Dùng hạt nano chẩn đoán trạng thái bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hệ thống mới do các nhà khoa học Mỹ phát triển cho phép đánh giá chính xác trạng thái của hệ hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm hơn.
Trên thế giới có 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới – Ảnh: Internet
Theo Medical Express, qua thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết họ đã sử dụng thành công hệ thống mới cho phép đánh giá chính xác trạng thái của hệ hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng (COPD).
Ý tưởng của các nhà khoa học là sử dụng các hạt nhân tạo siêu nhỏ để dự đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng cách đo các hạt di chuyển nhanh như thế nào qua các mẫu chất nhầy. Kỹ thuật này, theo các nhà nghiên cứu, cuối cùng có thể giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm hơn.
Theo truyền thống, tình trạng của bệnh nhân được đánh giá bằng phương pháp đo phế dung, kiểm tra thể tích không khí hít vào. Phương pháp này khá chính xác, cho thấy tình trạng hiện tại, nhưng không thể dự đoán sự phát triển của bệnh.
Các hạt được các nhà khoa học phát triển không dính vào chất nhầy tiết ra trong hệ hô hấp. Các quan sát cho thấy các hạt di chuyển trơn tru trong chất nhầy. Và qua cách di chuyển của chúng, có thể xác định cấu trúc cũng như tính chất của chất nhầy.
Các hạt đã được các nhà khoa học thử nghiệm trên các mẫu chất nhầy thu thập từ 33 bệnh nhân đã hoặc đang hút thuốc. Trong số đó có 7 người không mắc bệnh COPD, 18 người mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình và 8 người khác mắc bệnh nặng. Các nhà khoa học đã thêm các hạt vào chất nhầy, đánh dấu trước chúng bằng mực huỳnh quang. Điều này giúp theo dõi sự chuyển động của các hạt.
Hóa ra, trong chất nhầy lấy từ những người bị COPD, các hạt di chuyển chậm hơn. Dạng bệnh càng nặng thì các hạt càng khó di chuyển. Theo các nhà khoa học, khi bệnh tiến triển, cấu trúc của chất nhầy thay đổi, trở nên đậm đặc hơn. Và chính qua mật độ đó, các bác sĩ có thể dự đoán chính xác sự chuyển biến trong tình trạng của bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), có 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
60.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam do ô nhiễm không khí gây ra
Tại Việt Nam, thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, có khoảng 60.000 ca tử vong/năm do ô nhiễm không khí gây ra.
Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội và nhiều thành phố lớn đang rất đáng lo ngại, đặc biệt là nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí. Ô nhiễm không khí không chỉ gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe người dân mà còn khiến hàng vạn người tử vong sớm...
Theo kết quả quan trắc mới nhất được công bố trên cổng thông tin điện tử của TP Hà Nội cho thấy, chỉ số chất lượng không khí AQI ngày 25-9 ở mức 132, trong đó một số khu vực lên rất cao như: khu vực các đường Minh Khai (mức 160), Hàng Đậu (mức 154), Phạm Văn Đồng (mức 151), Thành Công (mức 142).
Còn trong ngày hôm qua 24-9, chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội ở mức 127. Chỉ số chất lượng không khí kém cũng đồng nghĩa với nồng độ bụi PM 2.5 ở trong không khí ở Hà Nội tăng lên rất cao với nhiều thời điểm vượt ngưỡng 100 g/m3, cao gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 g/m) và hơn 10 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Chất lượng không khí ở Hà Nội gần đây luôn trong tình trạng rất ô nhiễm
Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, chất lượng không khí AQI được chia làm 5 mức: Chỉ số AQI từ 0-50 thuộc nhóm tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Chỉ số AQI từ 51-100, chất lượng không khí trung bình, nhóm nhạy cảm gồm người mắc bệnh hô hấp, hen suyễn nên hạn chế thời gian bên ngoài.
Chỉ số AQI từ 101-200, chất lượng không khí kém, nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian bên ngoài.
AQI từ 201-300, chất lượng không khí xấu, nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài.
Với mức độ ô nhiễm không khí như trên, 4 nhóm người gồm: người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em và người có sẵn các bệnh lý mãn tính là những người dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhất.
Tệ hơn, trong các vấn đề ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố lớn thì ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 là vấn đề nghiêm trọng nhất vì loại bụi này chứa nhiều hạt kim loại, hóa chất có khả năng gây ung thư và đột biến gene.
Theo một số chuyên gia hô hấp, ô nhiễm môi trường đặc biệt là các loại khí bụi ngoài đường đều ảnh hưởng đến con người nhất là hệ hô hấp. Khi con người hít phải các chất độc hại từ bụi trong không khí, sau một thời gian tích tụ lâu dài sẽ gây ra những bệnh mãn tính về đường hô hấp, như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, có thể là yếu tố gây nên bệnh ung thư.
Nguy hiểm hơn đối với loại bụi PM 2.5 có nhiều thành phần hóa học khác nhau, khi vào trong cơ thể có thể vào sâu bên trong phế quản và phế nang. Sau khi lọt vào phế nang sẽ tích lũy dần dần đến khi đủ lượng nhất định sẽ gây ra nhiều loại bệnh cho con người.
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là khói bụi gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân nhiều thành phố
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bụi mịn PM 2.5 có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet gây ra những rủi ro về sức khỏe nghiêm trọng nhất, so với các hạt lớn hơn. Do kích thước nhỏ (khoảng 1/30 đường kính trung bình của một sợi tóc người) nên các hạt bụi mịn PM 2.5 có thể bám sâu vào phổi.
Các nghiên cứu của WHO, cứ 10 người thì 9 người phải hít thở bầu không khí có chứa các chất gây ô nhiễm ở mức cao. Ô nhiễm không khí ngoài trời được coi là nguyên nhân thứ tư gây ra những ca chết yểu trên toàn thế giới. Trung bình mỗi năm, thế giới có 4,2 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí bên ngoài và khoảng 88% số ca tử vong này xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Trong số các khu vực và quốc gia trên thế giới thì Đông Nam Á có số người tử vong nhiều nhất do ô nhiễm không khí với hơn 1,3 triệu người/năm, còn ở Trung Quốc con số này là hơn 2,1 triệu người.
Tại Việt Nam, thống kê của WHO cho thấy, có khoảng 60.000 ca tử vong/năm do ô nhiễm không khí gây ra.
WHO ước tính 12,5% ca tử vong do ô nhiễm không khí có thể được ngăn chặn bằng việc cải thiện chất lượng không khí trên toàn thế giới. Mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn sẽ làm giảm gánh nặng bệnh đường hô hấp và bệnh tim mạch, chi phí chăm sóc sức khỏe và năng suất lao động bị mất do bệnh tật, cũng như tăng tuổi thọ của người dân địa phương.
NGUYỄN QUỐC
Theo SGGP
Mỹ sử dụng thể thực khuẩn để chống vi khuẩn kháng kháng sinh Trước tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh đang lan rộng gây tử vong cho nhiều người, các nhà khoa học Mỹ đã tìm được cách để vượt qua vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách sử dụng thể thực khuẩn (bacteriophages) kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh. Nhiễm trùng kháng kháng sinh làm chết khoảng 23.000 người Mỹ...