Đừng hắt hủi lao động nghèo và ‘Kinh tế vỉa hè’
Nếu không có kinh tế vỉa hè, xã hội này phải đối diện với biến bao bất ổn, tệ nạn và xáo động. Thế nhưng chính quyền các thành phố lớn dường như không hiểu; họ cứ đòi dẹp kinh tế vỉa hè mà thực chất chỉ dẹp kẻ cô thế,người gánh hàng rong.
Anh bán hàng rong Trịnh Xuân Tình bị lực lượng trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM đánh đập dã man đến ngất xỉu.
Trong những ngày qua, dư luận trong nước đã vô cùng xôn xao với câu chuyện anh bán hàng rong Trịnh Xuân Tình bị lực lượng trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM đánh đập dã man đến ngất xỉu và bị còng tay vứt nằm chỏng chơ trên vỉa hè. Bên cạnh câu chuyện pháp luật về việc lực lượng trật tự đô thị của P.25 đã vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, vẫn còn đó một câu chuyện rất nhức nhối đồng thời cũng là một dấu hỏi rất lớn về cái gọi là “Kinh tế vỉa hè” với những người lao động nghèo, bán hàng rong nhưng lại tham gia đóng góp một vai trò không hề nhỏ trong nền kinh tế quốc dân nhưng lại chưa hề được công nhận một cách đúng mực, thậm chí còn bị coi là “kẻ thù” của các đô thị hiện đại ở Việt Nam.
Trong câu chuyện này, nhà báo Nguyễn Vạn Phú (Thời báo kinh tế Sài Gòn) phát biểu: “Kinh tế vỉa hè là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế phi chính thức. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng kinh tế phi chính thức, hiện bằng chừng 30% nền kinh tế chính thức, đóng vai trò là tấm bình phong che chắn bão tố, là tấm đệm giảm nhẹ những cơn khủng hoảng dội vào Việt Nam… Nếu không có kinh tế vỉa hè, xã hội này phải đối diện với biến bao bất ổn, tệ nạn và xáo động. Thế nhưng chính quyền các thành phố lớn dường như không hiểu; họ cứ đòi dẹp kinh tế vỉa hè mà thực chất chỉ dẹp kẻ cô thế, người gánh hàng rong”.
Có một thực tế không ai có thể phủ nhận là “Kinh tế vỉa hè” là một bộ phận nằm trong thói quen sinh hoạt của phần lớn cư dân đô thị không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới, thậm chí là ở cả những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…nơi có “văn hóa siêu thị” rất phát triển. Ở những nước xung quanh Việt Nam, hàng rong và kinh tế vỉa hè cũng xuất hiện khá nhiều. Theo một thống kê không chính thức hồi cuối năm 2012, khu vực trung tâm của Bangkok (Thái Lan) hiện nay thường xuyên có khoảng 26.000 người bán hàng rong, Kuala Lumpur (Malaysia) khoảng 35.000 người và Manila (Philippines) là 52.000 người. “Ngay cả ở New York vẫn có xe đẩy bán hotdog, vẫn có sạp báo vỉa hè. Ở Tokyo vẫn có những đường phố, chiều xuống, người ta cấm xe, để dân mua bán tràn xuống đường giao dịch thoải mái”, nhà báo Nguyễn Vạn Phú chia sẻ.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa những lao động nghèo, người bán hàng rong ở Việt Nam và các nước khác là ở nước ngoài, họ được công nhận, được tôn trọng, được tạo điều kiện chứ không bị chính quyền “kiên quyết xóa bỏ”. Kinh tế vỉa hè có thể đóng góp vào ngân sách không đáng kể, song sự “phát triển” của nó làm cư dân thành phố tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như giải quyết công ăn việc làm chính đáng cho những đối tượng nghèo không lẽ không phải là sự tham gia vào việc phát triển kinh tế đất nước?
Video đang HOT
Với quan điểm này, nhà báo Nguyễn Vạn Phú đưa ý kiến: “Các bạn ở nước ngoài thường nói, bên đó mà thất nghiệp thì dễ rơi vào khủng hoảng (nếu không có những dạng an sinh xã hội khác nhau). Bên mình, thất nghiệp nhiều, khó khăn cũng nhiều nhưng dù sao tình trạng bức bối cũng giảm nhẹ nhờ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức (mà phương tiện thường là chiếc xe gắn máy đang bị một số ý kiến đòi dẹp). Thất bại trong kinh doanh chính thức, người ta có thể ra vỉa hè buôn gánh bán bưng để sống đắp đổi qua ngày. Họ không chịu hiểu người dân đang tự xoay xở để sống và nhờ vậy họ bớt đi nhiều gánh nặng phải lo toan. Thế mà thỉnh thoảng cứ có những chiến dịch dẹp buôn bán lòng đường vỉa hè. Tại sao không tổ chức cho người ta buôn bán trong một chừng mực trật tự nhất định…”.
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, an sinh xã hội, “kinh tế vỉa hè” còn là một thành phần tạo nên văn hóa, thậm chí là nét độc đáo của mỗi quốc gia. Với Việt Nam, đó là những món ngon đường phố mà khách du lịch vô cùng thích thú, là những gánh hàng hoa rực rỡ làm nao lòng người đi đường, là những tiếng rao đêm quen thuộc mà những người đi xa Tổ quốc chỉ mong được trở về để nghe lại…
Đáng buồn, những người làm công tác quy hoạch và chính sách ở Việt Nam gần như chưa nhìn thấu vấn đề này. Thay vì sự công nhận nó một cách hợp pháp, tạo điều kiện cho nó phát triển hài hòa thì chúng ta mới chỉ có những “mệnh lệnh hành chính” vô cảm, đi kèm với nó là những cuộc đuổi bắt theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” đã diễn ra từ hàng chục năm nay và cũng chưa biết bao giờ sẽ kết thúc. Từ những mệnh lệnh hành chính đó, những vụ “dân phòng đánh người”, “trật tự đô thị hành hung người bán hàng” sẽ còn có nhiều đất để sinh sôi. Nhưng điều lớn hơn nữa, vỉa hè dần dần trở thành là “món hàng” được coi là “nguồn thu vô tận”.
“Đáng tiếc là các trường đại học kinh tế không ai chịu làm những nghiên cứu về kinh tế vỉa hè để tham mưu chính sách đúng đắn cho chính quyền. Tất cả đều xem số phận của người dân nghèo như con ve cái kiến, ưa đè bẹp lúc nào cũng được”, ông Phú bình luận.
Theo Infonet
Những hình ảnh xét xử vụ án Dương Chí Dũng
Ngày 12/12, phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và 9 bị cáo khác đã chính thức được bắt đầu tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài ít nhất ba ngày. Riêng bị cáo Dương Chí Dũng có khả năng đối diện với mức án cao nhất là tử hình.
Trước đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 10 bị cáo trên với 2 tội danh tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
10 bị cáo bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gồm Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải); Mai Văn Phúc (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, nguyên Tổng giám đốc Vinalines); Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinalines); Bùi Thị Bích Loan (nguyên Trưởng Ban Tài chính kế toán Vinalines); Trần Hải Sơn (nguyên Tổng Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn sửa chữa tàu biển Vinalines); Mai Văn Khang (nguyên Phó Tổng Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Viễn Dương Vinashin); Lê Văn Dương (đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam); Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện (nguyên phó Chi cục trưởng và cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa).
Ngoài ra, Dũng, Phúc, Sơn, Chiều còn bị đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản.
Theo cáo trạng, 10 bị cáo về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có 7 bị can có hành vi cố ý làm trái liên quan đến việc thông quan, nhập khẩu, sửa chữa, thanh toán hợp đồng ụ nổi 83M gây thiệt hại cho nhà nước 336 tỷ đồng.
Về số tiền tham ô 1,66 triệu USD (tương đương 28 tỷ đồng), cáo trạng nêu rõ, theo kết quả khảo sát của Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn và Mai Văn Khang, giá ụ nổi 83M chỉ dưới 5 triệu USD. Thậm chí, công ty bán ụ nổi cho Vinalies chỉ mua lại "đống sắt vụn" này với giá 2,3 triệu USD. Tuy vậy, Dũng đã chấp nhận giá mua ụ là 9 triệu USD để ăn chia với các công ty môi giới và công ty bán tàu của nước ngoài.
Trong tổng số tiền tham ô 28 tỉ đồng, Dũng bị cáo buộc đã nhận 10 tỷ đồng, Phúc nhận 10 tỷ đồng, còn lại Sơn và Chiều chia nhau. Do đó, cáo trạng truy tố Dũng và ba đồng phạm theo Khoản 4 Điều, Điều 278 về tội tham ô tài sản với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Trong quá trình điều tra, Dũng và Phúc không thừa nhận hành vi tham ô như cáo buộc của Viện kiểm sát.
Như vậy, bị cáo Dương Chí Dũng cùng 3 bị cáo trên bị truy tố ở khung hình phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình cho hành vi tham ô. Ngoài ra, 4 bị cáo này còn phải đối mặt với khung hình phạt 10-20 năm tù cho hành vi cố ý làm trái cùng với 6 bị can còn lại.
Phiên tòa do thẩm phán Ngô Thị Ánh làm chủ tọa dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 12-14/12). Có 15 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo. Riêng Dương Chí Dũng thuê ba luật sư bào chữa cho mình.
Những hình ảnh xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm:
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Dương Chí Dũng vào phòng xét xử
Bị cáo Dương Chí Dũng (giữa) và 9 bị cáo đồng phạm đứng trước vành móng ngựa
Hội đồng xét xử
Theo TTXVN
Không thể để dân phòng, trật tự lạm quyền hành hung dân Vụ dân phòng, trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh - TP. HCM đánh đập một người buôn bán hàng rong đã làm nhiều đại biểu HĐND TP. HCM bức xúc. (Minh họa: Ngọc Diệp) Câu chuyện xảy ra rất đau lòng. Hình ảnh, clip anh Trịnh Xuân Tình bị còng tay và bị đánh ngất xỉu nằm dưới đất được...