Đừng đùa với kho vũ khí hạt nhân khủng khiếp của Putin
Trong các trò chơi quân sự của mình, Mỹ đã vạch ra chiến thuật mới về tiến hành chiến tranh hạt nhân, trong đó Nga dường như sẽ là bên đầu tiên giáng đòn tấn công.
Tổng thống Nga Putin cho biết Nga là cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.
Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh: “Không ai đang nghĩ tới một cuộc xung đột toàn diện với Nga. Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng, Nga là một trong những cường quốc hạt nhân dẫn đầu thế giới.”Nga là một trong 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nga hiện sở hữu kho đầu đạn hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 4.300 đầu đạn.
Nhà khoa học chính trị Bogdan Bezpalko mới đây có cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputnik nhấn mạnh rằng, Nga chưa bao giờ có ý định giáng đòn phủ đầu bằng cuộc tấn công hạt nhân.
Lầu Năm Góc soạn thảo kịch bản chiến tranh ước lệ giữa hai cường quốc hạt nhân với các cuộc thao diễn trong khuôn khổ cuộc tập trận Global Thunder của lực lượng hạt nhân chiến lược, cổng thông tin Defense One thông báo.
“Phải tính đến tình hình như vậy là rất phức tạp, nhưng đó hoàn toàn không phải là tình huống mà chúng tôi muốn sa vào”, Phó chỉ huy về hoạt động chiến lược toàn cầu của Mỹ, tướng Greg Bowen tuyên bố.
Theo lời ông Joseph Cirincione Giám đốc Quỹ Ploughshares, dù trong các cuộc xung đột thông thường thì vẫn có thể dùng vũ khí hạt nhân cho mục đích giảm leo thang.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia phân tích chính trị Bogdan Bezpalko, ủy viên Hội đồng quan hệ quốc tế trực thuộc Tổng thống Nga, nói rằng Nga chưa bao giờ sử dụng hay dự định sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên.
“Nga thậm chí chưa bao giờ tuyên bố có thể giáng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu. Mà về điều này thì các đại diện Mỹ đã lớn tiếng công bố. Hơn thế nữa, mới đây từ Mỹ còn đưa ra đề xuất củng cố ý tưởng đó bằng cách luật hóa. Đối với Nga, vũ khí hạt nhân là thứ vũ khí răn đe. Nga không dự trù sẽ là nước sử dụng thứ vũ khí này đầu tiên, mà chỉ giả định thuần túy là phương thức trừng phạt những đối tượng dám tấn công vào đất nước”, chuyên gia khoa học chính trị nhận xét.
Nga hiện sở hữu kho đầu đạn hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 4.300 đầu đạn.
Theo nhận định của các chuyên gia, các lá chắn hạt nhân của Nga – gồm tên lửa Yars, Topol-M và Iskander – là những vũ khí đảm bảo an toàn cho Moscow trong nhiều thập kỷ tới. Những tên lửa này có khả năng vượt qua các đại dương và lục địa. Đề cập tới những hệ thống lá chắn nói trên, chuyên gia Victor Shurigin nói: “Một mặt, chúng ta cần đáp ứng, đảm bảo khả năng mang tên lửa trọng tải lớn. Mặt khác, chúng ta phải đảm bảo khả năng (hệ thống) di chuyển trên đường. Thứ ba, chúng ta phải đảm bảo rằng tên lửa có thể phóng đi trên nền đất yếu”.Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự Phương Tây nhận định để phá hủy một hệ thống tên lửa di động của Nga, cần phóng đi vài chục tên lửa. Để đánh chặn tên lửa liên lục địa cần không ít hơn 50 đầu đạn.
Hồi tháng 10.2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố việc Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo là một mối đe dọa đối với khả năng hạt nhân của Nga.Phát biểu tại một hội nghị ở Sochi, ông Putin nói thêm rằng các căn cứ trong lá chăn tên lửa đạn đạo của Mỹ tại Đông Âu cũng có thể được sử dụng để triển khai các vũ khí tấn công. Ngoài ra, nhà lãnh đạo này còn bày tỏ lo ngại về việc cơ sở hạ tầng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tiến gần hơn đến các đường biên giới của Nga.Trước đó, Nga đã nhiều lần phản đối Mỹ lập lá chắn tên lửa ở châu Âu. Tuy nhiên, Washington khẳng định hệ thống này chỉ nhằm bảo vệ Mỹ và châu Âu trước nguy cơ tấn công tên lửa từ những nước như Iran chứ không nhằm kiềm chế Moskva
Trong khi đó, ông Lech Walesa người Ba Lan từng nhận giải Nobel Hòa bình, cho rằng viện trợ quân sự của Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine có thể dẫn tới một cuộc xung đột hạt nhân giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phát biểu với báo giới khi được hỏi liệu EU có nên gửi vũ khí đến Ukraine hay không, ông Walesa nhấn mạnh: “Điều đó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân. EU biết rõ rằng Nga có vũ khí hạt nhân và NATO cũng vậy”. Vị cựu lãnh đạo khối Công đoàn Đoàn kết nói thêm rằng ” Đó là lý do tại sao khối này sẽ không dính dáng quá nhiều”.
Theo Danviet
1,5 triệu người chết nếu Kim Jong Un chọc vào kho hạt nhân của Trump
Theo thống kê dân số Liên hợp quốc (25.281 triệu), một vụ nổ hạt nhân nặng 750 kiloton tại khu vực trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng sẽ quét sạch gần 6% dân số Triều Tiên.
Triều Tiên là mục tiêu khó khăn nhất của giới tình báo Mỹ. Ngoại trừ những hình ảnh từ vệ tinh, phía Mỹ không thể thu thập được điều gì về kế hoạch tấn công của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Tuy nhiên, một kịch bản tấn công hạt nhân nhằm vào Triều Tiên do Mỹ phát hành lại được xây dựng bài bản. Trong trường hợp đó, thảm kịch được lường trước là vô cùng thảm khốc, với khoảng 1,5 triệu người có thể thiệt mạng.
Trong kịch bản này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân của mình phóng một chiếc tên lửa ICBM có đầu đạn hạt nhân vào một thành phố của Mỹ, Tổng thống Donald Trump không ngần ngại trả đũa bằng "cơn thịnh nộ" từ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Có thể, thậm chí sẽ không có cuộc tranh luận với Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, Cố vấn An ninh Quốc gia H. R. McMaster, hoặc Tư lệnh Chiến lược Mỹ John Hyten. Và nếu có một cuộc thảo luận, nội dung sẽ là tập trung đánh vào vào đâu ở Triều Tiên, chứ không phải là, để đánh bại Triều Tiên hay không, tạp chí National Interest bình luận.
Theo một báo cáo của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, các thành phố lớn, căn cứ quân sự và Nhà Trắng nằm trong danh sách mục tiêu tiềm tàng của một vụ tấn công hạt nhân từ Triều Tiên. Theo báo cáo, các thành phố lớn của Mỹ, đảo Manhattan thuộc thành phố New York, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vẫn là các mục tiêu lớn, tiếp đó là vùng lãnh thổ Guam và các mục tiêu quân sự.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng ở trong danh sách với những căn cứ quân sự, trong khi Pyeongtoek, khu vực thương mại gần Doanh trại Humphreys xếp trên thủ đô Seoul trong danh sách mục tiêu tiềm tàng. Cũng theo báo cáo, các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, trong đó có Okinawa, cũng là một mục tiêu bên cạnh thủ đô Tokyo. Trong khi đó, một dự án mới đây của Viện công nghệ Stevens, các chuyên gia National Interest đã phân tích ảnh hưởng của cuộc tấn công hạt nhân giả định từ Triều Tiên nhằm vào Los Angeles.
Để phân tích, những chuyên gia này đã chọn sử dụng loại bom có sức công phá 250 kiloton. Theo tính toán, với vụ nổ ở trung tâm thành phố, khoảng hơn một triệu dân sẽ bị ảnh hưởng, trong đó 378.000 người sẽ thiệt mạng, 860.000 người khác bị thương. Cần lưu ý rằng trong bán kính 5 km từ tâm chấn, hầu hết các tòa nhà sẽ bị phá hủy, và cơ hội sống sót cho những người có mặt ở đó là bằng 0. Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng nạn nhân của cuộc tấn công hạt nhân này tương đương với thương vong của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đồng thời hy vọng tính toán của họ sẽ chỉ là viễn tưởng.
Những báo cáo này nhằm mục đích "dự đoán cánh đáp trả của Bình Nhưỡng đối với viễn cảnh khác nhau, và để tránh chiến tranh, cộng đồng quốc tế cần phải hiểu cách Triều Tiên nhìn nhận vũ khí hạt nhân của họ, và khi nào họ sẽ sử dụng (vũ khí hạt nhân)".
Tuy nhiên, phán đoán về cách trả đũa của Mỹ mà giới chuyên gia đưa ra cũng không khỏi rùng mình.
Bình Nhưỡng, thủ đô nơi hàng triệu người sống, sẽ là mục tiêu rõ ràng cho một cuộc tấn công trả đũa. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể sẽ có nơi trú ẩn an toàn trong tình huống chiến tranh. Tuy nhiên, mục đích của cuộc tấn công trả đũa của Mỹ là tạo ra quá nhiều sự huỷ hoại đối với quân đội Triều Tiên,
Trang web thuật toán NukeMap của Alex Wellerstein, đã cố gắng xác định mức độ phá huỷ nếu Mỹ nhắm mục tiêu đến trung tâm của Bình Nhưỡng bằng một thiết bị có sức công phá 750 kiloton (thiết bị hạt nhân lớn nhất mà Mỹ sở hữu trong kho vũ khí của mình là B83 với năng suất 1,2 megaton). Bởi vì Bình Nhưỡng là một thành phố dày đặc hơn Los Angeles, một vụ nổ lớn ở thành thị - một vụ nổ của một thiết bị hạt nhân có cường độ đó sẽ giết chết hơn 1,5 triệu người. Theo thống kê dân số Liên hợp quốc (25.281 triệu), một vụ nổ hạt nhân nặng 750 kiloton tại khu vực trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng sẽ quét sạch gần 6% dân số Triều Tiên. Những cơ sở hạ tầng do công của chính quyền Triều Tiên gây dựng trong trường hợp tồi tệ xảy ra cũng sẽ bị phá huỷ.
Không ai muốn thấy thảm họa do con người gây ra, bởi vậy con đường duy trì hoà bình, ổn định là thông qua đàm phán ôn hoà. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì ngoại trừ việc trả đũa mạnh mẽ và thích đáng nếu đất nước của ông bị tấn công phủ đầu.
Theo Danviet
Lần duy nhất lịch sử Nga kích hoạt vali hạt nhân Vali hạt nhân đã được trao cho Tổng thống Nga khi đó và chỉ còn cách cú khai hỏa hủy diệt một nút bấm. Ông Putin luôn cầm theo vali hạt nhân. Trong 67 năm lịch sử kể từ khi vũ khí hạt nhân đầu tiên được sử dụng, chỉ 1 lần duy nhất chiếc vali hạt nhân của Nga được mở ra...