Dùng đũa sai cách: Tích tụ hàng triệu vi khuẩn gây bệnh và hủy hoại sức khỏe
Dùng đũa sai cách là một vấn đề đang được các chuyên gia về sức khỏe cảnh báo thời gian gần đây bởi đũa là một vật dụng quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt.
Vietnammoi dẫn lời PGS. TS Trịnh Lê Hùng, hiện đang công tác tại Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Đũa thường được làm từ tre, gỗ và thường xuyên ở trong môi trường ẩm ướt, tích nước cao. Đây là môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển các vi khuẩn có hại cho sức khỏe, đặc biệt là cầu tụ vàng và E.coli”.
Nếu không được bảo quản tốt, sau một thời gian sử dụng, đũa rất dễ bị mốc, gây ngộ độc mãn tính. Bởi trong hầu hết những chiếc đũa được sử dụng lâu năm đều có chứa chất aflatoxin. Đây là loại chất có khả năng gây ung thư gan rất cao, đồng thời còn mang lại nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.
Dùng đũa sai cách có thể bệnh ung thư và gan nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, Sun Feng, phó giám đốc khoa phẫu thuật trực tràng, Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc, cho biết Aflatoxin – một chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi Aspergillus flavus là chất gây ung thư độc hại nhất. Aflatoxin có độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan.
Một số đũa phổ biến nhưng nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cao:
Dùng đũa gỗ sơn màu giá rẻ
Ảnh minh họa
Các chuyên gia cho biết, lớp sơn phủ bóng bên ngoài của loại đũa này nếu gặp nhiệt độ cao thì rất dễ bị tan chảy và hòa vào thức ăn. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng, trước tiên là hệ tiêu hóa. Do đó, bạn không nên chọn loại đũa sơn màu này để sử dụng, nếu có thì không nên dùng chúng trong khâu chế biến và nấu nướng.
Dùng đũa nhựa
Các loại đũa nhựa thường không chịu được nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên sử dụng các loại đũa này để nấu nướng vì sẽ khiến chất nhựa trong đũa chảy ra và ngấm vào thức ăn, lâu ngày có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn thấy đũa nhựa nhà mình bị biến dạng, sần sùi, bong tróc thì nên loại bỏ ngay và thay bằng đôi mới để bảo đảm an toàn cho cơ thể.
Dùng đũa inox chất lượng kém
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đũa inox chất lượng thật thì sẽ không gây nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đũa inox kém chất lượng. Chỉ sau một thời gian ngắn, lớp mạ inox này sẽ bị bong tróc và có thể bị trộn lẫn vào thức ăn. Lâu ngày, kim loại nặng sẽ tích tụ trong cơ thể và dẫn tới các bệnh về gan rất nguy hiểm.
Dùng đũa tre dễ nấm mốc
Ảnh minh họa
Khi sử dụng đũa tre, cần lưu ý là không nên tiếp tục dùng nếu như đũa đã bắt đầu có những dấu hiệu nấm mốc. Đũa tre dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan. Với riêng đũa tre sử dụng một lần thì bạn càng không nên dùng, bởi phần lớn chúng đều được ngâm qua các chất tẩy rửa cũng như được tái chế sử dụng.
Đi khám bệnh, bạn hãy cẩn thận khi chạm vào những chỗ này
Dưới đây là những chỗ bạn phải cẩn thận khi chạm vào khi đi khám bệnh. Nếu bạn chạm vào những nơi này rồi đưa tay lên gần mắt, mũi hoặc miệng, bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Bạn nên rửa tay bằng cồn sát khuẩn hoặc với xà phòng sát khuẩn ngay sau đó, theo WebMD.
Ống nghe - ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Nút bấm, tay nắm cửa
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 1/3 số nút bấm thang máy là nơi trú ngụ của một loại vi khuẩn kháng kháng sinh có thể gây bệnh nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có E. coli và acinetobacter - có thể gây viêm màng não và viêm phổi, theo WebMD.
Bao nhiêu lượt bệnh nhân chạm vào tay nắm cửa mỗi ngày truyền cho nó tất cả các loại vi trùng.
Hơn nữa, tay cầm nắm cửa thường bị bỏ qua khi vệ sinh phòng bệnh nhân, điều này cho phép vi trùng bám xung quanh.
Tác nhân gây bệnh thường xuyên nhất là virus có thể tồn tại đến 48 giờ.
Không chỉ vậy, tay nắm cửa nhà vệ sinh bệnh viện càng khủng khiếp hơn. Vì vậy hãy nhớ rửa tay hoặc dùng khăn giấy để cầm tay nắm cửa.
2. Ghế ngồi
Ghế trong cả phòng chờ và phòng khám tại văn phòng bác sĩ đều khá bẩn. Ghế không được vệ sinh trong suốt quá trình sử dụng hằng ngày.
3. Phòng chờ
Virus lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí, như cúm và Covid-19, có thể di chuyển từ người này sang người khác nếu bạn ngồi quá gần nhau trong phòng chờ.
Nguy cơ đó càng tăng lên khi người nhiễm bệnh nói chuyện hoặc nếu họ hắt hơi hoặc ho.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mức độ nguy hiểm của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trên những bề mặt này. Hãy lau sạch chỗ gác tay bằng khăn lau kháng khuẩn.
4. Ống nghe
Đây cũng là ổ vi khuẩn có hại. May mắn là, các bác sĩ sử dụng dụng cụ này trên vùng da lành nên khả năng nhiễm trùng thấp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chỉ có 5% bác sĩ vệ sinh ống nghe thường xuyên, theo WebMD.
5. Áo khoác y tế
Vẫn có nguy cơ vi khuẩn từ những bệnh nhân khác có thể vướng vào chiếc áo khoác trắng của bác sĩ. Trong một nghiên cứu nhỏ, Staphylococcus aureus, vi trùng gây nhiễm trùng và hội chứng sốc nhiễm độc - hiện diện trên khoảng 23% áo khoác trắng của bác sĩ. Một nhóm nhỏ trong số đó cũng có cả vi khuẩn kháng kháng sinh.
6. Thiết bị siêu âm
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn gần như ở khắp mọi nơi của thiết bị siêu âm: đầu dò, dây, núm điều khiển, bàn phím máy tính, gel và chai đựng gel. Ngay cả khi phần tiếp xúc với bạn được bao phủ bởi nhựa, phần còn lại của dụng cụ có thể không được khử trùng giữa các bệnh nhân. Vi khuẩn có thể truyền từ bệnh nhân trước sang bệnh nhân sau.
7. Hồ sơ y tế
Rất nhiều người làm việc với hồ sơ y tế của bạn: bác sĩ, y tá, nhân viên khác. Các nghiên cứu tại các phòng chăm sóc đặc biệt cho thấy có tới 90% hồ sơ bị nhiễm vi khuẩn. Trong số các vi khuẩn có vi khuẩn kháng kháng sinh methicillin, gây ra các bệnh nhiễm trùng đặc biệt khó điều trị, theo WebMD.
8. Điện thoại
Nhân viên bệnh viện sử dụng điện thoại di động nhiều, đặc biệt là ở khoa Hồi sức cấp cứu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các thiết bị này được bao phủ bởi vi khuẩn, kể cả vi khuẩn kháng thuốc. Trong một nghiên cứu, một cuộc điện thoại kéo dài 1 phút đủ lâu để truyền vi trùng sang bàn tay đang sạch.
9. Giường khám
Việc vệ sinh giữa các bệnh nhân không phải lúc nào cũng loại bỏ vi trùng khỏi nệm. Nghiên cứu phát hiện một cơ sở nhi khoa bị nhiễm nấm từ khăn trải giường. Các xét nghiệm cho thấy vi sinh vật trên thành giường giống với vi khuẩn của người trên giường.
Trừ phi giường được vệ sinh sạch sẽ giữa các bệnh nhân, vi khuẩn sẽ tích tụ ở đó và lây nhiễm sang bệnh nhân tiếp theo.
10. Bàn khay
Bàn hoặc tủ để đựng thức ăn cũng tiềm ẩn nguy cơ: vi trùng. Những chỗ này là bề mặt "cảm ứng cao" trong các phòng bệnh viện, vì vậy, có nhiều nguy cơ chúng thu thập vi khuẩn.
Hãy lau sạch chúng trước khi chuẩn bị cho bữa ăn.
11. Bút viết
Tốt nhất hãy đem theo bút của bạn - SHUTTERSTOCK
Hàng trăm người mỗi ngày chạm vào bút tại các bàn đăng ký bệnh viện. Tốt nhất là lau sạch bút bằng khăn lau khử trùng trước khi sử dụng, hoặc tốt hơn, hãy đem theo bút của bạn, theo WebMD.
12. Sàn nhà
Sàn phòng bệnh đôi khi được bao phủ bởi vi khuẩn. Bất cứ thứ gì rơi xuống nền nhà đều có nguy cơ di chuyển những vi trùng đó sang tay bạn.
Phòng tránh ngộ độc mùa nắng nóng Thời tiết nắng nóng, vi khuẩn phát triển mạnh khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nhiệt độ từ 37 độ C đến 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh với cấp số nhân, gấp 3 lần so với thời tiết bình thường. Theo số liệu thống kê,...