Dùng Grab trên smartphone Huawei mới thấy Google đã khôn khéo như thế nào
ả thật là trên lý thuyết, chẳng có gì ngăn cản người dùng Huawei cài đặt APK lên chiếc điện thoại không-có- Google-Play của họ. Nhưng một kẻ khôn ngoan như Google đâu có dễ gì để các “đối tác” qua mặt?
Gần đúng ngày “kỷ niệm” 1 năm bị Tổng thống Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại – và mất quyền sử dụng Android của Google, Huawei tiếp tục ra mắt một phiên bản P30 tiếp theo. Là dòng sản phẩm cuối cùng của Huawei trước khi nhận lệnh cấm, tính đến nay P30 đã được Huawei làm mới tới 3 lần. Lần đầu tiên, tại sự kiện IFA tháng 9/2019, Huawei ra mắt P30 Pro với thiết kế 2 màu và Android 10 cài đặt sẵn. Tháng 1/2020, P30 Lite “New Edition” được vén màn. Và, gần đây nhất, P30 Pro lại được hồi sinh dưới tên gọi “P30 Pro New Edition”.
Sau khi vén màn các phiên bản P30 đầu tiên vào tháng 3, Huawei đã ra mắt thêm 2 thế hệ đầu bảng mới: Mate 30 và P40. Mẫu P40 Pro thậm chí còn đánh bại toàn bộ các đối thủ sừng sỏ để vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng DxOMark.
Chuyện chưa từng có trong lịch sử: Một hãng smartphone 3 lần làm mới smartphone của năm cũ.
Nhưng Huawei vẫn cứ phải làm mới P30, vì đây là model cuối cùng được cài đặt Google Play. Với người dùng Huawei trên toàn cầu, Google Play là cách duy nhất để chạm tới một trải nghiệm Android chấp nhận được.
Nghịch lý của Android
Với các fan của Android, đây có thể coi là một điều đáng ngạc nhiên. Bởi ngay từ những ngày đầu tiên, Google đã luôn quảng bá tính “mở” của Android. Một trong những yếu tố “mở’ nhất của Android là khả năng cài ứng dụng. Khác với iPhone – nơi cách duy nhất để cài đặt ứng dụng là qua chợ App Store của Apple, người dùng Android vẫn có nhiều cách để cài ứng dụng họ mong muốn mà không cần phải dùng tới chợ Google Play. Có vô số nguồn thứ 3 để tải file APK, và bất cứ một công ty nào cũng đều có thể tự tạo ra một chợ ứng dụng riêng để phân phối app cho Android. Samsung, Amazon, các công ty Trung Quốc và dĩ nhiên là cả Huawei đều đã làm như vậy.
Nhưng đáng buồn thay, tính “mở” của Android chỉ dừng ở mặt lý thuyết. Trong một thử nghiệm mới đây, chúng tôi đã thử cài đặt 2 ứng dụng gọi xe và gọi đồ ăn khá phổ biến là Grab và Now lên P40 Pro. Cả 2 ứng dụng này đều không có trên chợ AppGallery của Huawei, và do đó phải cài đặt qua file APK độc lập.
Chuyện ngược đời: Hệ điều hành “mở”, nhưng thiếu dịch vụ của riêng một công ty thì ứng dụng lỗi không dùng được.
Kết quả? Grab vẫn chạy nhưng phần bản đồ trắng xóa. Thông báo “Grab không thể chạy nếu không có các dịch vụ Google Play” xuất hiện. Người dùng vẫn có thể đặt xe, nhưng đó là một trải nghiệm vô cùng giới hạn và kém trực quan. Tương tự, người dùng Now không thể đăng nhập vào ứng dụng (dù vẫn có thể xem hàng quán và món ăn). Thông báo của Now vẫn là “Không chạy được nếu không có các dịch vụ Google Play”.
Nghịch lý xảy ra. Người dùng vẫn có thể tìm được bộ cài, vẫn có thể cài đặt và thậm chí vẫn có thể khởi chạy ứng dụng trên những chiếc Huawei không có Google, nhưng các ứng dụng này hoặc trở nên vô dụng, hoặc trở nên cực kỳ giới hạn.
Cái “khôn” của Google
Cái khôn của Google là đây. Google vẫn có quyền nói Android là mở, là miễn phí, vì quả thật người dùng vẫn có thể cài đặt ứng dụng lên bất kỳ một bản Android nào qua APK, các công ty vẫn có thể loại bỏ hoàn toàn các dịch vụ Google Play và tự thay thế bằng bộ dịch vụ của riêng mình. Nhưng trong thực tế, nếu trải nghiệm Android-không-có-Google trở nên dở tệ như Grab và Now trên P40 Pro, mấy ai lại muốn rời xa Google?
Video đang HOT
Android vẫn là một hệ điều hành mở, nhưng các nhà phát triển thì lại bị “trói” vào các dịch vụ nền của riêng Google.
Gã khổng lồ tìm kiếm làm thế nào để tạo ra những sợi dây vô hình này? Hãy nhìn vào mô tả của chính Google dành cho Play Services. Bộ dịch vụ này bao gồm yếu tố tối quan trọng với ứng dụng là định vị (Google Maps) và thông báo (Firebase Cloud Messaging). Một số yếu tố quan trọng khác như tìm kiếm nội dung offline, tùy chỉnh quyền truy cập (app permissions) hay danh sách liên lạc cũng có sẵn trong bộ dịch vụ Google Play.
Một lần nữa, về mặt lý thuyết, các công ty vẫn có thể tự tạo ra các giải pháp thay thế, và các nhà phát triển ứng dụng cũng có quyền lựa chọn các giải pháp thay thế này. Đơn cử, Facebook có dịch vụ thông báo riêng, không cần phải đi qua dịch vụ thông báo của Google. Các ứng dụng nhắn tin hay mạng xã hội tại Trung Quốc cũng có thể dùng dịch vụ của Huawei hoặc tự phát triển riêng. Nhưng Google vẫn quá khôn: đâu phải nhà phát triển nào cũng có tiềm lực như Facebook, WeChat hay Tencent để mà hất cẳng hoàn toàn các dịch vụ Play khỏi ứng dụng của riêng họ.
Chưa kể, với ứng dụng sử dụng dịch vụ “nền” riêng thay vì Google Play Services, sức ép tạo ra lên phần cứng sẽ càng lớn, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Ví dụ điển hình là smartphone Trung Quốc nội địa thường có RAM lớn hơn bản quốc tế: không thể nhận thông báo qua dịch vụ của Google, các nhà phát triển Trung Quốc buộc phải giữ ứng dụng của họ trên RAM để “lắng nghe” cuộc gọi điện, tính năng đang đến.
Google đã từng chính thức cảnh báo người dùng về các nguy cơ khi cố cài đặt Play Services lên điện thoại Huawei.
Vô số những trói buộc
Kết quả là chẳng ai bảo ai, nhà phát triển nào cũng chọn các dịch vụ mặc định của Google. Cả hệ sinh thái Android lẫn người dùng vì thế cũng bị “trói”… Trên smartphone của Google, ứng dụng gọi xe/đặt đồ ăn mất khả năng định vị vì không truy cập được vào Google Maps, mạng xã hội Twitter mất khả năng hiện thông báo do không kết nối được tới dịch vụ Firebase Cloud Messaging của Google.
Chưa dừng lại ở đây, người dùng Huawei (và bất kỳ một thiết bị Android nào khác không được Google cấp phép) phải đối mặt với đủ loại rắc rối. Google dùng đủ mọi biện pháp pháp lý để ngăn chặn các hãng sản xuất không thể tạo ra phương thức cài đặt Play Services một cách dễ dàng. Và kể cả nếu vượt qua được tất cả những khó khăn này rồi, họ lại phải đối mặt với những rủi ro to lớn khi dùng ứng dụng ngân hàng, tài chính hoặc công việc. Liệu một người dùng có nên “yêu” một thương hiệu smartphone đến mức sẵn sàng chấp nhận mất tiền, mất thông tin nhạy cảm theo cách này?
Tại sao phải chấp nhận, trong khi họ vẫn có nhiều lựa chọn Android-có-Google khác: Samsung, Xiaomi hay Vsmart chẳng hạn?
Thị trường vẫn còn quá nhiều lựa chọn smartphone Android CÓ dịch vụ Google…
Còn Huawei chỉ có lựa chọn duy nhất là liên tục làm mới lại P30. Android có thể coi là hệ điều hành “mở”, “miễn phí”, nhưng một kẻ khôn như Google đâu có dại gì tạo ra một thứ thực sự miễn phí cho kẻ khác hưởng lợi. Bằng cách này hay cách khác, Android vẫn là của riêng Google. Gã khổng lồ tìm kiếm có đủ cách để biến trải nghiệm Android-không-có-Google trở thành “địa ngục số” cho người dùng Huawei, ZTE hay bất kỳ một thương hiệu smartphone nào khác không có Play Services.
10 smartphone chụp selfie đẹp nhất thế giới
Smartphone của Samsung và Huawei chiếm phần lớn danh sách, với điểm số đạt được từ 92 đến 103 trong bài kiểm tra của DxOMark.
Google Pixel 3 (92 điểm)
Pixel 3 và Pixel 4 cùng đạt 92 điểm trong bài đo khả năng chụp ảnh bằng camera trước, tuy nhiên, Pixel 3 ở vị trí cao hơn sản phẩm kế nhiệm. Theo đánh giá của DxO, camera selfie trên Pixel 3 có khả năng lấy nét tốt, cho ra ảnh có độ chi tiết cao, tuy nhiên, hãng lại giảm khả năng khử nhiễu, vì vậy trong nhiều tình huống, ảnh selfie từ Pixel 3 không mịn. Màu da người khi chụp bằng Pixel 3 được tái hiện tốt, nhưng đôi khi ám vàng hoặc xanh lục. Ảnh: TheVerge.
iPhone 11 Pro Max (92 điểm)
DxOMark đánh giá cao camera selfie của iPhone 11 Pro Max ở việc trang bị ống kính góc rộng hơn so với sản phẩm tiền nhiệm, cùng khả năng quay video 4K. Các thuật toán của Apple hoạt động ổn định trong hầu hết mọi tình huống, cho ảnh có độ chi tiết cao, màu sắc "dễ chịu", HDR tốt, chế độ chân dung xóa phông chuẩn xác. Tuy nhiên, trong điều kiện ánh sáng yếu, ảnh selfie từ iPhone 11 Pro Max vẫn bị đánh giá là còn nhiễu. Ảnh: DigitalTrends.
Huawei Mate 30 Pro (93 điểm)
Camera trước của Mate 30 Pro được khen vì tối ưu HDR tốt, ảnh có độ chi tiết cao nhưng ít nhiễu hạt trong hầu hết mọi tình huống. Tuy nhiên, ảnh selfie từ Mate 30 Pro đôi khi cho màu da không tự nhiên. Ảnh: Lê Quý.
Samsung Galaxy S10 Plus (96 điểm)
Mặc dù đã ra mắt hơn một năm, Galaxy S10 Plus vẫn nằm trong top những smartphone có camera selfie đẹp nhất thế giới. Theo DxOMark, "khó tìm thấy điểm yếu nào" trên camera selfie của Galaxy S10 Plus. Máy cho khả năng tái hiện màu da đẹp mắt, chân thực, khả năng lấy nét nhanh và chính xác, khử nhiễu tốt hơn hầu hết các sản phẩm cùng thời. Điểm yếu hiếm hoi trên camera này chỉ bộc lộ khi selfie nhóm. Một số chi tiết có thể bị mờ, ngoài ra ảnh selfie trong điều kiện ánh sáng yếu cũng bị giảm chi tiết. Ảnh: Tuấn Hưng.
Samsung Galaxy S10 5G (97 điểm)
Ngoài khả năng kết nối mạnh mẽ cùng màn hình lớn, Galaxy S10 5G cũng có camera tốt hơn so với Galaxy S10 Plus. Trên thang điểm của DxOMark, hai máy chỉ chênh lệch nhau 1 điểm. Camera selfie của S10 5G có khả năng tái hiện màu sắc chân thực, lấy nét tốt trong mọi tình huống sáng và ở bất cứ khoảng cách nào. Tuy nhiên, máy vẫn còn những nhược điểm giống như của Galaxy S10 Plus, như một số chi tiết bị mờ khi selfie nhóm, ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu bị giảm chi tiết. Ảnh: ExpertReview.
Asus ZenFone 6 (98 điểm)
ZenFone 6 sử dụng cơ chế lật để biến camera sau thành camera trước, vì vậy chất lượng camera selfie của máy không thua kém camera chính trên nhiều mẫu máy hiện nay trên thị trường. DxOMark đánh giá sản phẩm của Asus sở hữu hầu hết mọi ưu điểm về camera trên smartphone hiện nay, bao gồm cả khả năng lấy nét, khử nhiễu, tái hiện màu sắc. Điểm trừ của camera này nằm ở khả năng đo sáng trong một số tình huống chưa chính xác, có hiện tượng mắt đỏ nếu chụp với flash và chế độ bokeh gặp khó khi sáng yếu. Ảnh: DigitalTrends
Samsung Galaxy Note10 5G (99 điểm)
Ngoài các điểm mạnh về selfie vốn có trên các mẫu máy Samsung, Galaxy Note10 còn ghi điểm trong các tình huống chụp chân dung. Theo đánh giá của các chuyên gia, camera selfie của Galaxy Note10 có khả năng xóa phông chính xác, bokeh đẹp mắt nhưng vẫn giữ được độ chi tiết cao cho chủ thể. Tuy nhiên khi ánh sáng yếu, ảnh chụp bị giảm chi tiết và độ bão hòa màu. Ảnh: T.H.
Samsung Galaxy S20 Ultra (100 điểm)
Galaxy S20 Ultra được nâng cấp mạnh về camera trước, với độ phân giải 40 megapixel cảm biến Quad-Bayer. Theo DxOMark, máy vẫn giữ được các ưu điểm tương tự Note10 5G, ở khả năng lấy nét rộng, chính xác, màu sắc "dễ chịu", độ chi tiết cao và khả năng tính toán "xóa phông" chuẩn. Điểm trừ nhỏ nằm ở màu da chưa chính xác trong điều kiện sáng yếu, đồng thời khi selfie nhóm đông người, một số có thể sẽ bị mờ. Ảnh: Lưu Quý.
Huawei Nova 6 5G (100 điểm)
Không nổi bật ở khả năng chụp ảnh với camera chính, nhưng Nova 6 5G của Huawei lại là một trong những mẫu máy có camera selfie tốt nhất thế giới hiện nay. DxOMark đánh giá camera selfie của máy sở hữu hầu hết các ưu điểm về camera selfie, chẳng hạn như màu da đẹp, lấy nét chính xác, ít nhiễu. Tuy nhiên, khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ánh sáng trong nhà, ảnh đôi khi bị ám xanh hoặc vàng, cân bằng trắng không ổn định và màu da kém tự nhiên. Ảnh: DxO.
Huawei P40 Pro (103 điểm)
Mẫu P40 Pro vừa ra mắt của Huawei được DxOMark cho điểm 103 ở camera selfie, đồng thời nhận xét rằng máy cho ra những bức ảnh "đẹp nhất từng thấy" trên smartphone. Màu da trên P40 Pro được tái hiện tự nhiên, khả năng lấy nét và khử nhiễu tốt trong mọi điều kiện ánh sáng cùng chế độ chân dung bokeh hoạt động hiệu quả. Điểm trừ của máy chỉ nằm ở khả năng lấy nét bị giảm trong điều kiện sáng yếu. Ảnh: T.H.
Smartphone Huawei có dùng được hệ thống theo dõi COVID-19 của Google không? Theo thông tin từ TechRadar hầu hết smartphone của Huawei có thể dùng tính năng mới của Google, trừ các dòng máy ra mắt sau thời điểm tháng 5/2019. Hầu hết điện thoại của Huawei sẽ có thể chạy được hệ thống truy vấn tiếp xúc gần các bệnh nhân COVID-19 mà Google đang phát triển, theo thông tin mà TechRadar có được....