Dùng doping, ngôi sao quần vợt Croatia phải ‘treo vợt’ 9 tháng
Doping tiếp tục hoành hành ở làng banh nỉ sau khi Liên đoàn Quần vợt quốc tế (ITF) quyết định cấm thi đấu 9 tháng đối với tay vợt số 1 của Croatia Marin Cilic do bị phát hiện sử dụng doping.
Marin Cilic hiện đang xếp hạng 24 thế giới phải “treo vợt” cho đến ngày 1.2.2014 và sẽ không thể tham dự Úc mở rộng 2014 – Ảnh: Reuters
Theo AFP, mẫu nước tiểu xét nghiệm của Cilic tại giải Munich Open (Đức) hồi tháng 5 đã dương tính với chất kích thích nikethamide, loại chất thuộc danh mục cấm của Ủy ban phòng chống doping thế giới (WADA).
Với án phạt từ ITF, tay vợt 24 tuổi trên hiện đang xếp hạng 24 thế giới phải “treo vợt” cho đến ngày 1.2.2014 và sẽ không thể tham dự Úc mở rộng 2014. Lệnh cấm cũng đồng nghĩa với việc thành tích, tiền thưởng, điểm xếp hạng đều bị thu hồi.
Đây sẽ là cú sốc đối với quần vợt Croatia bởi Cilic đang là tay vợt xuất sắc nhất đất nước này. Tay vợt 24 tuổi từng được xem là một tài năng trẻ xuất sắc nhất thế giới khi từng lên ngôi thứ 9 thế giới và vào đến bán kết Úc mở rộng 2010.
Ngay sau khi án phạt được ban hành, Cilic lập tức tuyên bố sẽ kháng cáo lên Tòa án Trọng tài Thể thao quốc tế (CAS), vì cho rằng anh không biết loại dược phẩm mà anh sử dụng để trị liệu có chứa chất nikethamide.
“Tôi đã mua một viên thuốc có chứa đường tại nhà một nhà thuốc ở Pháp. Tôi không biết viên thuốc lại chứa một chất bị cấm trong thi đấu. Tôi khẳng định rằng chưa bao giờ có ý định cố tình sử dụng chất kích thích vì tôi là người luôn phản đối bất kỳ hành vi sử dụng doping trong thể thao”, Cilic tuyên bố.
Năm nay, vợt người Croatia đã xuất sắc vào đến chung kết Aegon Championships (thua Andy Murray), trước khi rút khỏi Wimbledon 2013, nơi anh được xếp hạt giống số 10 vì chấn thương.
Video đang HOT
Theo VNE
Cuộc đối đấu của 2 trùm thể thao thế giới
Đứng đầu thế giới về sản xuất đồ thể thao, nhưng riêng trong bóng đá, dường như Nike lại thất thế hơn so với đối thủ Adidas.
Là thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới đồng thời là niềm tự hào của người dân Mỹ, nhưng ít ai biết sự ra đời của Nike được lấy cảm hứng từ thành công của ...người Nhật.
Tháng 1/1964, sau một thời gian nghiên cứu bí quyết làm ra những đôi giày vừa rẻ vừa bền của người Nhật, Philip Knight và người thầy của mình là Bill Bowerman đã lập ra công ty Blue Ribbon Sport (BRS) với mục đích ban đầu là phân phối sản phẩm cho nhà sản xuất giày hàng đầu Nhật Bản lúc bấy giờ là Onitsuka Tiger.
Phil Knight, một trong 2 nhà sáng lập ra Nike.
Sang đầu thập niên 70, mối quan hệ giữa BRS và Onitsuka Tiger đi vào giai đoạn thoái trào, và Knight bắt đầu tung ra những sản phẩm của riêng mình. Công việc kinh doanh của họ lên "như diều gặp gió" khi phong trào chạy bộ bùng nổ ở Mỹ thời kỳ này, với doanh thu tăng 90 lần từ năm 1972 đến 1980.
Năm 1977, dưới sự tư vấn của công ty quảng cáo John Brown, thương hiệu Nike chính thức ra đời và được giữ từ đó đến nay. Đến năm 1980, Nike đã chiếm 50% thị phần giày thể thao ở Mỹ, và tiếp tục vươn ra toàn thế giới trong thập niên sau đó với kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng.
Dù thành công là vậy, phải đến năm 1994 Nike mới chính thức bước chân vào bóng đá sau sự kiện World Cup được tổ chức tại Mỹ. Chỉ 2 năm sau, họ gây tiếng vang lớn khi ký hợp đồng tài trợ áo đấu với giá trị 100 triệu bảng cho đội tuyển Brazil, lúc bấy giờ đang là đương kim vô địch thế giới. Chính hợp đồng này đã trở thành bước ngoặt và định hướng chiến lược marketing của hãng đồ thể thao đến từ nước Mỹ
Nike đã tài trợ cho tuyển Brazil từ năm 1996.
Hãng này tập trung vào việc ký hợp đồng với những ngôi sao thể thao hàng đầu, những đội uy tín để xây dựng thương hiệu của mình với người hâm mộ. Ví dụ như tay golf Rory McIlroy kiếm được 15,5 triệu USD mỗi năm trong bản hợp đồng có thời hạn 10 năm từ Nike (nhiều hơn cả hợp đồng tài trợ áo đấu có giá trị 10 triệu USD mà Inter Milan mới ký gần đây).
Tuy nhiên, Nike đã bắt đầu vấp phải sự cạnh tranh của những đối thủ khác trong việc đưa thương hiệu của mình tới người hâm mộ thông qua các CLB bóng đá. Hồi tháng Năm năm nay, Arsenal thông báo đã đạt được thỏa thuận tài trợ áo đấu với hãng Puma với giá trị 30 triệu bảng/mùa. Điều đáng chú ý là Arsenal chính là một trong những đối tác đầu tiên của Nike từ khi hãng này bắt đầu bước chân vào bóng đá từ năm 1994 và thương hiệu Nike đã xuất hiện trên áo đấu của Pháo thủ từ đó đến nay.
Hợp đồng tài trợ áo đấu của Nike với MU có thời hạn tới 13 năm.
Với Manchester United, đội bóng sở hữu gần 700 triệu người hâm mộ khắp thế giới, Nike đã nhanh chân ký một hợp đồng có thời hạn tới 13 năm với giá trị lên tới 303 triệu bảng, và ước tính mỗi năm hãng này bán được 1,5 triệu chiếc áo đấu của đội chủ sân Old Trafford. Con số này tương đương với lượng áo đấu của Real Madrid mà Adidas bán được mỗi năm, dù đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha sở hữu rất nhiều ngôi sao sáng giá hơn.
Hiệu quả quá lớn từ các đội bóng thể thao đã tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt để giành quyền tài trợ áo đấu giữa Nike và các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Adidas. Hãng đồ thể thao đến nước Đức có lợi thế về truyền thống lâu đời cũng như mối quan hệ tốt với cả các quan chức và câu lạc bộ ở châu Âu, trong khi Nike lại tỏ ra áp đảo về mặt tài chính.
Ngay tại nước Đức, vốn được coi là thánh địa của Adidas và Puma, Nike cũng không hề ngần ngại "giành giật" các ngôi sao và đội bóng hàng đầu để quảng bá thương hiệu của mình. Năm 2007, Nike đưa ra một bản hợp đồng 500 triệu euro trong 8 năm để tài trợ cho đội tuyển quốc gia Đức, trong khi hợp đồng của Adidas lúc đó chỉ có giá trị 11 triệu euro/năm.
Suýt chút nữa, Nike đã đánh bại Adidas để đưa thương hiệu của mình lên áo đấu của tuyển Đức.
Số tiền Nike đưa ra tạo ra một cú sốc cho bóng đá Đức, và dù được sự ủng hộ của Hoàng đế Franz Beckenbauer, rốt cục Liên đoàn bóng đá Đức DFB vẫn chọn Adidas làm đối tác, dù số tiền nhận được thấp hơn Nike tới 200 triệu euro. Theo đó, Adidas sẽ trả cho DFB 20 triệu euro/năm, cộng với 5 triệu euro để hỗ trợ phát triển bóng đá trẻ và bóng đá nữ.
Một trong những lý do quan trọng giúp Adidas giành chiến thắng trong cuộc đối đầu này chính là nhờ mối quan hệ lâu dài giữa họ và DFB. Hai bên đã là đối tác của nhau kể từ năm 1954, khi tuyển Đức đánh bại Hungary của các huyền thoại Puskas, Kocsis để giành chức vô địch World Cup lần đầu tiên trong lịch sử.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mối quan hệ truyền thống cũng phát huy tác dụng. Hồi năm 2008, Nike đã đánh bại Adidas để giành quyền tài trợ áo đấu cho đội tuyển quốc gia Pháp trong giai đoạn 2011-2018 với giá trị lên tới 42,6 triệu euro/mùa. Dù Adidas đã là đối tác của bóng đá Pháp từ năm 1972, nhưng không như tại Đức, các quan chức lãnh đạo của xứ sở gà trống Galois đã quyết định chọn lời đề nghị hấp dẫn hơn về tài chính.
Mario Gotze mới đây đã tạo ra một cuộc tranh cãi khi mặc áo của Nike đi ra mắt đội bóng mới Bayern Munich, vốn được tài trợ bởi Adidas.
Cứ mỗi khi một sự kiện lớn như Wolrd Cup hay Euro diễn ra, người ta lại chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất đồ thể thao. Ví dự như tại Euro 2012, Adidas có vẻ như đã giành lợi thế khi có mặt trên áo đấu của 6 đội tuyển là Tây Ban Nha, Ukraine, Đan Mạch, Hy Lạp và Nga, trong khi Nike "chỉ" tài trợ cho 5 đội là Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan, Croatia và Ba Lan.
Các con số thống kê cho thấy, Adidas đã thu về gần 2 tỷ euro từ Euro 2012, trong khi Nike, dù vẫn đứng đầu về doanh thu từ thể thao nói chung, tỏ ra khá kém cạnh trong môn thể thao vua. Một chuyên gia của trường kinh doanh Coventry nhận định: "Tôi nghĩ Nike khó có thể tiến xa hơn hiện tại, bởi các đối thủ của họ liên tục đầu tư để giữ vững vị trí của mình một cách lâu dài trong lòng CĐV. Mọi chuyện không hẳn đều là về tiền bạc, đó còn là sự đam mê với bóng đá".
Theo VNE
Usain Bolt bị kiểm tra doping trước thềm World Championships Trong thời điểm nền thể thao thế giới vẫn đang bị ám ảnh bởi bóng ma doping, nhà chức trách đang thắt chặt quá trình kiểm tra trước các giải đấu. Usain Bolt và các đồng đội đều phải kiểm tra doping trước khi tham gia thi đấu Ngôi sao điền kinh Usain Bolt và tất cả các đồng đội vừa phải trải...