Đừng đùa khi thấy chóng mặt, tiềm ẩn nguyên nhân đột quỵ
Nhiều người coi chóng mặt là hiện tượng bình thường hoặc chỉ là do thiếu máu não nên chủ quan dẫn tới nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cấp cứu vì coi thường chóng mặt
Ông P.V.S 40 tuổi, quê Hải Phòng, nhập viện trong tình trạng đột ngột chóng mặt, đau ngực khó thở và có hiện tượng trào bọt hồng ở miệng.
Đã nhiều năm, bệnh nhân thường bị xuyên chóng mặt và đi khám ở nhiều nơi nhưng vẫn không tìm rõ căn nguyên để điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân thường có cảm giác mỏi chân dù chỉ di chuyển một quãng đường rất ngắn.
Tại khoa Hồi sức Cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, hình ảnh nhìn thấy bị nhân đôi, rung giật nhãn cầu, liệt mặt bên trái, đồng thời không bắt được mạch ở hai chân. Các bác sĩ của Bệnh viện FV đã hội chẩn liên khoa. Bệnh nhân P.V.S được thực hiện chụp MRI não, CT scan toàn thân. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu não gây nhồi máu cấp tính vùng tiểu não bên trái và tắc động mạch chủ bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên đau đầu, chóng mặt và đi lại khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Cúc 36 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) cũng thường xuyên bị chóng mặt. Mỗi lần chóng mặt chị lại nghĩ mình bị tiền đình nên chưa bao giờ đi khám. Cách đây 2 tháng, khi vừa ngủ dậy chị Cúc thấy hoa mắt, chóng mặt và cảm giác chông chênh muốn ngã khụy sau vài phút thì hết. Từ đó chị Cúc thường xuyên bị chóng mặt hơn.
Chị Cúc đi kiểm tra cũng chỉ được thông báo bị rối loạn tiền đình nhưng chị không rõ việc điều trị như thế nào hay phải sống chung với bệnh.
Hay trường hợp của bà N.T. N. quê ở Vĩnh Long thường xuyên bị chóng mặt, bà đi khám ở các bệnh viện được chẩn đoán bị rối loạn tuần hoàn não. Suốt thời gian đó bà đều dùng thuốc đều đặn nhưng không khỏi bệnh. Đặc biệt, khoảng 1 tháng nay, triệu chứng này càng diễn ra nhiều hơn và nặng.
Bà N. được bác sĩ chỉ định chụp MRI 3 Tesla để tìm nguyên nhân. Kết quả cho thấy, bà N. bị u màng não vùng mặt dốc xương đá – lỗ chẩm rất hiếm gặp.
Chóng mặt biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Chóng mặt phải điều trị từ nguyên nhân
Theo bác sĩ chuyên khoa I Phương Hồng Thọ – Trưởng khoa Thần kinh Đột quỵ, Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ, chóng mặt gây ra nguy cơ té ngã, tiềm ẩn nguyên nhân đột quỵ. Vì thế, không được chủ quan khi thấy chóng mặt.
Theo bác sĩ Thọ chóng mặt là triệu chứng thông thường hàng ngày nhưng cũng là biểu hiện của đột quỵ não sớm.
Khi có cơn chóng mặt xảy ra, người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế di chuyển vì di chuyển thì cơn chóng mặt gây té ngã, chấn thương cho người bệnh. Sau đó liên hệ tới 1 cơ sở y tế gần nhất.
Hiện nay, chóng mặt thường nhầm với tiền đình. BS Thọ cho biết chóng mặt do tiền đình chỉ là 1 phần còn chóng mặt có nhiều nguyên nhân từ não, từ tim, tiền đình. Chính vì thế, nếu có dấu hiệu chóng mặt cần tìm tới các cơ sở chuyên khoa để tìm rõ nguyên nhân không nên chủ quan nghĩ rằng đó là rối loạn tiền đình thông thường.
Để xác định nguyên nhân gây chóng mặt, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm động mạch cảnh xem từ xương đòn tới góc hàm xem mạch cảnh có bị hẹp không, lưu thông máu như thế nào, xem được các mảng xơ vữa nếu có nguy cơ vỡ xơ vữa để giảm nguy cơ nhồi máu não.
Chụp MRI não bác sĩ xem đoạn mạch cảnh trong sọ não. Siêu âm chỉ giới hạn bên ngoài và không xem được mạch cảnh trong sọ não nên bác sĩ có thể từ hình ảnh MRI xem được các mạch máu sâu bên trong sọ não tìm nguyên nhân vì sao người bệnh bị chóng mặt.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị chóng mặt sẽ phụ thuộc vào những nguyên nhân gây ra. Trong nhiều trường hợp, chứng chóng mặt sẽ tự động biến mất mà không cần điều trị. Điều này là do bộ não của bạn có thể thích nghi một phần với sự thay đổi của tai trong, và dựa vào các cơ chế khác để duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, đối với một số người, việc điều trị chóng mặt là cần thiết và các biện pháp khác nhau để điều trị dứt điểm.
Sau khi ăn có 4 biểu hiện này cảnh báo mạch máu có thể bị tắc nghẽn, dễ đột quỵ
Mạch máu nếu bị tắc nghẽn sẽ dễ dẫn tới nhồi máu não, đột quỵ, bệnh tim mạch. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này sau khi ăn, bạn nên chú ý.
Tuổi càng cao, mạch máu càng suy giảm, nhất là những người có nhiều lipid máu, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, huyết khối não, nhồi máu não, xơ cứng động mạch. Muốn làm chậm quá trình lão hóa mạch máu, chúng ta phải điều chỉnh một số lối sống không tốt và chăm sóc mạch máu thật tốt, như vậy mới có thể giảm thiểu khả năng mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Mạch máu nếu gặp vấn đề sẽ có những biểu hiện trên cơ thể, chỉ cần quan sát kỹ trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể tìm ra "manh mối" và có biện pháp can thiệp kịp thời để kéo dài tuổi thọ của mạch máu.
Những người có mạch máu xấu sẽ có 4 triệu chứng sau bữa ăn
1. Chóng mặt sau bữa ăn
Những người có mạch máu khỏe mạnh thường có tinh thần thoải mái, nếu mạch máu không tốt có thể cảm thấy chóng mặt, nhức đầu sau khi ăn, triệu chứng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không kéo dài. Đó là do lượng máu cung cấp cho não ngắn hạn đã gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này thì tốt nhất nên đi kiểm tra.
2. Đau bụng sau bữa ăn
Nhìn chung, đau bụng sau bữa ăn có thể là do bệnh lý về dạ dày gây ra, nếu uống thuốc mà cơn đau dạ dày không thuyên giảm thì hãy cẩn thận, đó có thể là vấn đề về sức khỏe mạch máu. Hãy tập trung điều tra để tránh các bệnh về đường máu, tim mạch.
3. Chuột rút chân
Nếu sau bữa ăn xảy ra hiện tượng chuột rút thì việc đầu tiên phải xác định xem nguyên nhân có phải do thiếu canxi. Nếu không phải thì có thể do mạch máu ở chân bị tắc nghẽn, lượng máu đến chân không đủ, máu lưu thông kém. Nếu thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm, tốt nhất nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
4. Chân tay nhợt nhạt và lạnh
Nếu mạch máu ở chân bị tắc nghẽn, khi bạn nằm xuống và kê cao chân lên sẽ thấy da chân xanh xao, sờ vào thấy lạnh chân tay, đây là biểu hiện của việc cung cấp máu không đủ. Nếu chân còn kèm theo sưng phù, đau, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra.
3 phương pháp để làm cho mạch máu của bạn trẻ hơn
1. Ăn nhiều thức ăn mà mạch máu thích
Nếu không muốn mắc các bệnh về mạch máu, bạn nên ăn nhiều thực phẩm mà mạch máu của bạn thích để giảm lượng chất béo, đường và carbohydrate tinh chế. Bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên hạt làm thực phẩm chính chẳng hạn như yến mạch, lúa mạch, hạt quinoa, kiều mạch, lúa mì, gạo đen, hạt kê, gạo lứt, cao lương, ngô,...
Ăn ít đồ ngọt, ít uống trà sữa, nước giải khát, nước ép trái cây và các thực phẩm nhiều đường khác, chất béo có thể chọn dầu ô liu, cá hồi, các loại hạt, bơ,... vì hàm lượng chất béo không bão hòa tương đối cao, có lợi cho sức khỏe mạch máu.
2. Không thức khuya và ngủ đủ giấc
Ban ngày các mạch máu cần hoạt động liên tục để vận chuyển máu đến các bộ phận trong cơ thể nên mạch máu luôn trong trạng thái căng và co lại, nếu bạn thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc thì mạch máu sẽ khó được nghỉ ngơi và dễ bị áp lực. Tình trạng máu dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, mạch máu não nên thức khuya và ngủ đủ giấc khi nuôi mạch máu.
3. Tiếp tục tập thể dục, làm cho mạch máu trẻ lại
Duy trì vận động sẽ làm cho mạch máu tươi trẻ hơn, tăng tính đàn hồi của mạch máu, giúp máu lưu thông trơn tru hơn, giảm sự lão hóa và tắc nghẽn mạch máu.
Nếu bị chóng mặt ngay khi vừa đứng dậy cần đi khám ngay kẻo quá muộn Nếu bạn bị hoa mắt, chóng mặt sau khi đứng lên có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu chất, hoặc cũng có thể mắc bệnh này. Thiếu máu não: Não bộ của chúng ta cần cung cấp đầy đủ máu và oxy để có thể hoạt động bình thường. Việc thiếu máu lên não gây ra tình trạng đau đầu, hoa mắt,...