Đừng dùng nồi cơm điện như thế này nếu bạn không muốn 1 năm phải mua 2 nồi
Nồi cơm điện là vật dụng cần thiết, sẽ theo bạn để phục vụ những bữa cơm ngon cho gia đình trong một thời gian dài nếu được sử dụng đúng cách.
Tôi đã dành 4 năm của cuộc đời cho việc bán hàng tại một cửa hàng cung cấp thiết bị nhà bếp. Công việc của tôi là bán và giải thích, tư vấn cho khách hàng cách dùng các loại nồi cơm điện. Từ những phụ nữ lớn tuổi đến những người có nhu cầu sử dụng nồi hàng ngày. Đối với mỗi loại nồi cơm điện tôi đa bán, niềm vui duy nhất của tôi là tư vấn làm sao họ ít phải quay trở lại mua nồi mới nhất. Bởi vì điều đó thể hiện việc tôi tư vấn thành công, sản phẩm của tôi được khách hàng giữ gìn bền đẹp.
Những chia sẻ thú vị và hữu ích từ một người chuyên tư vấn bán nồi cơm điện.
Tôi sẽ chia sẻ cụ thể cho những ai không có cơ hội được gặp tôi, giúp bạn yên tâm hiểu rằng, nồi cơm điện sẽ nấu những bữa cơm ngon và luôn bền đẹp do phần lớn từ thói quen sử dụng của bạn.
1. Không vo gạo bên trong nồi
Lời khuyên đầu tiên và quan trọng nhất của tôi dành cho bạn đó chính là không nên vo gạo bên trong nồi. Với nồi cao cấp thì việc làm này không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, với những loại nồi dạng trung hoặc rẻ tiền, việc này khá mạo hiểm. Thường xuyên vo gạo trong nồi sẽ khiến lớp phủ bên trong ruột nồi nhanh chóng bị hỏng.
Không nên vo gạo bên trong nồi, thay vào đó nên vo gạo bằng giá hoặc nồi inox.
2. Không dùng muôi được cung cấp
Mỗi chiếc nồi cơm điện đều có chiếc muôi đi kèm. Thật buồn cười khi nhiều gia đình lại không sử dụng muôi này và thay bằng chiếc muôi khác. Điều khác biệt đó chính là nhà sản xuất đã nghiên cứu về chất liệu và kiểu dáng phù hợp của muôi đối với nồi. Vì thế, nếu muốn nồi bền, hãy tôn trọng nhà sản xuất.
3. Không lau bên ngoài vỏ của ruột nồi
Sau khi bỏ gạo và nước, bạn không lau khô phần ngoài của ruột nồi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang góp phần làm hỏng chế độ làm nóng, ảnh hưởng đến nhiệt độ nấu cơm khiến cơm không được ngon như ý.
4. Giữ ấm nồi quá lâu
Chức năng chính của nồi cơm điện chính là nấu cơm. Chức năng giữ ấm không nên quá lạm dụng. Có người sử dụng chế độ giữ ấm lên đến 5 giờ đồng hồ. Điều này vừa khiến cơm không ngon vừa nhanh phải mang nồi đi bảo hành, sửa chữa.
Video đang HOT
5. Nấu không đúng dung lượng
Bạn nên ước chừng lượng người ăn thường xuyên để mua nồi phù hợp. Khách hàng của tôi có rất nhiều đến gặp tôi vì lý do, mua nồi cơm đáng lẽ sử dụng để nấu 5 chén cơm lại thường xuyên chỉ nấu 1 chén, hoặc mua nồi 10 chén để nấu 3 chén. Cách làm này dễ khiến nồi bị lệch chế độ và nhanh hỏng hơn.
6. Hâm nóng cơm cũ
Dùng nồi cơm điện để hâm nóng lượng cơm cũ bằng cách bỏ cơm cũ từ trong tủ lạnh, đổ chút nước và bật chế độ nấu. Cách làm này không hề được khuyến khích bởi nó tạo ra phản ứng về sự cân bằng kỳ lạ giữa cơm nguội và nước. Tôi đề nghị mọi người hâm nóng cơm bằng lò vi sóng thay vì chọn cách làm hỏng nồi như vậy.
7. Nấu nhiều món ăn khác
Với nồi cơm điện, muốn sử dụng nồi bền chỉ nên sử dụng nồi cho chức năng nấu cơm. Đừng như nhiều người nghĩ đó là nồi đa năng và thoải mái luộc gà, nấu soup, thậm chí làm bánh… Các “thí nghiệm” của bạn có thể thành công nhưng những chất lỏng này nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ tràn và rò rỉ và các phần tử bên trong khiến nồi dễ bị hỏng.
8. Ngâm gạo lứt trước khi nấu
Nhiều người có thói quen ngâm gạo lứt sau vài tiếng để lúc nấu được nhanh hơn. Tuy nhiên, không nên ngâm gạo lứt vào nồi cơm điện tránh việc làm nồi dễ bị xước và hỏng.
9. Rửa nồi bằng cọ cứng
Những chiếc cọ cứng hay dao thìa bằng kim loại không phải là dụng cụ phù hợp với nồi cơm điện vì lớp ruột bên trong được tráng men. Đừng cố gắng chà sạch bằng mọi giá. Hãy dùng bọt biển hay vải mềm để rửa sạch nồi.
Theo Helino
Mẹo sử dụng gas tiết kiệm nửa năm mới phải thay 1 lần 99% chị em chưa biết
Có thể chị em không để ý nhưng nếu mắc những lỗi sau trong nấu nướng sẽ khiến bình gas nhà bạn hết nhanh hơn bao giờ hết.
Kể từ khi dùng bếp gas theo cách này, tôi không hề điêu khi nói rằng tôi tiết kiệm được nhiều tiền lắm!
Dù hiện nay đã có khá nhiều lựa chọn như bếp từ, bếp hồng ngoại, bếp gas vẫn là thứ quen thuộc trong hầu hết hộ gia đình. Nhà tôi cũng thế. Dù nhiều người khuyên nên chọn bếp điện nhưng tôi vẫn cứ thích dùng bếp gas. Trước đây, 1 bình gas gia đình tôi sử dụng rất chóng hết, cứ phải thay mới liên tục. Nhưng rồi tôi phát hiện ra mình mắc quá nhiều lỗi sai trong việc dùng bếp gas, dẫn đến tiền cứ thế đội nón ra đi theo khí gas.
Kể từ khi dùng bếp gas theo cách này, tôi không hề điêu khi nói rằng tôi tiết kiệm được nhiều tiền lắm. Gia đình tôi có 4 người, mỗi ngày nấu bữa tối, hai ngày cuối tuần thì mỗi ngày nấu 2 bữa. Chưa kể đến việc thi thoảng nhà tôi còn nấu nướng đãi khách đến chơi nữa. Ấy thế mà từ 4 đến gần 5 tháng, nhà tôi mới thay 1 bình gas 12kg.
Chồng tôi cứ thế mà tâng bốc tôi lên hết cỡ vì có người vợ giỏi tính toán như thế. Thực ra, tôi nghiệm lại việc gas mau hết là bởi chúng ta sử dụng chưa hợp lý. Tôi đã tiết kiệm gas theo cách này nè:
Không bật, tắt bếp nhiều lần
Trước khi nấu, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các thức ăn cần nấu như rửa rau, vo gạo, thái thịt... rồi mới bật bếp để nấu liên tục cho đến khi kết thúc. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được, giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể.
Bởi việc vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều. Hơn nữa, việc tắt mở bếp nhiều sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp.
Không nấu cơm bằng bếp gas
Tôi luôn tận dụng nồi cơm điện để nấu cơm, vừa nhanh, vừa ngon. Chỉ trừ khi nào mất điện thì tôi mới phải nấu bằng bếp gas thôi chứ tôi chẳng thích tí nào, bởi nấu bằng bếp gas thì tôi phải nấu lâu, lửa riu riu, vừa mất công, tốn thời gian, lại còn hao gas nữa.
Dùng nồi hợp lý
Nồi càng to sẽ càng cần lượng gas nhiều để làm nóng nồi và thực phẩm bên trong. Chính vì thế, tôi chỉ dùng nồi có thể tích tương ứng hoặc nhỉnh hơn đôi chút so với lượng thức ăn cân nấu. Ví dụ luộc 1 quả trứng thì tôi dùng nồi thật bé còn nếu luộc nhiều trứng thì tôi dùng nồi to hơn. Và tôi cũng chẳng cho quá nhiều nước vào khi luộc để làm gì, tôi chỉ cho lượng nước vừa đủ. Đừng đùa, việc này giúp giảm thời gian đun sôi nước cũng như lượng gas tiêu thụ lắm đấy nhé.
Ngoài ra, tôi cũng chọn nồi chảo có độ dày phù hợp mỗi khi nấu. Đáy nồi, chảo càng dày thì thời gian đốt nóng lâu hơn, tốn nhiều gas hơn.
Không nấu nước uống bằng bếp gas
Thay vào đó, tôi dùng ấm đun siêu tốc. Chẳng hao điện như bạn nghĩ đâu mà lại tiết kiệm thời gian, tiết kiệm gas. Tin tôi đây, ấm đun siêu tốc là "siêu phẩm" cho chị em nội trợ đấy.
Rã đông hoàn toàn rồi mới nấu
Khi bạn cho một tảng thịt đông lạnh vào nồi nấu tức là bạn phải tốn thêm một lượng gas để làm tan lớp nước đá đấy nhé.
Thường xuyên lau chùi bếp
Thức ăn trào, bụi bẩn, dầu mỡ khi nấu ăn sẽ bám lên bếp, làm bít các lỗ dẫn khi và nếu không thường xuyên lau chùi bếp, phần nào gas sẽ thất thoát ra ngoài, từ đó khiến ngọn lửa lâu ngày bị nhỏ dần và đó là lý do hao gas. Một cái bếp cũ, dù bạn chịu khó làm vệ sinh, bảo trì và biết cách sử dụng vẫn sẽ không hao gas.
Không nấu lửa to quá mức
Tôi luôn điều chỉnh lửa vừa phải sao cho lửa không vượt ra khỏi đáy nồi chảo, như vậy sẽ chống lãng phí lượng gas không cần thiết đấy.
Khóa gas mỗi khi không sử dụng
Việc này trước hết là đảm bảo an toàn tính mạng cho tôi và gia đình. Sau đó là tiết kiệm được lượng gas thất thoát ra ngoài.
Không ninh nhừ thức ăn bằng bếp gas
Thay vào đó, tôi sử dụng nồi ủ. Sau khi nấu chín, nếu món ăn đó cần phải được, ninh hầm trong mấy tiếng thì tôi sẽ cho món vừa được nấu đó (vẫn còn nóng hổi) vào trong nồi ủ ngay. Vừa đảm bảo món ăn được mềm, nhừ mà lại chẳng tốn gas.
Tập trung khi nấu
Một số người có thói quen vừa nấu (đun nước, ninh cháo...) vừa làm việc khác. Và hấu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì một lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã quá lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Việc này vừa gây tốn gas và vừa ảnh hưởng dinh dưỡng của món ăn.
Tận dụng nước ấm
Bạn nên tận dụng nước ấm trong bồn nước đặt trên mái nhà để nấu nước nóng. Như vậy, nước sẽ sôi nhanh hơn, tiết kiệm gas hơn.
Mua bếp gas chất lượng, tiết kiệm gas
Việc này có thể giúp tiết kiệm đáng kể lượng gas tiêu thụ nếu hiệu suất đốt của bếp gas đạt mức 53% so với con số trung bình của nhiều loại bếp hiện nay là 49%.
Thậm chí, hiện có nhiều bếp gas có hiệu suất chỉ đạt 30% vẫn được lưu hành trên thị trường. Người mua quan sát bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được bếp có chất lượng cao và bếp có chất lượng thấp.
Nếu ngọn lửa màu xanh dương cho biết hiệu suất đốt của bếp cao do lượng oxy cung cấp dồi dào, ít oxy hơn cho ngọn lửa màu xanh lá cây.
Theo www.phunutoday.vn
13 thực phẩm đừng bao giờ cho vào lò vi sóng nếu không muốn trúng độc Lò vi sóng là sản phẩm rất tiện lợi của cuộc sống hiện đại nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ gây những hậu quả khôn lường 1. Nấm Chuyên gia dinh dưỡng Brigitte Zeitlin cho rằng nấm không phải là loại thực phẩm có thể hâm nóng. Nấm có thể gây khó chịu cho dạ dày khi hâm nóng lại...