Đừng hiểu sai về ý nghĩa của miếng chống ồn trên ô tô
Nhiều người lầm tưởng dán miếng chống ồn làm triệt tiêu khả năng tiếp nhận âm thanh bên ngoài.
Hiện nay, các gia đình muốn sở hữu một chiếc ô tô đã không còn là quá xa xỉ tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải chiếc ô tô nào được sản xuất ra cũng có phần cách âm, chống ồn tốt. Tại các cửa hàng nội thất ô tô vẫn thường xuyên nhận được các “đơn hàng” dán cách âm cho một số loại xe, đặc biệt đối với các loại xe hạng trung.
Nguồn gốc tiếng ồn trên xe
Các loại xe di chuyển sẽ cảm nhận được tiếng ồn phát ra từ một số bộ phận trên xe như tiếng động cơ, tiếng lốp xe hay tiếng ồn từ bên ngoài của các phương tiện khác. Đặc biệt, khi tham gia giao thông tại Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với kẹt xe, đường hư hỏng, thời tiết…
Nguyên nhân tạo tiếng ồn có thể xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài xe. Ảnh: Internet
Phần khoang rỗng trong các cánh cửa là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tiếng ồn và sự dao động âm thanh. Ngoài ra tiếng ồn đến từ ma sát giữa lốp và mặt đường truyền qua các hốc bánh xe. Cuối cùng là âm thanh từ động cơ tạo ra trong quá trình vận hành vọng vào cabin.
Bên cạnh đó, tiếng ồn đến từ các nguyên nhân khách quan khác như va đập giữa các chi tiết kim loại bên trong xe, tiếng gió đập vào thân xe, tiếng hạt mưa rơi xuống xe.
Nếu người lái xe chỉ sử dụng ô tô trong thời gian ngắn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều từ các loại tiếng ồn này. Nhưng khi phải thường xuyên đi lại, tiếng ồn có thể làm cho người lái xe cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Vì vậy, việc cách âm, chống ồn là biện pháp hỗ trợ cho người lái dễ chịu và thư giãn.
Một số loại cách âm hiện nay được các cửa hàng nội thất ô tô tư vấn cho khách hàng như phủ gầm tạo nhám, gia cố hốc lốp, gia cố chống ồn sàn, cửa, trần bằng các vật liệu chuyên dụng.
Video đang HOT
Có nên dán miếng cách âm, chống ồn?
Thời gian gần đây xuất hiện một số hiện tượng người lái xe phía trước không nghe tiếng còi xe bên ngoài. Nhiều người cho rằng việc dán cách âm, chống ồn làm ảnh hưởng đến việc nghe tiếng còi xe bên ngoài. Vậy việc dán miếng chống ồn thực sự có cần thiết hay không?
Dán chống ồn cho xe không có nghĩa triệt tiêu khả năng tiếp nhận âm thanh bên ngoài. Ảnh: Internet
Kĩ sư Lê Văn Tạch cho biết: “Mọi người đang hiểu sai về ý nghĩa của miếng cách âm, chống ồn này. Thực tế, chống ồn không phải là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc nghe tiếng còi xe bên ngoài”.
Theo kĩ sư Tạch, tiếng ồn xuất phát từ những cái rung lắc trên thân xe, ví dụ như cánh cửa mỏng quá, hay bộ phận trên xe không chắc chắn. Thông thường, tiếng còi xe bên ngoài sẽ đi vào trong xe từ những khe hở rất nhỏ, đủ để cảm giác và nghe được. Dán miếng chống ồn giảm độ dao động của bộ phận trên xe. Điều đó có nghĩa là nó không phải triệt tiêu khả năng tiếp nhận âm thanh bên ngoài.
Tuy nhiên, kĩ sư Tạch cũng lưu ý với người dùng khi lựa chọn những cơ sở nội thất, vì việc dán miếng chống ồn không đúng chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến xe. Ví dụ, khi dán vào cánh cửa, nước mưa sẽ thấm vào miếng chống ồn và gây ra ẩm thấp, làm hỏng công tắc, mô tơ trong đó. Đồng thời khi các miếng dán bị bong ra, không còn dính chặt như ban đầu sẽ cọ vào xe, làm nước mưa chạy theo miếng chống ồn vào bên trong xe.
Theo PLO
Xe ô tô của bạn đã được chống ồn đúng cách chưa?
Chúng ta hay nói về chủ đề chống ồn, cách âm cho xe hơi. Vậy chống ồn là gì? Công việc phải làm cho chống ồn bao gồm những hạng mục nào?
Hiểu về cách âm và tiêu âm
Muốn biết rõ về biện pháp chống ồn trên ô tô phải nắm được 2 khái niệm cơ bản: Vật liệu cách âm (Sound Barrier) và vật liệu tiêu âm, hút âm (Sound Absorber).
Sử dụng vật liệu cách âm và tiêu âm để chống ồn
Vật liệu cách âm phải đảm bảo tính năng cản âm thanh đi qua nó bằng cách phản xạ hoặc hấp thụ phần lớn âm năng đi qua nó.
Vật liệu hút âm, tiêu âm nói ngắn gọn là vật liệu làm giảm năng lượng âm học khi âm thanh đi qua nó.
Chống ồn để làm gì?
Đương nhiên chống ồn là để giảm tiếng ồn, là giảm các tiếng ồn do dao động rung, tiêu âm và chống vọng âm.
Việc chống ồn giảm cường độ ồn tối đa từ 5-10dB
Thông thường, việc chống ồn giảm cường độ ồn tối đa từ 5-10dB (hoặc hơn vì con số vừa nêu là tính trung bình) nếu làm chuẩn.
Xe nào cần làm chống ồn?
Đầu tiên, loại trừ những xe hạng sang, còn lại tỉ lệ lớn có lẽ nên làm chống ồn. Tôi nói là "nên làm" bởi còn phụ thuộc vào quan điểm, quyết định của chủ xe.
Trừ những xe hạng sang, còn lại tỉ lệ lớn có lẽ nên làm chống ồn
Bên cạnh đó, những xe có cấu tạo khung sườn mỏng, những xe có nhu cầu "độ", nâng cấp âm thanh, những xe hay phải di chuyển trên cao tốc và địa hình xấu... thì nên làm.
Làm chống ồn bao gồm những hạng mục nào?
Lốp: Đầu tiên là lốp xe. Nếu lốp cứng và cấu tạo bề mặt talon lớn, chủ xe nên suy nghĩ tới việc đổi hoặc thay, vì bản chất đây là nguyên nhân gây ồn trong quá trình vận hành. Hãy chọn cho "xế yêu" loại lốp mềm và có cấu tạo talon mịn.
Phủ gầm bảo vệ và tạo nhám cho gầm: Đây là công đoạn giúp gầm có một lớp bảo về nhám, nó sẽ giúp giảm tiếng "gào" từ gầm và hốc lốp.
Gia cố trần, sàn, cửa bằng các vật liệu chuyên dụng cho chống ồn: Phần này là phần khá nhạy cảm vì trên thị trường có muôn vàn loại vật liệu chống ồn. Để khẳng định nó có chính hãng không, chuyên dụng hay không thì ta chỉ cần vài phút tìm kiếm, "ngài Google" sẽ chỉ cho ta điều đó. "Ngài ấy" luôn thẳng thật trong mọi hoàn cảnh.
Gia cố trần, sàn bằng các vật liệu chống ồn
Bổ sung gioăng chống ồn cửa: Đây là giải pháp hạn chế các tiếng ồn của gió cắt qua mép cửa khi di chuyển ở tốc độ trên 60 km/h (trên cao tốc đó là tiếng gió cắt qua khe cửa), giảm tiếng động sinh ra khi xe bị vặn xoắn trên các cung đường xấu - điều này ta hay gặp ở đường đèo. Hãy nhìn ở các vị trí mép cốp sau hoặc cửa của những xe hay chạy các cung đường như vậy ta sẽ thấy điều này.
Theo CarSpa
Ôtô điện phải lắp thêm thiết bị tạo tiếng ồn vì quá êm Từ 1/7, mọi ôtô mới dùng động cơ điện và động cơ hybrid bán ra tại châu Âu đều có hệ thống âm thanh nhằm cảnh báo người đi bộ. Dòng xe điện được đánh giá cao nhờ thân thiện với môi trường, nhưng lại có thể gây nguy hiểm với một số người vì quá êm. Thực tế, người đi bộ rất...