‘Đừng gọi anh là bố’ – phiên bản cải lùi của ‘Đạp gió rẽ sóng’
So với “Đạp gió rẽ sóng”, tác phẩm Thái Lan thua kém cả về nội dung lẫn cách xây dựng nhân vật. Phim tập trung quá nhiều vào mảng miếng hài hước mà quên đi phần ý nghĩa, cảm xúc.
Trailer phim
My God! Father theo chân Got ( Thanawat Wattanapoom) – một tay đua xe thể thao tài năng. Song, anh lại có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với cha là Prem (Chatavit Dhanasevi). Got cũng chẳng có ký ức gì về mẹ bởi bà qua đời lúc anh vừa ra đời chưa được bao lâu.
Một tai nạn bất ngờ đưa tay quái xế “xuyên không” về năm 1998. Tại đây, Got gặp được cha mình lúc này vẫn còn là một thanh niên trẻ tuổi đầy nhiệt huyết. Anh liền bị cuốn theo những cuộc phiêu lưu của Prem với mong ước được một lần gặp mẹ và dần khám phá ra những sự thật về họ.
My God! Father được làm lại từ bộ phim Đạp gió rẽ sóng ( Duckweed ) ăn khách với sự góp mặt của bộ ba Bành Vu Yến, Triệu Lệ Dĩnh và Đặng Siêu. Nguyên tác từng thu về hơn 1 tỷ NDT khi ra rạp hồi 2017.
Hài hước quá lố, kém duyên
Trên thực tế, Đạp gió rẽ sóng vốn lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển Back to the Future (1985) khi Marty McFly (Michael J. Fox) đi ngược thời gian về gặp phiên bản trẻ tuổi của bố mẹ và giúp họ nên duyên. Song, bộ phim của đạo diễn Hàn Hàn tập trung nhiều vào mặt cảm xúc và bỏ qua các lý thuyết khoa học.
My God! Father không có nhiều sự thay đổi về mặt nội dung so với nguyên tác Hoa ngữ. Thậm chí, tác phẩm của Thái Lan có hàng loạt phân cảnh “ sao y bản gốc” một cách rập khuôn và thiếu sáng tạo. Cả hai cùng khai thác tiếng cười qua phong cách “buddy cops” quen thuộc.
Bộ phim Thái Lan tỏ ra kém duyên và quá tay trong việc xây dựng các tình huống hài hước.
So với thời hiện đại là một người cha khó tính, bao bọc con quá mức, Prem ở quá khứ là tay giang hồ “trẻ trâu”, hết lòng vì các huynh đệ. Ngược lại, Got tuy bất mãn với cha, nhưng lại hào hứng muốn khám phá cuộc sống của ông năm xưa. Anh gia nhập Băng Trai Đẹp của Prem gồm toàn thanh niên ngờ nghệch và mang đến nhiều tình huống dở khóc dở cười trong quá trình “hành hiệp trượng nghĩa”.
Yếu tố hài hước còn đến từ việc Got phát hiện ra Bew ( Sammy Cowell) – tình nhân lâu năm mà Prem sắp lấy làm vợ – không trùng tên với người mẹ quá cố. Sợ mình có thể không được sinh ra, anh chàng lên kế hoạch chia rẽ họ, thậm chí tán tỉnh luôn cả người yêu của cha.
Nhưng Đạp gió rẽ sóng duyên dáng bao nhiêu, thì My God! Father lại nhạt nhẽo bấy nhiêu. Các mảng miếng hài hước được lồng ghép vô tội vạ mà không thèm quan tâm đến cảm xúc người xem hay mạch truyện. Đạo diễn Pawat Panangkasiri cố tình kéo dài các tình huống gây cười theo cách “lầy lội”. Song, chúng không mang đến hiệu quả cần thiết khi khiến tác phẩm dài dòng, rời rạc.
Yếu tố sản xuất cẩu thả, kịch bản phi lý
Ở Đạp gió rẽ sóng , bối cảnh Thượng Hải năm 1998 có sự tách biệt so với hiện tại. Đây là lúc làn sóng phim Hong Kong bùng nổ, ảnh hưởng đến cách ăn mặc và giải trí của giới trẻ. Nhưng ở My God! Father , Thái Lan hiện đại và quá khứ không có sự khác biệt là bao. Các cảnh quay đa số diễn ra trong nhà hoặc ở những khu vực hoang vu dường như để giảm thiểu chi phí.
Trong những phân đoạn thể hiện phố phường cuối thập niên 1990, khán giả dễ dàng nhận ra đây chỉ là phim trường được xây dựng một cách cẩu thả. Yếu tố kỹ xảo trong phim khá tệ và hiếm khi xuất hiện so với bản gốc. Thậm chí, phim còn “tiết kiệm” đến mức cắt gần hết những chi tiết thể hiện tài “quái xế” của Got.
Với việc kéo dài các cảnh hài hước, đạo diễn Pawat Panangkasiri buộc phải cắt bớt nhiều tình tiết để đảm bảo thời lượng. Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cách xây dựng và diễn biến tâm lý nhân vật. Những mâu thuẫn bị rút gọn khiến cái kết không đủ bùng nổ cảm xúc, còn tính cách các nhân vật cũng trở nên phi lý.
Sự thay đổi trong kịch bản của người Thái Lan không đem lại hiệu quả, mà còn làm hại tác phẩm.
Trong Đạp gió rẽ sóng , Chính Thái (Bành Vu Yến) vô cùng chính trực và quan tâm đến người xung quanh. Vì lậm phim xã hội đen Hong Kong, anh mở một tiệm băng đĩa để kiếm sống và tự cho mình là người bảo vệ khu phố, giúp người dân sửa sang nhà cửa. Những cô gái trong quán karaoke của Chính Thái cũng chỉ “bán nghệ chứ không bán thân”.
Nhưng đến My God! Father , Prem bỗng bị thay đổi thành một tay giang hồ quèn ngờ nghệch. Anh chàng đòi kiếm tiền bằng việc bảo kê, nhưng lại quá hèn nhát. Không những thế, Prem còn tỏ ra ương bướng, không quan tâm đến cảm xúc của anh em. Song, Got vẫn khen ngợi cha mình là người chính trực, trọng tình nghĩa một cách khó hiểu. Dàn nhân vật phụ thì bị mất đất diễn một cách trầm trọng, khiến mối quan hệ của họ trở nên nhạt nhòa, thiếu liên kết.
Diễn xuất của bộ ba Thanawat Wattanapoom, Chantavit Dhanasevi, Sammy Cowell cũng vì thế mà trở nên thiếu thuyết phục. Dhanasevi thể hiện hình ảnh người cha tảo tần tương đối tốt, nhưng lại đuối sức với mẫu nhân vật giang hồ hài hước. Tương tác của anh với Wattanapoom cũng khó tạo được hiệu ứng như Đặng Siêu với Bành Vu Yến.
Thứ mà tác phẩm Thái Lan làm tốt nhất có lẽ ý nghĩa tình cảm gia đình giống như bản gốc. Phim cho người xem hai góc nhìn từ cả bậc phụ huynh lẫn con trẻ. Prem bắt ép Got phải học tốt, cấm cản sở thích tốc độ của con trai do cuộc sống thất bại của chính mình.
Anh không muốn Got đi vào vết xe đổ, hay thậm chí là mất mạng trên đường đua. Song, điều này vô tình khiến mối quan hệ của hai cha con ngày càng xấu đi. Trong khi đó, Got lại chỉ nhìn thấy sự nóng nảy và vô lý của cha, mà chưa từng biết những gì ông từng trải qua để thấu hiểu.
Nhìn chung, My God! Father là bản “cải lùi” từ nguyên tác Đạp gió rẽ sóng và khó có thể để lại nhiều ấn tượng như nguyên tác Hoa ngữ.
Đừng Gọi Anh Là Bố mượn xuyên không kể chuyện tình cha con cười đổ lệ, cái kết đẹp nhất cho điện ảnh 2020 là đây!
Đừng Gọi Anh Là Bố tiếp tục là siêu phẩm hài hước và sâu sắc đến từ Thái Lan, hứa hẹn làm cho khán giả cùng khóc cùng cười.
Lưu ý: Bài viết KHÔNG tiết lộ bất kì tình tiết quan trọng nào của phim. Đọc thoải mái đi cả nhà!
Giống như Việt Nam, nền điện ảnh Thái Lan cũng có một năm thăng trầm do tình hình dịch bệnh. Thế nhưng, phòng vé của đất nước tươi đẹp này vẫn nỗ lực duy trì sự nhộn nhịp hết sức có thể, nhất là khi cuối năm đang đến gần. Và sự xuất hiện của Đừng Gọi Anh Là Bố (tựa Anh: My God! Father ) chính là cứu cánh và cũng là điểm sáng để kết thúc năm 2020.
Đừng Gọi Anh Là Bố quy tụ ba cái tên sáng giá từ ba nhà đài lớn bậc nhất Thái Lan, qua đó ưu tiên khai thác mối quan hệ cha con ruột thịt của hai nam chính. Không còn các bóng hồng "chanh chua" hay hội LGBT "tim sắc tím", dự án lần này trao gửi hết niềm tin vào tài nghệ của dàn sao nam gồm "nam thần dòng lakorn" Pope Thanawat cùng "thánh hài" Ter Chantavit, và thực tế đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Để vươn lên vị trí top 1 phòng vé quê nhà, Đừng Gọi Anh Là Bố đã tận dụng hết sự sáng tạo khi làm mới một bài học cuộc sống quen thuộc nhưng giữ nhịp phim ở mức đúng và đủ, từ đó vẫn truyền tải thành công chất hài riêng của dòng phim chiếu rạp Thái mà fan Việt vô cùng yêu thích trong nhiều năm qua.
Mượn chủ đề xuyên không để kể chuyện cha con, cười tẹt ga xong là "mưa nước mắt" ngay
Luôn đi đầu trong châu Á trong dòng phim rom-com hoặc thuần giải trí, nền điện ảnh Thái lần này còn điểm tô thêm chút màu sắc "du hành thời gian" mới lạ và hiệu quả. Nói đúng hơn, Đừng Gọi Anh Là Bố kể về hành trình của nam chính Got (Pope Thanawat) quay về những năm cuối thập niên 90 để gặp gỡ bố mẹ mình sau khi anh bất tỉnh vì gặp tai nạn xe. Nhờ "chiếc vé về tuổi thơ" này, Got mới được trải nghiệm thanh xuân cùng bố mình thời còn trẻ, sánh đôi bên ông để giải quyết "tám tỷ" biến cố dở khóc dở cười xung quanh, đồng thời có cơ hội gặp người mẹ vốn đã qua đời khi cậu còn nằm nôi.
Got bất tỉnh sau tai nạn và tìm thấy mình ở quá khứ xa xăm
Got vô tình trở thành bạn thân của bố Prem thời còn trai tráng
Mượn đề tài xuyên không tưởng chừng là thế mạnh của Hoa ngữ, Đừng Gọi Anh Là Bố điểm tô nhiều màu sắc cho một thông điệp vốn đã quá quen thuộc và được xào đi, nấu lại vô số lần - tình cảm gia đình. Got trở về năm 1998, vô tình gặp gỡ và trở thành bạn chí cốt của bố Prem (Ter Chantavit). Đây là một cách thể hiện khôn ngoan, tinh tế và độc đáo lời khuyên "bố mẹ và con cái nên là bạn bè để dễ hiểu nhau hơn", nhờ tiếp cận với phiên bản "đồng trang lứa" của bố mà Got dần hiểu được tâm tình, tính cách của ông, và quan trọng hơn hết là tình yêu vô bờ bến của ông dành cho cậu, điều mà một Got ở hiện tại chưa từng cảm nhận được.
Got cùng Prem trải qua nhiều thăng trầm của tuổi trẻ
Cơ hội có 1-0-2 này còn giúp Got gặp lại mẹ của mình?
Lòng thương con của Prem rất đặc biệt, nó không nghiêng hẳn về phía mùi mẫn hay gia trưởng. Prem là một kẻ bất cần, thất nghiệp, ngày ngày đi đây đi đó với chức danh bảo kê "giấy" nhưng luôn mang lý tưởng thiện lương. Nhờ Got, khán giả sẽ thấy được ông bố già Prem của 2020 và chàng trai Prem của 1998 khác nhau về vẻ ngoài nhưng ẩn sau bên trong, Prem chưa từng thay đổi. Thứ vẫn duy trì vẹn nguyên đó là tình cảm dạt dào vô điều kiện của anh dành cho con trai Got, chỉ là cuộc đời đã mài nhẵn trái tim Prem, dần biến anh thành con người khô cằn và lạc lõng. Suy cho cùng, Prem chỉ muốn Got không trở thành một "Prem thứ 2" và có tương lai tươi sáng hơn ông mà thôi.
Prem thật ra chưa bao giờ ngừng thương cậu con trai Got
Phim "song nam chủ" nhưng duyên hết cỡ, cặp nam chính tung hứng nhịp nhàng thôi rồi
Ở Đừng Gọi Anh Là Bố còn có sự liều lĩnh khi tập trung đào sâu mảng miếng hài hước từ hai nhân vật nam chính. Không còn là "hội bóng" duyên hết cỡ như Tootsies hay những màn "oan gia ngõ hẹp" cuốn hết mức giống Friendzone , Đừng Gọi Anh Là Bố vẫn lôi cuốn với những cú tung hứng giữa cặp "bố con" Ter Chantavit - Pope Thanawat.
Nói thêm thì đây là hai cái tên đình đám, là hai "tâm bão" giúp đánh phim nào là thắng phim đó. Pope nổi tiếng là nam thần dòng "lakorn" (phim truyện giờ vàng Thái Lan) với siêu phẩm Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Em phá đảo rating. Còn Ter Chantavit là "ông hoàng phòng vé" có không ít bom tấn từng "cá kiếm" siêu bộn ở Việt Nam như Xin Chào Người Lạ , ATM Lỗi Tình Yêu hay Tình Người Duyên Ma (với vai trò đạo diễn). Vì vậy, người xem có thể hoàn toàn yên tâm với cái duyên của hai người đàn ông thẳng như ruột ngựa nhưng vẫn rất "mắm muối" và chẳng hề khô khan.
Hai cái tên bảo chứng phim Thái có màn kết hợp "tóe lửa"
Phim duy trì dồn dập yếu tố hài hước, thành công níu kéo khán giả từng phút
Phim còn nổi bật khi gieo miếng hài ở những chỗ khó đoán, tiểu tiết nhưng vô cùng tự nhiên
Hai nam chính đáng yêu vô cùng không có nghĩa các diễn viên còn lại của Đừng Gọi Anh Là Bố đều mờ nhạt. Trong đó phải kể đến nhan sắc và vai trò to lớn của mỹ nhân Sammy Cowell khi hóa thân thành bạn gái của Prem là Bew. Cô đứng sau tình cha con của Got và Prem, giúp hai "chú ngựa hoang" thôi nổi loạn và hiểu ra giá trị của cuộc đời họ luôn phải có nhau trong đó. Tuy hơi bị "ra rìa" nhưng mỗi lần Sammy tương tác với Pope hay Ter, cô đều mang đến cho người xem nhiều cảm xúc phức tạp. Nhân vật Bew này là một làn gió ngọt ngào, lãng mạn có thể làm nhũn tim cả những khán giả khó tính nhất.
Sammy Cowell vừa xinh lại thể hiện tròn trịa vai "cầu nối" của hai cha con nam chính
Ngoài ra, phim còn có màn góp vui của mỹ nam James Bhuripat ở một vai phụ nhưng ấn tượng sâu sắc vô cùng
Bối cảnh theo "xì-tai" Thái - Hoa gây sốt đến nổi da gà, thập niên 90 cũng đáo để lắm chứ
Cần chi phải trở về quá xa xôi những năm 70, 80, thập niên 90 được thể hiện qua Đừng Gọi Anh Là Bố cũng đẹp và "chất" chẳng thua kém gì. Đặc biệt, dường như việc pha trộn những đường nét tinh túy của kiến trúc, màu sắc Thái Lan và Trung Hoa đang là "trend" khi từ phim đam mỹ nhà Nadao I Told Sunset About You cho đến dự án điện ảnh Đừng Gọi Anh Là Bố lần này, màu sắc khu Hoa kiều hiện lên rõ nét và bắt mắt. Ngay cả lối ăn mặc của các nhân vật, âm nhạc và cách bày trí nhà cửa, gian phòng cũng rất lôi cuốn, dễ thấy nhất là những chiếc lồng đèn in chữ Hán được treo khắp nơi. Sự gần gũi, hào sảng của Thái Lan cộng hưởng với những tinh túy duy mỹ của Trung Hoa thì còn gì bằng nữa chứ!
Đừng Gọi Tôi Là Bố có nhiều màu sắc của Trung Hoa được thể hiện qua cách ăn mặc và kiến trúc
Đừng Gọi Anh Là Bố có thể sẽ khiến bạn hoang mang ở đoạn kết một khi Got quay trở lại thế giới thực, hay đôi khi "sượng trân" vì một số thiết kế bối cảnh rõ ràng là ở phim trường. Ngoài ra, cốt truyện đã đánh đu giữa quá khứ và hiện tại thì chắc chắn không thể né được những thiếu sót hay lỗi logic, song điều khôn ngoan đó là ekip đã trộn lẫn đề tài mạo hiểm ấy với cái kết khá mờ ảo của mình, vô tình làm nên một sản phẩm tưởng nguy hiểm nhưng lại khá an toàn, tròn trịa và vẫn giải trí. Khán giả Việt luôn có phần ưu ái riêng dành cho điện ảnh xứ chùa vàng nhưng nó hoàn toàn hợp lý, và Đừng Gọi Anh Là Bố chính là minh chứng mới nhất và rõ ràng nhất cho một món ăn tinh thần "tá lả" từ hài kịch, lãng mạn, hành động, giật gân đến hơi ấm gia đình, không xem thì phí lắm đấy!
Trailer phim
Đừng Gọi Anh Là Bố chính thức công chiếu ngày 13/11/2020.
Dàn diễn viên cực phẩm xứ Chùa Vàng hội tụ trong siêu phẩm hài hành động 'Đừng gọi anh là bố!' Được remake từ bộ phim Trung Quốc Đạp sóng rẽ gió với diễn xuất thuyết phục của hàng loạt tên tuổi lớn như Đặng Siêu, Bành Vu Yến, Triệu Lệ Dĩnh, bộ phim Thái Lan Đừng gọi anh là bố!cũng nắm giữ trong tay dàn cast 'siêu đỉnh'. Đây là lần đầu tiên 3 đài truyền hình lớn của nền công nghiệp giải...