Dùng “giang hồ” “xử” chồng cũ của tình nhân
Thấy “bạn gái” liên tục bị chồng cũ làm phiền và còn bị anh này hành hung, Đỗ Xuân Tiến bèn nhờ “côn đồ” “dạy” cho tình địch bài học. Thế nhưng trận đòn “quá tay” đã khiến nạn nhân không còn cơ hội sống sót.
Các bị cáo tại phiên tòa
Sau nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, sáng 13-4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử Đỗ Xuân Tiến (SN 1980, trú ở ngõ 127 phố Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) cùng đồng bọn phạm tội “Giết người”. Các bị cáo giữ vai trò đồng phạm của Tiến gồm: Nguyễn Hùng Cường (SN 1984), Nguyễn Tiến Dũng (SN 1981), Nguyễn Nhật Thanh (SN 1990), cùng trú ở phường Liễu Giai Nguyễn Thanh Vinh (SN 1991), trú ở xã Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ Đỗ Bá Trường (SN 1993), ở xã Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình Lê Bá Khôi (SN 1991), trú xã Tiến Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh và Trương Văn Nam (SN 1995), trú ở xã Hoằng Khê, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Nạn nhân thiệt mạng dưới tay nhóm “giang hồ” này là anh Đinh Xuân Thuy (SN 1981), trú cùng phường Liễu Giai.
Tài liệu truy tố các bị cáo tại phiên tòa thể hiện, năm 2002, anh Đinh Xuân Thuy kết hôn với chị Phạm Thị Phương Hảo, trú ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hôn nhân không hạnh phúc nên anh Thuy và chị Hảo nhanh chóng “đường ai nấy đi”. Sau đó, chị Hảo có quan hệ tình cảm với Đỗ Xuân Tiến. Thấy “bạn gái” hay bị chồng cũ kiếm cớ làm phiền thông qua việc thăm nuôi con chung nên Tiến đã nhắn tin cho anh Thuy dọa nạt. Ngày 25-2-2011, Tiến chủ động hẹn gặp, nhưng anh Thuy không đến. Tuy nhiên ngay tối hôm sau, hai người tình cờ gặp nhau tại một quán nước trên phố Văn Cao. Tại đây, trong lúc xô xát, anh Thuy đã cầm cốc thủy tinh đập vào đầu Tiến, khiến Tiến phải nhập viện. Đang lúc nằm viện điều trị thương tích thì Tiến lại nhận được điện thoại của anh Thuy hẹn đánh nhau.
Trước đó, do đã nhờ Nguyễn Hùng Cường “nói chuyện” với anh Thuy, nhưng chưa tiến hành được nên sau khi bị đánh, Tiến lại gọi điện cầu cứu “giang hồ”. Nhận lời Tiến, 19h ngày 26-2-2011, Cường gọi cho Nguyễn Nhật Thanh và đối tượng này đã gọi thêm Nguyễn Thanh Vinh và Trương Văn Nam đến để cùng đi đánh nhau. Sợ nhóm anh Thuy đông người, Cường bảo đồng bọn “triệu tập” thêm lực lượng. Vì thế Đỗ Bá Trường và Lê Bá Khôi đã lần lượt nhập hội đâm thuê chém mướn. Tụ tập ở phố Văn Cao, thấy không đủ “đồ”, Cường và đồng bọn vội phóng xe lên phố Nguyễn Khuyến mua thêm 4 dao tông. Giữa lúc nhóm Cường đang lùng sục anh Thuy để đánh thì Nguyễn Tiến Dũng gọi điện hỏi thăm sức khỏe của Tiến. Qua điện thoại, Tiến bảo Dũng chỉ chỗ anh Thuy cho nhóm Cường biết. Sau khi đi theo một số người đến khuyên giải chồng cũ của chị Hảo nhưng không được, trên đường về nhà đến phố Giang Văn Minh, Dũng đã “mách lẻo” cho nhóm Cường biết nơi anh Thuy đang có mặt.
Ngay sau đó, Cường cùng đồng bọn tức tốc phóng xe máy đến ngay. Tại phố Ngọc Hà, nhìn thấy anh Thuy đang nghe điện thoại, Cường vừa hô lớn để đồng bọn biết vừa lao vào chém một nhát ngang vai nạn nhân. Bị thương, anh Thuy bỏ chạy nhưng không thoát. Ngay sau nhát chém của Cường, Nam, Vinh, Trường và Khôi đồng loạt xông đến trút “mưa dao” vào chồng cũ của chị Hảo. Đánh chém nạn nhân xong, nhóm “giang hồ” lạnh lùng thu dọn hiện trường và hung khí, rồi lên xe máy bỏ trốn. Về phía nạn nhân, mặc dù được đưa vào viện cấp cứu, song do thương tích quá nặng nên đã tử vong ngay sau khi nhập viện. Giám định pháp y tử thi nạn nhân cho thấy, anh Thuy bị đâm chém nhiều nhát vào ngực, lưng và tay, chân. Nguyên nhân tử vong do mất máu cấp, không thể hồi phục. Sau một thời gian lẩn trốn, Đỗ Xuân Tiến cùng đồng bọn lần lượt ra đầu thú.
Tại phiên tòa, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận lại toàn bộ diễn biến quá trình phạm tội đúng với cáo trạng truy tố. Riêng Nguyễn Tiến Dũng cho rằng đối tượng bị oan vì không tham gia bàn bạc hay trực tiếp đánh, giết nạn nhân. Và tại thời điểm “chỉ điểm” vị trí anh Thuy cho nhóm Cường, đối tượng không hề biết sắp có đánh nhau. Bị cáo khẳng định, mục đích chỉ chỗ anh Thuy cho nhóm Cường không ngoài ý tốt là để Tiến và nạn nhân nhanh chóng giải hòa. Tuy nhiên, lời khai của Tiến cùng đồng bọn và một số tài liệu trong hồ sơ vụ án đều chỉ ra rằng Dũng hoàn toàn biết trước hậu quả có thể xảy ra. Không những thế, sau khi anh Thuy chết, bị cáo còn thông báo cho Tiến biết để đối tượng này bảo Cường bỏ trốn. Đối với Đỗ Xuân Tiến, mặc dù thừa nhận tội giết người, song cũng cho rằng mục đích ban đầu chỉ là nhờ Cường đánh dằn mặt để tình địch phải khiếp sợ.
Xét tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, sau khi cá thể hóa trách nhiệm hình sự của từng bị cáo, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thanh Vinh cùng mức án chung thân Nguyễn Tiến Dũng 20 năm tù Nguyễn Nhật Thanh, Lê Bá Khôi, Đỗ Xuân Tiến cùng 18 năm tù Trương Văn Nam, Đỗ Bá Trường lần lượt nhận 12 và 17 năm tù, cùng về tội “Giết người”.
Theo ANTD
Vàng lậu về Hà Nội, rồi... đi đâu?
Câu hỏi này rất cần được làm rõ sau 2 vụ phát hiện, bắt giữ hơn 35kg vàng nhập lậu tại địa bàn Hà Nội trong khoảng 1 tháng qua.
"Phu" vàng Đặng Minh Tuấn tường trình tại cơ quan công an
Hai vụ lớn
Cùng tìm hiểu hành trình của vàng lậu từ vụ "phu" vàng Đặng Minh Tuấn (SN 1986), quê quán phường Đông Vĩnh, TP Vinh, Nghệ An; hiện tạm trú ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, bị lực lượng CSKT Hà Nội phát hiện, bắt giữ sáng sớm 30-1. Tuấn vốn là nhân viên một công ty chuyên doanh sửa chữa phụ tùng xe máy. Còn trẻ tuổi, gương mặt khá thư sinh, nhưng mọi câu trả lời của Tuấn tại cơ quan công an lại tỏ ra khá "tỉnh". "Em được một anh ở cùng quê nhờ mang vàng ra Hà Nội. Anh ấy dặn cứ ra đến bến xe, về nhà sẽ có người liên lạc tiếp để nhận "hàng", Tuấn lặp đi lặp lại câu trả lời này trước câu hỏi của PV rằng ai là người thuê cậu ta mang 10kg vàng thỏi ra Hà Nội. Có lẽ duy nhất sự thành thật ở cậu trai 26 tuổi này là "em đã nhận đủ tiền công vận chuyển 1 triệu đồng trước khi lên xe khách".
Kết quả giám định số vàng thu giữ của Tuấn cho thấy, cả 10 thỏi vàng có hàm lượng 99,99; có nguồn gốc từ Thái Lan. 10kg vàng trên thị trường tương đương với 270 cây vàng, có giá trị khoảng 12 tỷ đồng. Và nếu phi vụ buôn vàng lậu này trót lọt, với mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và vàng thế giới là 1,2 triệu đồng/ cây (theo số liệu ngày 31-1), thì đầu nậu vàng kiếm được không dưới 300 triệu đồng.
Trong giới kinh doanh vàng, 10kg - thỏi - vàng thu giữ của Đặng Minh Tuấn được gọi là vàng "mặt xấu". Bởi nó còn nguyên những seri, ký hiệu để phân định nguồn gốc, xuất xứ. Loại vàng này chính là nguyên liệu để chế tác vàng miếng và các sản phẩm của vàng. Còn một dạng khác, vàng "mặt đẹp", nghĩa là cũng đã được đúc thỏi, đúc miếng, nhưng lại không có bất kỳ ký hiệu nào. Vàng "mặt xấu" xuất hiện trong vụ vận chuyển hơn 25kg vàng, liên quan đến 2 "phu" vàng là Trần Văn Hải (SN 1972), thường trú tại TP Yên Bái; và Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1965), thường trú tại phường Cốc Lếu, TP Lào Cai. Ngày 21-12-2011, Thủy và Hải bị bắt quả tang trên tàu hỏa từ Lào Cai về Hà Nội, khi đang mang theo số vàng trên. Theo lực lượng chức năng, toàn bộ số hàng hóa trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có khả năng, đầu nậu đã mua gom rồi đúc thỏi, miếng, từ đó mới chuyển về nội địa tiêu thụ. Vì vậy, trên bề mặt những miếng kim loại quý hiếm ấy không có ký hiệu, mã số gì.
"Phát" mạnh nhờ tâm lý người dân
"Hoạt động buôn lậu vàng có dấu hiệu "sôi động", phần quan trọng chính là do tâm lý của người dân", một cán bộ Phòng CSKT Công an Hà Nội nhận định. Nếu như trong nước, hoạt động kinh doanh vàng nói riêng nghỉ từ ít nhất ngày 30 đến mùng 8 Tết; thì trên thế giới, các thị trường vàng không hề nghỉ. Hoạt động mua gom vàng từ các nước xung quanh Việt Nam được các đầu nậu thực hiện trước, trong và sau Tết, sau đó tìm cách chuyển về các địa bàn trung tâm vốn luôn "sốt" vàng để tiêu thụ. Kinh doanh vàng... lậu bị xem là nhiều rủi ro, bởi được thì lãi to, bị bắt thì mất trắng, chưa kể việc bị xem xét xử lý hình sự. Thế nhưng các đầu nậu vàng có vẻ không mấy ngại ngần.
Việc phát hiện, "đánh" trúng các đường dây, đối tượng buôn lậu vàng là hết sức cần thiết. Song quan trọng không kém, cơ quan chức năng cần tìm được những đầu mối nào sẽ tiếp nhận, thu mua vàng lậu. Cá nhân, hộ gia đình chắc chắn là không. Phải là những cửa hiệu, thậm chí doanh nghiệp, công ty. Một cán bộ chức năng đã không phủ định giả thiết chúng tôi đặt ra: "Liệu ngay cả những doanh nghiệp có thương hiệu sẽ mua vàng nhập lậu, sau đó về gia công và "đóng" nhãn mác của mình lên sản phẩm vàng?".
Hoạt động buôn lậu vàng "phát" nhờ thị trường trong nước, và nhờ tâm lý thiếu tỉnh táo của người dân. Nhưng trước khi đến được tay người dân, vàng lậu ắt phải qua "cầu" nào đó. "Đánh" trúng được những chiếc "cầu" này, rất có thể, những "cơn sốt" vàng sẽ giảm.
Theo ANTD
10 kg vàng lậu thu giữ đều là vàng 99,99 Thông tin trên được chỉ huy đội Chống buôn lậu& buôn bán hàng cấm- Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội xác nhận với PV ANTĐ. Như Báo ANTĐ đưa tin, sáng sớm 30- 1, tại bến xe Nước ngầm, lực lượng CSKT công an Hà Nội bắt quả tang Đặng Minh Tuấn (SN 1986), quê quán phường Đông Vĩnh, TP...