Đừng đứng gần bếp nướng!
Chỉ cần đứng gần một bếp nướng thịt trong mùa hè này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư do các chất gây hại ngấm vào da.
Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ hít khói thịt nướng, mà cả việc ăn đồ nướng và hấp thụ chất gây ung thư qua da cũng gây nguy hiểm.
Khoảng 70% người Mỹ sở hữu bếp nướng bị phơi nhiễm với những hạt khói bụi có liên quan đến ung thư phổi, da và bàng quang.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khuyên những người định tổ chức tiệc nướng ngoài trời trong mùa hè này cần che phủ da càng nhiều càng tốt, và nhanh chóng thay quần áo bị ám khói khi đã nướng xong để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
Các chất hóa học không phải ở thật gần mới ngấm vào da, vì vậy nếu bạn không phải là người đứng bếp, thì tốt nhất nên vào nhà đợi đến giờ ăn.
Đứng gần bếp nướng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vì các chất độc hại trong khói ngâm vào da
Thực phẩm – đặc biệt là thịt – khi nướng ở nhiệt độ cao sẽ có lớp vỏ chín vàng thơm ngon, nhưng đi kèm với đó không chỉ là nước sốt.
Bít tết thường được nướng ở nhiệt độ 150-200oC trên vỉ nướng.
Khi thịt nướng ở nhiệt độ này, quá trình có thể dẫn đến việc giải phóng các chất gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs).
Video đang HOT
Những chất này đã được thấy là gây ra đột biến di truyền có thể dẫn đến ung thư.
Đáng chú ý nhất, PAHs có liên quan đến ung thư phổi, bàng quang và da.
Thịt bao gồm các mô cơ và mỡ, và dưới tác động của nhiệt, các axit amin, đường và các thành phần khác phản ứng và nhỏ giọt xuống than nóng bên dưới.
Ở đó chúng được chuyển thành PAHs, được đưa trở lại lên thức ăn trên vỉ nướng khi chung bị bao bọc bởi khói.
Các PAH bám vào bề mặt của thực phẩm, có nghĩa là hầu hết các chất độc chúng ta nhận được từ đồ nướng sẽ đi vào cơ thể khi chúng ta ăn.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường, cho thấy rằng nguồn hóa chất mạnh thứ hai không phải là hít khói chứa PAH, mà là khói thấm qua da.
Để tìm ra mức độ tiếp xúc nguy hiểm nhất với khói thịt nướng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tình nguyện đứng ở những khoảng cách khác nhau từ một bếp nướng và có một số ăn thức ăn nướng trên đó.
Sau khi nướng xong, họ phân tích mẫu nước tiểu từ mỗi người tham gia.
Những người ăn thức ăn nướng có mức PAH cao nhất, nhưng tiếp xúc với da tạo ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên trong mức độ tiếp xúc với chất gây ung thư.
Ngoài PAH, mỡ nóng biến thành dầu rồi biến thành dạng khí và thoát ra khỏi bếp nướng theo khói.
Da rất dễ ngấm dầu, và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra giả thuyết rằng hàm lượng dầu của khói sẽ làm da ngấm dầu.
Thật không may, các “bếp trưởng nướng” không làm được gì nhiều để ngăn chặn điều này xảy ra.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng quần áo có khả năng ngăn chặn khói.
Hơn nữa, một khi quần áo bị ám khói, việc mặc chúng trên người thực sự cho PAHs một cơ hội dài hơn để ngâm vào da, tiếp tục làm tăng nguy cơ.
Theo nhóm nghiên cứu, nếu bạn sẽ ăn đồ nướng, điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm tiếp xúc là che người càng kín càng tốt trong khi nấu, nhưng hãy tắm rửa và thay quần áo trước khi bạn ngồi xuống để thưởng thức thành quả từ công trình mấu nướng của mình.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
10 người Ấn Độ chết, hơn 90 người bị cách ly vì virus mới nổi Nipah
Virus lây lan thành dịch tại Ấn Độ, tỷ lệ tử vong lên 40-75%, giới chức y tế lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch.
Theo giới chức y tế Ấn Độ, 18 mẫu bệnh phẩm được gửi đi xét nghiệm thì có 12 mẫu dương tính virus Nipah, trong đó có 10 bệnh nhân đã tử vong. Trường hợp tử vong mới nhất là một nữ y tá 31 tuổi, có thể phơi nhiễm với virus chết người này khi chăm sóc các bệnh nhân. Thi thể của nữ y tá được hỏa táng để tránh phát tán virus.
Dịch bệnh bùng phát ở phía nam Ấn Độ. Hàng chục người đang được điều trị tại bệnh viện, hơn 90 người bị cách ly. Chuyên gia y tế Ấn Độ cho biết virus này khó phát hiện, thời gian ủ bệnh từ 4 đến 18 ngày.
Theo AFP, Nipah được coi là virus mới nổi nguy hiểm. Các nhà khoa học phát hiện virus này có thể lây truyền từ dơi sang các loài khác trong đó có con người trong 20 năm qua. Bệnh hiện chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu và có thể lây truyền từ người sang người. Tỷ lệ tử vong cao lên đến 40-75%.
Giới chức y tế Ấn Độ đang làm mọi biện pháp để ngăn ngừa dịch lây lan.
Nhiều chuyên gia lo ngại virus Nipah tiềm ẩn nguy cơ bùng phát một đại dịch chết người. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới xếp virus này trong nhóm cần được ưu tiên nghiên cứu khẩn, cùng với các bệnh khác như Ebola và SARS.
Virus này được phát hiện lần đầu tại Malaysia vào năm 1998, khi 265 người bị lây nhiễm một căn bệnh kỳ lạ dẫn đến viêm não, sau khi họ tiếp xúc với lợn hoặc người ốm. Trong đại dịch năm ấy, 105 người đã chết, tỷ lệ tử vong 40%. Từ đó, thi thoảng vẫn phát hiện những vụ dịch nhỏ tại Ấn Độ và Bangladesh, với 280 bệnh nhân, trong đó 211 người tử vong, tức tỷ lệ tử vong trung bình 75%. Virus lây truyền từ loài dơi ăn quả (đặc biệt tại những nước trồng cọ lấy dầu như Malaysia), có thể từ lợn sang người.
Trong lần đầu được phát hiện, virus này lây truyền từ lợn sang người. Nhà chức trách đã phải tiêu hủy hơn một triệu con lợn để ngăn chặn dịch lây lan. Kể từ đó, các nhà khoa học phát hiện một số loài dơi ăn quả được coi là vật chủ tự nhiên của virus này.
Biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng. Một số bệnh nhân bị sốt, đau đầu, sau đó buồn ngủ, lơ mơ. Một số khác lại có biểu hiện giống như bị cúm; có trường hợp tiến triển đến hôn mê trong 1-2 ngày.
Việt Nam nằm trong vùng có thể lưu hành virus này, tuy nhiên hiện chưa có ca bệnh nào.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
Cách đánh bật sỏi thận ra ngoài mà không phải mổ Hiện nay có nhiều phương pháp y tế phát triển để đánh bật sỏi thận ra bên ngoài. Nhưng để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian có nhiều cách khác để đánh bật sỏi thận mà không cần mổ. Bệnh sỏi thận là bệnh gì? Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước...