Đừng “hành chính hóa” tấm lòng
Thông tin về hàng ngàn người dân các huyện Thọ Xuân, Quảng Xương, Thạch Thành, TP Thanh Hóa… thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo không nhận tiền hỗ trợ từ gói an sinh xã hội, với mong muốn nhường cho người khó khăn hơn, đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.
Đây thực sự là những câu chuyện rất cảm động, thể hiện tinh thần chung tay, khắc phục khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, bởi cách làm ở một nơi thuộc các địa phương này đã vô tình tạo ra những băn khoăn và cả không ít câu hỏi, điều tiếng về việc có hay không sự “vận động”, bệnh thành tích.
UBND phường Bưởi chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Chính sách hỗ trợ người dân, DN gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 là chương trình an sinh rất quan trọng, với phạm vi người thụ hưởng lớn. Trong những ngày qua, các địa phương đã khẩn trương đưa chính sách đến với người dân; nhiều hình thức giám sát cũng được đồng thời triển khai bảo đảm sự công tâm, công khai, minh bạch, để không xảy ra việc “con dê, đàn gà đi lạc” như một số chính sách trước đây. Có thể nói rằng, chính sách đã tạo ra sự lan tỏa lớn về ý nghĩa nhân văn. Ý nghĩa nhân văn này càng được nhân lên khi những người thuộc diện được hỗ trợ đã quyết định tự nguyện không nhận, hoặc trả lại tiền hỗ trợ, để dành cho những trường hợp khó khăn hơn.
Phải khẳng định rằng, việc làm đơn tự nguyện không nhận hỗ trợ để nhường cho người khác khó khăn hơn rất đáng hoan nghênh. Nhưng xung quanh đó, qua thông tin phản ánh cho thấy, có những địa phương làm sẵn mẫu “Đơn xin tự nguyện không nhận hỗ trợ do đại dịch Covid-19″ mà không phải là đơn viết tay của người dân, rồi chính con số người dân tự nguyện không nhận quá lớn đã dấy lên những câu hỏi về việc liệu có hay không việc chính quyền vận động, gợi ý người dân không nhận.
Ngay trong công điện hỏa tốc lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa gửi các địa phương trong tỉnh về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cũng cho biết, thông tin từ Tổng đài 111 (tổng đài hỗ trợ thông tin cho người dân gặp khó khăn do Covid-19) phản ánh có tình trạng ở một vài nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được vận động không nhận kinh phí hỗ trợ, không đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh.
Dù lãnh đạo các xã có giải thích, việc làm đơn sẵn là do nhiều người dân trình độ còn hạn chế, khả năng viết còn kém, nên đề nghị xã thảo mẫu đơn chung; bản thân người dân qua các phương tiện thông tin cũng đưa ra lời giải thích, tuy nhiên, qua đây có nhiều điều cũng cần nhìn nhận lại.
Video đang HOT
Thiết nghĩ, chính quyền không nên can thiệp hoặc đứng ra “làm hộ” việc tự nguyện của dân; “hành chính hóa” tấm lòng thơm thảo bằng việc soạn sẵn ra những văn bản mẫu. Thay vào đó, nên để người dân nếu thực sự muốn tự nguyện nhường phần hỗ trợ, có thể viết đơn bằng chính nét chữ của mình. Việc chữ xấu hay đơn không theo chuẩn có lẽ cũng không quá quan trọng ở đây, bởi có thể chỉ cần một vài dòng cũng đủ.
Ngay sau những thông tin từ dư luận, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị trong tỉnh chỉ đạo cán bộ cơ sở tuyệt đối không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có); đồng thời, hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp người dân tự nguyện không nhận hỗ trợ. Những chỉ đạo này là rất kịp thời.
Bởi từ việc có sẵn “đơn tự nguyện” đồng loạt, chỉ cần ký vào này đã khiến nhiều người liên tưởng đến những đơn tự nguyện khác, như đơn tự nguyện xin học thêm, đơn tự nguyện đóng góp… Không phải là tất cả, nhưng đã từng xảy ra tình trạng “không tự nguyện không được” hoặc “gợi ý tự nguyện” khi đứng trước các mẫu đơn được phát đồng loạt này.
Vì sao nhiều người từ chối nhận tiền hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ?
Dù nằm trong nhóm đối tượng được hưởng chính sách từ gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, nhưng nhiều người dân ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã từ chối nhận số tiền trên với lý do để dành cho những hoàn cảnh khó khăn hơn.
Bà Thiều Thị Tuyết từ chối nhận tiền hỗ trợ để dành cho những hoàn cảnh khó khăn khác
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho 7 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch COVID-19, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai chi trả cho những trường hợp được thụ hưởng chính sách này. Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh, có 180.563 người được nhận tiền hỗ trợ. Tính đến ngày 10/5, có 12/13 huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành chi trả cho 95.193 người, với tổng số tiền hơn 144 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình chi trả tiền hỗ trợ, tại xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có hàng chục hộ gia đình nghèo đã viết đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ. Cụ thể, có 17 hộ dân với 31 nhân khẩu rút khỏi danh sách nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19. Trong 17 gia đình có 2 hộ nghèo, còn lại là cận nghèo.
Trong 17 trường hợp xin rút khỏi danh sách nhận tiền hỗ trợ có bà Thiều Thị Tuyết (69 tuổi), thôn Quang Trung 1, xã Cẩm Lạc. Bà Tuyết thuộc diện hộ cận nghèo của xã, có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên đau ốm, chủ yếu sống dựa vào hơn 1 sào ruộng cùng chăn nuôi gà vịt và trồng rau. Chồng bà qua đời vào năm 2009 do lâm bệnh hiểm nghèo, từ đó đến nay một mình bà nuôi 7 người con.
Khi hỏi lý do vì sao đang trong hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống chật vật mà từ chối nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bà Tuyết cười nói: "Tôi vẫn còn khỏe, đang đi làm đồng được, lương thực tự sản xuất được nên tôi không muốn nhận vì để dành cho những hoàn cảnh khó khăn hơn và chia sẻ với Chính phủ trong thời điểm này".
Bà Tuyết cho biết, theo tính toán mức hỗ trợ bà được nhận 750.000 đồng. Dẫu số tiền này bà cũng cần, nhưng trong thời điểm Chính phủ đang gặp khó, nhiều hộ dân còn cần thiết hơn nên xin nhường để hỗ trợ cho các gia đình khác. Cũng theo bà Tuyết, ở thôn Quang Trung 1 còn có anh Lê Văn Minh và Võ Hữu Sỹ thuộc diện hộ cận nghèo xin rút khỏi danh sách nhận tiền hỗ trợ gói 62.000 tỷ đồng.
Còn bà Võ Thị Lan (49 tuổi, trú thôn Lạc Thọ) cho biết, gia đình nhiều năm nay thuộc diện cận nghèo, con gái đầu 29 tuổi và con trai út 11 tuổi bị tàn tật, hưởng trợ cấp xã hội. "Việc hỗ trợ này của Chính phủ rất kịp thời và có tính nhân văn. Nhưng trong đợt này gia đình đang thu hoạch lúa nên cũng không thiếu lương thực. Sau khi thống nhất, vợ chồng tôi xin rút khỏi danh sách, để khoản hỗ trợ đó cho những nhà khó khăn hơn gia đình mình", bà Lan nói.
Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho hay, việc nhiều hộ dân ở địa phương tự nguyện xin rút khỏi danh sách nhận tiền hỗ trợ gói an sinh xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thể hiện tính nhân văn và trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng và đất nước.
Theo ông Dũng, sau khi thẩm định, toàn xã có 924 hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP, với tổng số tiền phê duyệt hơn 972 triệu đồng. Tính đến ngày 12/5, có 17 hộ chính sách với 33 nhân khẩu trên địa bàn xã không nhận hỗ trợ; tổng số tiền là 25,2 triệu đồng.
Dân tự nguyện, chính quyền cấm vận động
Ông Lê Xuân Quang (SN 1976), thôn 4, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá) là một trong nhiều người ở Thọ Xuân tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng, nhường lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Ông Quang chia sẻ: Việc ông không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là tự nguyện. "Tôi thấy còn rất nhiều hoàn cảnh trong xã hội còn khó khăn vất vả hơn mình nhiều nên muốn nhường lại cho họ. Vì vậy, ngày 30/4/2020, sau khi bàn bạc với gia đình, tôi đã lên xã tự nguyện làm đơn không nhận tiền hỗ trợ, chứ không có ai ép buộc gia đình tôi làm việc này. Từ khi có dịch bệnh, tôi thường xuyên theo dõi trên các kênh truyền thông và thấy được những khó khăn, vất vả của những người trên tuyến đầu chống dịch nên tôi cũng muốn góp phần nhỏ vào đó. Chỉ đơn giản vậy thôi!", ông Quang nói.
Trao đổi về việc tại sao có mẫu đơn tự nguyện soạn sẵn để dân ký, ông Lê Chí Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân cho biết: Sau khi Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ ra đời, xã đã công khai, niêm yết đến tận các thôn. Các thôn đã tổ chức họp, rà soát tới từng hộ. Thông qua đó, các hộ gia đình đã tự nguyện đăng ký không nhận tiền hỗ trợ. Nhưng do một số người dân không biết viết đơn, nên để tiện cho người dân, cán bộ chính sách xã đã soạn sẵn mẫu cụ thể.
Trước những thông tin trên mạng xã hội về thông tin có thể người dân bị ép buộc không nhận tiền từ gói 62 nghìn tỷ, ngày 12/5/2020, UBND xã Xuân Sinh cũng đã có báo cáo gửi UBND huyện Thọ Xuân về vấn đề này. Văn bản nêu rõ, quy trình được thực hiện công khai đến
người dân.
Liên quan đến nội dung này, ngày 13/5, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có công điện hỏa tốc về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại Thanh Hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kịp thời một số nội dung: Tiếp tục chi trả hỗ trợ cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định; chỉ đạo cán bộ cơ sở tuyệt đối không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có); đồng thời, hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp người dân tự nguyện không nhận hỗ trợ.
Thanh Hóa yêu cầu tuyệt đối không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ khó khăn do Covid-19 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn hỏa tốc gửi các địa phương trong tỉnh thực hiện triển khai kịp thời gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng cho các đối tượng được hưởng, đồng thời yêu cầu không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ. Sáng ngày 13-5, ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...