Dừng hàng loạt lễ hội lớn xuân Tân Sửu
Lễ khai ấn đền Trần, hội gò Đống Đa, lễ các chùa Hương, Bái Đính, Tam Chúc… đều phải dừng để phòng chống Covid-19.
Tại Hà Nội , ngày 5/2, UBND quận Đống Đa thông báo dừng lễ kỷ niệm 232 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (lễ hội Gò Đống Đa) 2021. Dù công tác chuẩn bị đã hoàn tất, “do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường” nên quận quyết định dừng lễ hội.
Lễ hội nhằm tái hiện chiến thắng của quân Tây Sơn trước quân xâm lược nhà Thanh vào Tết Kỷ Dậu 1789, được tổ chức tại di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa (phố Đặng Tiến Đông) ngày mùng 5 Tết Nguyên đán.
Lễ hội Gò Đống Đa năm 2020. Ảnh: Giang Huy
UBND huyện Mỹ Đức cũng thông báo dừng tổ chức lễ hội chùa Hương . Đây là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, kéo dài từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 Âm lịch. Huyện Mỹ Đức chỉ duy trì đón khách tham quan di tích quốc gia đặc biệt quần thể danh thắng Hương Sơn – chùa Hương. Khách tham quan phải đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch. Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, huyện sẽ dừng đón khách.
Lễ kỷ niệm 10 năm hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được huyện Sóc Sơn tạm dừng. Sáng mùng 6 tháng giêng, lễ hội Gióng tại đền Sóc chỉ tổ chức phần lễ với các nghi thức truyền thống. Nhiều hoạt động văn hóa dân gian không được tổ chức như văn nghệ, thể thao, trò chơi. Lễ hội cũng không tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm, trưng bày hình ảnh… Hội Gióng hàng năm diễn ra từ mùng 6 đến 8 tháng giêng Âm lịch.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh cũng bị tạm dừng và hạn chế đón khách đến dâng hương. Lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và lễ hội đền Hai Bà Trưng hàng năm được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng Âm lịch.
Tại Nam Định , cuối tháng 1/2021, UBND tỉnh đồng ý đề xuất của UBND TP Nam Định, không tổ chức lễ khai ấn và phát ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) đầu xuân Tân Sửu 2021. Chính quyền sẽ không đứng ra tổ chức phần lễ cũng như phần hội tại đền Trần như mọi năm. Đêm 14 tháng giêng, chỉ một vài bô lão tổ chức nghi lễ nhỏ để dâng hương các vua Trần. Đền không tiếp khách đến xin ấn và tham dự lễ khai ấn vào ngày này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vào những ngày thường, người dân vẫn có thể đến lễ tại đền, nhưng cần đảm bảo các biện pháp phòng chống Covid-19 như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giãn cách 2 m…
Lễ hội đền Trần, một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc, thường diễn ra từ ngày 11 đến 16 tháng giêng Âm lịch hàng năm với ba nghi lễ truyền thống là khai ấn, rước kiệu Ngọc Lộ và rước nước tế cá. Nghi lễ khai ấn và phát ấn vào đêm 14 tháng giêng thu hút hàng chục nghìn du khách thập phương. Nhiều năm, vào đêm khai ấn thường xảy ra tranh cướp, hỗn loạn.
Lễ khai ấn đền Trần năm 2019. Ảnh: Ngọc Thành
UBND tỉnh Nam Định cũng dừng tổ chức hội chợ Viềng xuân 2021 tại huyện Vụ Bản và Nam Trực, dự kiến diễn ra vào đêm ngày 7, rạng sáng ngày 8 tháng giêng âm lịch. Chợ Viềng, huyện Vụ Bản gắn liền với quần thể di tích Phủ Dày thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh; chợ Viềng, huyện Nam Trực là nơi có chùa Đại Bi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Chợ Viềng hàng năm thu hút hàng nghìn người, vì dân gian quan niệm nơi đây “mua may, bán rủi”. Người bán không nói thách giá và người mua không mặc cả. Sản phẩm được mua bán chủ yếu là cây trồng, vật nuôi, dụng cụ nhà nông…
Cuối tháng 1/2021, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng ba lễ hội lớn là Tịch điền; phát lương đức thánh Trần đền Trần Thương; khai hội chùa Tam Chúc.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (huyện Duy Tiên) thường diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng giêng, có nguồn gốc từ mùa xuân năm Đinh Hợi (năm 987), lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan làm lễ tế thần nông và xuống đồng cày ruộng để khuyến khích người dân chăm chỉ làm ăn.
Kể từ đó, các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều tổ chức lễ Tịch điền một cách thành kính, trang trọng, cầu mùa màng bội thu, khuyến khích mở mang nông trang. Trải qua hàng nghìn năm, lễ hội Tịch điền đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.
Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2018. Ảnh: Ngọc Thành
Đầu tháng 2/2021, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và các lễ hội truyền thống tại địa phương. Những lễ hội đã tổ chức khai mạc phải giảm quy mô, thời gian tổ chức, các hoạt động; hạn chế tập trung đông người; đảm bảo điều kiện về phòng, chống dịch bệnh. Người dân được khuyến cáo hạn chế du xuân hoặc tham gia lễ hội; khi đến lễ hội, di tích phải đeo khẩu trang.
Để phòng chống Covid-19, hàng loạt lễ hội lớn tại Ninh Bình cũng dừng như Bái Đính, Hoa Lư … Những lễ hội đã tổ chức phải giảm quy mô, thời gian, hoạt động.
Kết nối giao thông thủy, bộ đồng bằng sông Hồng
Tuyến đường cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa) và cụm công trình đường thủy kênh nối Đáy - Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định vừa tổ chức động thổ gói thầu xây dựng cầu vượt kênh đào thuộc cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ (địa phận xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).
Không có cảng biển, khó giàu
Cụm công trình này thuộc dự án phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc Bộ - dự án WB6), có 4 hạng mục (gói thầu) xây dựng chính: tuyến kênh dài khoảng 1 km nối giữa sông Đáy và sông Ninh Cơ, chiều rộng đáy kênh 90-100 m; âu tàu có kích thước trong buồng âu rộng 17 m, dài 179 m và cao độ đáy -7,0m; cầu bê-tông cốt thép, tĩnh không 15 m, dài 778 m, đường dẫn 1.497 m, nằm trên đường tỉnh 490 C và vượt kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ; hệ thống phao tiêu báo hiệu, trồng cây, đê hoàn trả, hệ thống thủy lợi, điện và thông tin liên lạc... Dự kiến, cụm công trình hoàn thành vào giữa năm 2022.
Đại diện chủ đầu tư, ông Dương Thanh Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý các dự án đường thủy (Bộ GTVT), cho biết dự án WB6 được thực hiện trên phạm vi 14 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Đây là dự án đầu tư phát triển lớn nhất về hạ tầng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc. Dự án có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, gồm vốn vay WB 170 triệu USD và đối ứng trong nước; đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2016.
Phối cảnh cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ
Cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) thuộc dự án WB6 đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng, giúp tàu có trọng tải đến 2.000 tấn đầy tải, tàu 3.000 tấn giảm tải đi qua cửa sông Ninh Cơ dễ dàng vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, cửa sông Đáy phía tỉnh Ninh Bình bị bồi lắng thường xuyên, khó cải tạo để tàu lớn ra vào. Vì thế, để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, Chính phủ Việt Nam và WB đã ký Hiệp định bổ sung vốn cho dự án WB6 để đầu tư cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ với tổng mức đầu tư hơn 107 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của WB là 78,74 triệu USD.
Theo ông Hưng, sau khi đưa cụm công trình vào khai thác sẽ phát huy hiệu quả cao nhất của cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang, giúp tàu có trọng tải 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Phúc, Ninh Bình, thúc đẩy phát triển vận tải thủy tại khu vực.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng những tỉnh không có cảng, phần lớn là nghèo, rất khó giàu. Ngược lại, như tỉnh Hà Tĩnh trước đây cũng rất nghèo nhưng sau khi có cảng Vũng Áng lớn nhất cả nước, tàu 300.000 tấn vào được thì khác hẳn. Năm 2020, cảng đón khoảng 40 triệu tấn hàng và tỉnh Hà Tĩnh dự kiến thu ngân sách 15.000 tỉ đồng. Từ đó, ông Nhật mong muốn tỉnh Nam Định quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng đường thủy, cảng biển, cảng sông; khai thác hiệu quả cụm công trình kênh đào nối 2 sông Đáy - Ninh Cơ, cũng như cửa Lạch Giang, góp phần phát triển vận tải thủy trên địa bàn.
Kết nối Bắc Bộ và Trung Bộ
Ngày 19-11, Bộ GTVT cũng phối hợp tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đồng loạt triển khai thi công 3 gói thầu đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ (QL) 45, thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, có chiều dài tuyến khoảng 63,37 km, quy mô 6 làn xe, trong đó phân kỳ giai đoạn 1 là 4 làn xe; tổng mức đầu tư 12.111 tỉ đồng.
"Dự án sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ tỉnh Ninh Bình đến Thanh Hóa, mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc, miền Trung, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn trên QL1; giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với khu vực miền Trung cũng như từ Bắc vào Nam; tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến, của Ninh Bình, Thanh Hóa" - ông Thọ nhận định.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 có ý nghĩa quan trọng và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, kết nối Ninh Bình, Thanh Hóa với các trung tâm kinh tế, chính trị trong vùng kinh tế trọng điểm trên trục Bắc - Nam. Ông Thạch khẳng định: "Chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án ngay trong năm 2020, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà thầu trong quá trình thi công dự án. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công".
Trước đó, ngày 30-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công 2 gói thầu trong dự án tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Nhấn mạnh "không có giao thông thì khó phát triển được đất nước", Thủ tướng lưu ý các địa phương sau khi có đường cao tốc, cần triển khai ngay các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tính toán việc kết nối đường cao tốc các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Khởi công tuyến đường ven biển Nam Định 2.700 tỷ đồng Ngày 18-9, tại xã Giao An, huyện Giao Thủy, UBND tỉnh Nam Định đã khởi công tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư xấp xỉ 2.700 tỷ đồng. Tuyến đường dài gần 66km với 3 cây cầu trên tuyến, đi qua địa bàn 24 xã, thị trấn thuộc địa bàn 3 huyện ven biển của...