bà cứ dành hết những cái đẹp ở văn phòng, ngoài đường. Những cái xấu xí các bà vác hết về cho chồng, cho con hưởng thụ. Chúng tôi ăn đủ sự cau có, càu nhàu, sự nhếch nhác trong cách ăn mặc của vợ...
Mà chồng có phải cái nhà vệ sinh để các cô thải những thứ cặn bã đâu. Vậy mà lúc nào họ cũng vênh váo, mặt sưng lên coi chồng là kẻ thù, là những thằng đểu, thằng đần. Ôi, chúng tôi mệt vì các bà lắm!
"Từ lâu lắm rồi, tôi mất hẳn suy nghĩ về nhà sẽ ôm đằng sau vợ, hôn vợ từ phía sau" (Ảnh minh họa).
Điều này phải nói thế nào nhỉ? Có lẽ chỉ là, một ngày nào đó anh thử đóng vai trò của một người phụ nữ, làm những công việc cô ta làm còn cô ta sẽ sống như anh thì anh mới thôi thắc mắc.
Thay đổi vai trò, tôi thích lắm. Các bà cứ sống cuộc sống của đàn ông đi sẽ hiểu nỗi sợ của một gã đàn ông sau giờ làm việc phải về gặp vợ là thế nào.
Thôi được rồi, vậy anh nói xem nỗi sợ ấy cụ thể thế nào?
Từ lâu lắm rồi, tôi mất hẳn suy nghĩ về nhà sẽ ôm đằng sau vợ, hôn vợ từ phía sau. Trước khi lấy vợ, tôi đã tưởng tượng về một "viễn cảnh" gia đình như thế này: Mỗi ngày tôi đi đâu đó, mong đến cháy bỏng về nhà, hôn vợ, nói những lời tình cảm vào tai vợ, chờ đợi bữa cơm ngon, tràn ngập tiếng cười...
Sau khi lấy vợ, tôi hiểu điều đó thật điên rồ. Thằng đàn ông nào chẳng bị vỡ mộng vì điều đó.
Cái lúc chưa cưới, cô ta nói năng với cái miệng volume nhẹ nhàng. Lúc sống với nhau lâu lâu một chút, giọng cô ta còn toàn âm thanh của loa treble có tác dụng giết nơ ron thần kinh rất tốt. Lúc chưa cưới, cô ta chăm sóc tôi vô điều kiện. Lúc sống với nhau rồi, cô ta đưa đủ mọi điều kiện.
Chưa tính, một lúc nào đó, cô ta hâm hâm lên, nhắn những tin khủng bố chồng. Cô ta biết cách làm cho tôi phát điên nhưng lại không biết cách làm tôi dịu xuống.
Bởi thế, lúc trước đàn ông thích hôn vợ bao nhiêu thì giờ hôn vợ là nỗi hãi hùng nhất của các ông chồng đấy!
Nhưng các anh có nghĩ rằng vợ các anh hướng cái âm thanh của loa treble về phía chồng cũng đâu phải là "bỗng dưng thế"?
Ý cô là vợ chúng tôi có dồn chứa uất ức, có phật lòng, bất mãn thì mới thể hiện thế?
Kinh nghiệm của tôi là, không nên bàn luận nhiều theo những gì anh nói, vì dễ sa đà vào những tranh cãi. Nhưng, phải có một hướng mở nào đó cho việc ca thán này chứ? Nếu không thì chúng ta cứ giữ thái độ vậy đến chết sao?
Ít khi phụ nữ xứng đáng được nghe những lời chân thật của đàn ông. Nhưng tôi sẽ nói thật, nói thẳng với các chị: Các chị luôn nhìn bản chất đàn ông qua những suy nghĩ rất đàn bà. Rồi các chị nghĩ chúng tôi qua cái vỏ là đàn ông, nhưng thực chất lại muốn biến chúng tôi thành những người đàn bà như các chị. Chỉ như thế các chị mới hài lòng.
Đàn bà nghĩ, nấu cơm ngon, đẻ con cho chồng là có thể giữ chân được chồng. Nhưng các bà nhầm rồi. Các bà càng làm thế, càng tạo khoảng cách với chồng. Ai mà chịu nổi những người phụ nữ lúc nào cũng muốn làm bà hoàng trong khi lúc nào cũng thụ động, chờ đợi phép màu. Tôi nhớ chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" rồi đấy. Hình như đó là bản chất của đàn bà!
Các bà muốn chúng tôi đi mua sắm với các bà nhưng các bà lại không thể xuất hiện tử tế ở những nơi mà chúng tôi cần các bà đến. Rồi cái trò đổ lỗi cho chồng, không hiểu sao đàn bà chẳng có lỗi cái gì còn đàn ông thì một đống tội nhỉ?
Tôi không biết. Lại là cách mà anh cảm nhận thôi. Mà hình như anh sắp phải về nhà rồi. Chúc anh có một buổi tối vui vẻ bên gia đình!
Theo Afamily
Ức chế với em trai chồng tai quái Cứ nghĩ sống chung với em trai chồng thì sẽ dễ chịu hơn "giặc bên Ngô" nhưng ai ngờ, "ông mãnh" bên chồng nhà chị chỉ có hơn chứ không kém các bà cô tai quái nhất. Ngày đầu về làm dâu, chị Diễm (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) đã được một phen tá hỏa. Trong khi chồng và bố mẹ chồng...