Dùng gừng tươi trị cảm lạnh như thế nào?
Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.
Liều lượng dùng khi bị cảm
Có nhiều cách dùng gừng: có thể dùng dạng tươi hay chiết xuất. Sử dụng nó dưới dạng tinh dầu để thoa vào các chỗ đau mãn tính. Khi mua, nên chọn mua những củ gừng có mùi thơm hăng.
Để điều trị các triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh, nên uống gừng hằng ngày với liều lượng 1/2 đến thìa bột gừng tươi. Vỏ gừng tươi cũng rất tốt, nên dùng để pha trà và uống mỗi 4 tiếng, 3 lần/ngày.
Một trong những hỗn hợp trị cảm lạnh hiệu quả là một mẩu gừng nguyên vỏ mài nhuyễn pha với 2 thìa nước chanh, 1 nhúm ớt cayen và 2 thìa mật ong.
Video đang HOT
Cách làm trà gừng
Trà gừng luôn hấp dẫn bởi hương vị và công dụng đối với sức khỏe. Bạn có làm trà gừng từ gừng khô hay gừng tươi.
Nếu làm trà gừng từ gừng tươi thì cần xắt nhỏ củ gừng bằng dụng cụ nạo phô mai hay máy xay. Hương thơm cay nồng của gừng tươi sẽ đánh thức mọi giác quan của bạn và hãy ủ chúng với nước nóng rồi rót ra pha với đường để có cốc trà gừng cay nóng, thơm ngon.
Dưới đây là 3 bước làm trà gừng:
1. Thái gừng thành những miếng bằng ngón tay. Lưu ý là không gọt lớp vỏ ngoài.
2. Cầm các miếng gừng này trên tay và dùng dụng cụ mài phô mai để xắt nhỏ gừng.
3. Khi được 2 thìa gừng mịn thì cho vào ấm, rót nước sôi ủ trong 10 phút rồi rót ra thưởng thức.
Nhân Hà
Theo EH
Chữa viêm mũi dị ứng với Thương nhĩ tán
Không chỉ thuốc Tây mới giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Bài thuốc cổ nổi tiếng của Trung Quốc Thương nhĩ tán có hiệu quả tốt với bệnh này, công thức chỉ gồm 4 vị thuốc dễ kiếm.
Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng tăng do môi trường ngày càng ô nhiễm. Các thống kê cho thấy cứ 16 người thì một mắc bệnh này. Hơn 6,3% dân số mắc bệnh này.
Thương nhĩ tán (còn gọi là Thương nhĩ tử tán) là bài thuốc của danh y Nghiêm Dụng Hoà (Trung Quốc). Thành phần gồm thương nhĩ tử (hạt ké đầu ngựa) 7 g, tân di hoa 15 g, bạch chỉ 30 g, bạc hà 1,5 g. Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6 g. Theo cổ nhân, nếu dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc thì rất tốt.
Thương nhĩ tán có tác dụng làm thông mũi, chống đau đầu, thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang mà Tây y vẫn gọi là viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hạt ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch, hưng phấn hô hấp. Bạch chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải nhiệt. Tân di hoa tiêu viêm, giảm phù nề, chống dị ứng, kháng khuẩn, làm hưng phấn hô hấp. Còn bạc hà cũng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm ho, trừ đàm, giảm ngứa và lợi mật.
Ngoài dạng bột truyền thống, Thương nhĩ tán còn được sử dụng dưới hai hình thức: dùng nguyên bài sắc uống hoặc gia giảm theo thể trạng và tính chất bệnh lý. Khi sắc, cần cho bạc hà vào sau, còn tân di phải chùi hết lông hoặc cho vào túi vải để tránh gây ngứa.
Hiện nay, bài thuốc Thương nhĩ tán được sản xuất thành nhiều biệt dược dưới các dạng hoàn mềm, hoàn cứng, trà tan, cốm thuốc, viên nang..., rất tiện lợi cho bệnh nhân. Có thể kể đến các tên Tỵ viêm hoàn, Tỵ viêm phiến, Tỵ uyên hoàn... do Trung Quốc sản xuất, có gia giảm một số vị thuốc, hoặc viên nang Fitôrhi-f sản xuất ở Việt Nam, giữ nguyên công thức cổ của Nghiêm Dụng Hòa.
ThS. Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện 108
(Theo VnExpress.net)
Hướng dẫn chị em xử trí khi da vùng dưới "núi đôi" bị hăm Không ít chị em đôi lần hoảng hốt khi phát hiện những nốt ban đỏ nằm chình ình ngay dưới "núi đôi" nhưng hãy nhanh chóng làm theo hướng dẫn dưới đây! Và lý do nổi ban thì hết sức bất ngờ, đó là do mồ hôi tiết ra không thoát được, khiến vùng da này bị mẩn đỏ. Điều đáng nói là...