Dừng hội họp, dồn sức chống siêu bão số 14
Tối qua 8-11, bão Hải Âu đã tràn qua Philippines đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 14 trong năm nay. Hiện, bão đạt cấp 16, giật trên cấp 17.
Sơ đồ đường đi và vị trí cơn bão Hải Âu cập nhật lúc 21h30 ngày 8-11
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương Việt Nam)
Trước sự nguy hiểm của bão Hải Âu, chiều qua 8-11, Thủ tướng Chính phủ đã họp trực tuyến với các tỉnh miền Trung, chỉ đạo phòng chống cơn bão được nhận định là mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây.
Sơ tán dân trước 19h tối 9-11
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cơn bão Hải Âu được cơ quan chức năng của ta và các cơ quan khí tượng quốc tế dự báo là siêu bão, một trong những cơn bão có cường độ mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam từ trước tới nay. Bão di chuyển với tốc độ rất nhanh và diễn biến phức tạp. “Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị là phải tập trung chỉ đạo cao nhất, quyết tâm cao nhất bằng tất cả các giải pháp với mục tiêu hạn chế thấp nhất các thiệt hại về tính mạng và tài sản”, Thủ tướng yêu cầu.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương sơ tán dân. Khu vực sơ tán dân từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, có thể một phần phía Bắc tỉnh Bình Định. Tất cả khu dân cư ở ven biển phải sơ tán triệt để. Theo dự báo, thời gian bão đổ bộ sớm là 4h sáng 10-11. “Trước 19h tối nay 9-11, tất cả phụ nữ, người già, trẻ em phải sơ tán trước, sau đó đến thanh niên, đàn ông. Nếu ở lại thì không thể cứu được”, ông Cao Đức Phát đề nghị.
Video đang HOT
Hiện, số lượng tàu thuyền còn hoạt động trên biển khá lớn, trong khi, bão Hải Âu di chuyển với vận tốc 30km/h, gấp 3 lần vận tốc của thuyền. Bộ đội biên phòng tuyến biển đã thông báo, hướng dẫn cho 85.249 phương tiện/385.392 người biết hướng đi của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
Còn tình hình hồ chứa, Tổng cục Thủy lợi cho hay, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Định có 114 hồ chứa có hiện trạng yếu cần lưu ý về an toàn trong mùa mưa bão, nhiều hồ có đập bị thấm mạnh, tràn xả lũ bị vỡ lở xuống cấp. Các tỉnh Tây Nguyên và Tổng công ty cà phê có 51 hồ chứa có hiện trạng yếu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đến 7h sáng 8-11, có 17 hồ thủy điện trong khu vực đang xả tràn.
Ngư dân Đà Nẵng kéo thuyền vào sâu trong bán đảo Sơn Trà để tránh bão
Lập ban chỉ huy tiền phương
Bộ NN&PTNT đã cử các đoàn công tác, chuyên gia để giúp địa phương trong công tác chỉ đạo, vận hành các hồ chứa và neo đậu tàu cá đảm bảo an toàn. Bộ Ngoại giao đã gửi công hàm tới Đại sứ quán các nước: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia và Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các ngư dân, tàu, thuyền của Việt Nam vào tránh trú và hỗ trợ trong trường hợp bị nạn, gặp sự cố.
Tại Quảng Nam, ngày 8-11, Chủ tịch UBND tỉnh đã xin nghỉ họp Quốc hội về chỉ đạo đối phó bão Hải Âu. Trong ngày hôm qua, trên địa bàn tỉnh có mưa rất lớn, một số nơi vượt quá 200mm, làm nước các hồ thuỷ điện lên rất nhanh. Tỉnh đã chỉ đạo các hồ thủy lợi, thủy điện tiếp tục xả nước điều tiết để chuẩn bị đón bão Hải Âu.
Đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi lo lắng, trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn và một số huyện ven biển, việc sơ tán dân gặp khó khăn. Hơn nữa, có đến 33 hồ chứa trong tình trạng báo động, nguy cơ vỡ lở.
Tỉnh Bình Định đã chuẩn bị các phương án để sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm. Theo đó, nếu bão từ cấp 13 trở lên đổ bộ sẽ phải di dời 22.000 hộ dân; cấp 12 di dời 8.100 hộ dân; và di dời 4.000 hộ nếu bão cấp 11. Trong ngày hôm nay 9-11, tỉnh sẽ có thông báo, tổ chức sơ tán. Lực lượng Công an, quân đội, dân quân tự vệ được huy động 100% quân số để chống bão.
Việc ngừng giao thông ở hai đầu tuyến bão, đặc biệt trên Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quyết định và tổ chức thực hiện. Trước mắt, dừng các hoạt động khác, hội họp để tập trung đối phó với bão Hải Âu. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phải tập trung chỉ huy, sơ tán dân, hoàn tất trước 19h ngày 9-11.
Hai Phó Thủ tướng đi chống bão
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trực tiếp vào các tỉnh dự kiến bão đổ bộ, lập ban chỉ huy tiền phương để ứng phó với bão.
“Lãnh đạo, tỉnh uỷ chịu trách nhiệm trước Trung ương trong việc bảo vệ người dân. Tập trung, nỗ lực ở mức cao nhất, giải pháp nào tốt nhất phải cố gắng thực hiện”, Thủ tướng chỉ đạo.
Theo ANTD
Vòi rồng đang tiến vào bờ biển Huế
Vào lúc 11h sáng nay, 9/11, một vòi rồng đã hình thành ven bờ biển xã Phú Hải, huyện Phú Vang.
Vào lúc 11h sáng nay, 9/11, một vòi rồng đã hình thành ven bờ biển xã Phú Hải, huyện Phú Vang.
Siêu bão Haiyan đã đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 14 trong năm 2013 tại Việt Nam. Đến 4h sáng nay, vùng tâm bão cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.
Hình ảnh vòi rồng ở Phú Vang. Hiện vòi rồng này vẫn tiến về phía đất liền.
Nơi hình thành vòi rồng, mây đen kéo tới xám xịt.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, cấp 16 (tức là từ 167 đến 201 km/h), giật trên cấp 17.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km.
Đến 4h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Thừa Thiên Huế - Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km/h), giật cấp 16, cấp 17.
Theo Hoàng Anh
Lo siêu bão Hải Yến, người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà cửa Trước thông tin cơn bão số 14 (tức bão Hải Yến) có sức tàn phá khủng khiếp khi đổ bộ, người dân Quảng Nam đã đổ xô đến các cửa hàng vật liệu xây dựng để mua đồ về gia cố nhà cửa. Người dân Quảng Nam đổ xô đến các cửa hàng mua vật liệu chống bão Sáng sớm nay 9.11, hàng...