Đừng giảm đồng nào trong mớ lương còm của chúng tôi nữa!
Không thu thuế đạt kế hoạch, mất cân đối ngân sách, tính đến hết tháng 9.2013, tổng thu chỉ đạt 66,6% dự toán. Hai chữ bội chi đe dọa lớn dần lên vào cuối năm, đó là những vấn đề đặt ra ở phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra ngày 29.9.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Một trong những giải pháp mà Bộ Tài chính đưa ra nhằm cân đối ngân sách là giảm 100.000 đồng lương cơ bản từ tháng 1.2014. Bóp lại túi tiền người lao động trong lúc này để giảm chi ngân sách là một quyết định hạ sách.
Nước nghèo, bội chi là do hàng ngàn thứ lãng phí trong chi tiêu công. Trụ sở xây dựng hoành tráng như cung điện, quan chức đi xe hơi đắt tiền vượt quy định cho phép. Cán bộ đua nhau đi tham quan học tập nước ngoài, tốn kém tiền tấn. Nói là học tập nhưng thực chất là đi chơi, đi du lịch bằng tiền nhà nước, bằng tiêu chuẩn công vụ. Dân è lưng đóng thuế để phục vụ cho những chi tiêu vô bổ này.
Thời đại công nghệ thông tin, nhưng nhiều ngành, đơn vị còn tổ chức hội họp theo kiểu tập trung, tốn kém giấy tờ in ấn, đi lại ăn ở, tiệc tùng chiêu đãi. Trong lúc chỉ cần họp trực tuyến vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc, vừa đạt hiệu quả về nội dung. Hãy cắt giảm những thứ này gấp thay vì cắt tiền lương của công chức.
Video đang HOT
Một thứ thất thu mà Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nêu ra tại cuộc họp là tình trạng gian lận thuế. Cụ thể là cán bộ thuế móc nối với doanh nghiệp để ăn bớt thuế – Ông Thăng kể: “Bộ tôi đi mua mấy chục cái máy vi tính, họ nói thẳng luôn các anh cần hóa đơn VAT một giá, không hóa đơn một giá, mà thuế là 10%. Rồi cán bộ thuế nói thẳng với doanh nghiệp “tôi vư vấn cho anh chia đôi mỗi người một nửa”. Hai khoản này gây thất thu thuế rất lớn”.
Ông Thăng đã chỉ thẳng vào tiêu cực của ngành thuế, có dẫn chứng rất sinh động. Những điều đó ai cũng biết, cho nên xin mời Bộ Tài chính củng cố, chấn chỉnh lại ngành thuế để tránh thất thu ngân sách, đứng giảm 100.000 đồng của dân nghèo tội nghiệp lắm.
Nhiều công trình đầu tư xây dựng, nói như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tại phiên họp Ủy ban Thường vụ quốc hội ngày 23.9, đó là rất lãng phí. Nhiều đường ở miền núi xây quá to 60 -70m. Các công trình xây dựng kéo dài, tăng vốn rồi đổ cho tăng giá vật tư, ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư khẳng định việc tăng giá này là “ngụy biện hết”. Mà đúng vậy, người ta tìm mọi cách để xây dựng công trình, có “xây” mới có “cất”, bất kể công trình gì, tốn kém nhiều mà hiệu quả rất thấp.
Còn một việc nữa phải làm để cân đối ngân sách lâu dài, nếu làm tốt thì không những không giảm lương mà còn tăng lương được, đó là cho nghỉ việc 30% cán bộ công chức “vác ô”. Còn loại công chức này thì ngân sách còn thâm thủng, không chỉ là phải trả lương mà họ còn phá nhiều khoản khác. Cải cách hành chính trước hết là tinh giản loại công chức này. Đừng tin con số 99% cán bộ công chức hiện nay hoàn thành nhiệm vụ mà Bộ Nội vụ vừa công bố, đó là con số dối trá.
Theo Dân trí
Đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Hà Nội
Sau 4 năm thi công, nhà máy xử lý nước thải Yên Sở - lớn nhất Hà Nội hiện nay với công suất 200 nghìn m3/ngày, có tổng mức đầu tư gần 200 triệu đô la, vừa được chuyển giao đưa vào sử dụng.
Công ty Thoát nước Hà Nội là đơn vị trực tiếp vận hành nhà máy xử lý nước thải Yên Sở
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở nằm phía Bắc công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai) có công suất 200 nghìn m3/ngày - xử lý một nửa lượng nước thải hàng ngày của toàn thành phố. Nhà máy này xử lý nước thải của lưu vực sông Kim Ngưu và sông Sét, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới thoát nước của thành phố, nâng cao điều kiện về sinh môi trường và chất lượng sông cho nhân dân quanh khu vực.
Nhà máy được đầu tư gần 200 triệu đô la, xây dựng các hạng mục chính như cửa thu nước và rác trên sông Kim Ngưu và sông Sét; bốn hệ thống tách rác, trong đó có ba hệ thống tại ba đập tràn hồ Yên Sở và một hệ thống tại cửa Thanh Liệt; các trạm bơm chính gồm có trạm bơm sông Kim Ngưu và trạm bơm sông Sét.
Hệ thống xử lý nước thải lớn nhất thành phố
Công trình còn có hệ thống xử lý sơ bộ gồm bể lắng, bể tách dầu; hệ thống xử lý bùn; hệ thống khử trùng bằng tia cực tím và một số công trình phụ trợ khác bên ngoài nhà máy...
Nước thải sau khi được xử lý sẽ được bơm ra hồ Yên Sở. Đại diện Công ty thoát nước Hà Nội cho biết, nước này có thể sử dụng được để tưới tiêu cho nông nghiệp.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Thời gian xây dựng phần nhà máy chính từ tháng 1/2009 đến 3/2012; các công trình phụ trợ từ tháng 1/2011 - 4/2014. Sau khi hoàn thành nhà máy được chuyển giao cho Công ty thoát nước Hà Nội vận hành.
Quang Phong
Theo Dantri
Sự "thần kỳ" của giá xăng và vòng luẩn quẩn LƯƠNG đuổi GIÁ Lần tăng giá xăng ngay trước đó, người tiêu dùng còn ngạc nhiên vì... "Quốc hội đang họp mà cũng tăng chứ không giảm chút xíu lấy điểm". Còn "lần tăng giá xăng này "thần kỳ" ở chỗ đón trước tăng lương của Chính phủ. Thật hết chỗ nói!!!" - Phạm Xuân Ngọc: pxngoc205@gmail.com viết.... (minh họa: Ngọc Diệp) Sự thần kỳ trong...