Đừng đối xử với kinh tế tư nhân như “con nuôi”
PGS – TS Đinh Trọng Thịnh ( Học viện Tài chính) cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp rất lớn vào GDP, giải quyết việc làm và an sinh xã hội nên cần quan tâm thích đáng, đừng để khu vực này còn cảm thấy là “con nuôi”.
Tạo ra nền sản xuất hiện đại
Vừa qua, Hội nghị Trung ương 5 đã ban hành 3 nghị quyết về kinh tế, ông có đánh giá thế nào về các nghị quyết này?
GS – TS Đinh Trọng Thịnh.
Chúng ta đã chấp nhận đi theo nền kinh tế thị trường thì phải chấp nhận kinh tế tư nhân. Vì động lực chủ yếu và lực lượng chủ đạo của nền kinh tế thị trường chính là kinh tế tư nhân”. GS – TS Đinh Trọng Thịnh
- Việc này cho thấy những quyết tâm của các cơ quan nhà nước về tái cấu trúc nền kinh tế ngày càng quyết liệt hơn. Nhìn lại nền kinh tế của nước ta trong thời gian qua cho thấy cũng đã có những chuyển biến tích cực, từ phát triển theo chiều rộng, khai thác khoáng sản, bán sản phẩm thô… đã chuyển sang giai đoạn đi sâu chế biến, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra một nền sản xuất hiện đại hơn.
Việc đưa ra 3 nghị quyết về kinh tế để thực hiện tái cấu trúc đã khẳng định chúng ta lấy cách mạng khoa học công nghệ làm nền tảng cốt lõi cho phát triển kinh tế. Thực tế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế thế giới, làm cho đời sống xã hội, an ninh quốc phòng có những phát triển vượt bậc. Nếu chúng ta không bắt kịp từ quá trình đổi mới bằng khoa học công nghệ sẽ trở thành lạc hậu.
Nhiều vấn đề trong nghị quyết đã có, vì sao tới nay vẫn chưa phát huy hiệu quả nên phải đưa vào nghị quyết để khẳng định sẽ quyết tâm thực hiện?
- Cũng như các nước trên thế giới, khu vực kinh tế nhà nước là thiếu năng động, nhưng các nước vẫn tồn tại khu vực này để cung cấp dịch vụ công. Còn chúng ta, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tức là trước đó đã có một thời gian dài toàn là kinh tế nhà nước. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước gần như năm nào cũng không hoàn thành. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả không cao, đầu tư dàn trải, mất vốn nên việc cải tổ, cổ phần hóa là cần thiết. Chính việc đầu tư không hiệu quả làm cho doanh nghiệp nhà nước trở thành “vật cản” của quá trình phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Do đó, có tới 3 nghị quyết về kinh tế trong thời điểm hiện nay để tạo điều kiện cho khu vực kinh tế khác phát triển là một vấn đề quan trọng.
Có nhiều doanh nghiệp của nhà nước đã lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Việc tiến hành cổ phần hóa, thậm chí cho phá sản, thà “đau” một lần nhưng sẽ có lợi lâu dài, nếu càng để, thua lỗ của các doanh nghiệp này càng nhiều hơn.
Phát huy hiệu quả kinh tế tư nhân
Theo PGS – TS Đinh Trọng Thịnh, kinh tế tư nhân có đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Ảnh: I.T
Video đang HOT
Trong 3 nghị quyết lần này cũng có một điểm được nhiều người quan tâm là khi nhắc tới phát triển kinh tế tư nhân, nghị quyết khẳng định sẽ ưu tiên trên mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm, quan điểm của ông thế nào?
- Theo tôi, phát triển kinh tế tư nhân là điều bắt buộc. Trước đây chúng ta là nền kinh tế bao cấp, khi mở cửa, chưa có chính sách đầy đủ cho kinh tế tư nhân phát triển. “Cái nhìn” của cơ quan quản lý đối với kinh tế tư nhân thực tế cũng chưa thay đổi được nhiều. Nếu vẫn giữ cách nhìn, quan điểm cũ, quản lý như cũ mà không ưu tiên, ưu đãi cho kinh tế tư nhân phát triển thì khu vực kinh tế tư nhân sẽ còn tiếp tục khó khăn, khó phát triển.
Chính vì thế, gần đây mới có những thay đổi về cơ chế chính sách và thể chế luật pháp để thay đổi kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn cảm thấy như là “con nuôi” không được các cơ quan quản lý nhà nước cũng như xã hội nhìn nhận, đánh giá vị thế, vai trò của họ. Mặc dù họ có rất nhiều đóng góp về giải quyết việc làm, đóng góp vào GDP, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Đã đến lúc các cơ quan quản lý phải nhìn nhận, thay đổi suy nghĩ của mình, làm cho các cơ chế chính sách của Nhà nước phát huy hiệu quả của kinh tế tư nhân.
Chủ trương đã rõ ràng, để biến thành hiện thực trong thời gian tới theo ông cần có bước cụ thể như thế nào?
- Cả 3 nghị quyết về kinh tế đều có hỗ trợ nhau trong việc thực hiện phát triển nền kinh tế. Cần có những kế hoạch mang tính cụ thể. Theo tôi, đầu tiên là phải có kế hoạch, lộ trình thực hiện việc cải tổ kinh tế, biến cơ chế chính sách thành hoạt động thực tiễn. Từ trước tới nay ta cứ nói có cơ chế nhưng cơ chế không đi vào thực tế, chỉ là trên giấy thì sẽ làm mất lòng tin của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Ai quản vốn doanh nghiệp nhà nước?
"Trọn gói" những vấn đề về phát triển kinh tế, doanh nghiệp (DN) nhà nước, kinh tế tư nhân đang được thảo luận tại Hội nghị trung ương 5.
"Vẫn còn tư duy cái nào thuận lợi, "miếng nào ngon" thì DN nhà nước "xơi", vì thế có tình trạng chậm trễ trong cổ phần hóa các DN nhà nước"
Ông NGUYỄN VĂN THÂN
PV trao đổi với các chuyên gia kinh tế để cùng tìm lời giải cho câu hỏi mà Tổng bí thư đã đặt ra: Vì sao những hạn chế, yếu kém của DN nhà nước đã được chỉ ra từ lâu nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn?
Tách bạch quản lý vốn với quản lý nhà nước
Cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, một trong những giải pháp để quản lý DN nhà nước hiệu quả hơn đó là bỏ cơ chế bộ chủ quản để thiết lập mô hình quản lý DN nhà nước phù hợp.
Ông Đặng Quyết Tiến - phó cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính - cho rằng để nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa cũng như tái cấu trúc DN nhà nước, mô hình mới phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng đại diện chủ sở hữu vốn.
Có nghĩa là các bộ chỉ chuyên tâm với việc nghiên cứu, ban hành các chính sách để DN, người dân yên tâm kinh doanh. Khi tách được chức năng này sẽ không còn việc tình trạng bộ máy hành chính nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DN.
Thực tế, mô hình DN quản lý vốn nhà nước là phù hợp vì đã bước đầu hình thành ở VN qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), đảm bảo yêu cầu là tách được chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright VN, cũng cho rằng cần tách bạch quản lý vốn và quản lý nhà nước. Bởi nếu lập ủy ban quản lý vốn nhà nước hoạt động như một cơ quan nhà nước thì khó mà xóa được nhóm lợi ích bởi các bộ ngành vẫn muốn giữ DN nhà nước.
Do đó, việc tách vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN ra khỏi vai trò quản lý nhà nước là cần thiết.
Trước hết chỉ nên tách những DN kinh doanh thuần túy, tương đương khoảng 30-40% vốn nhà nước cũng sẽ mang lại hiệu quả.
Còn theo ông Trần Hữu Huỳnh, nguyên trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), Hiến pháp 2013 đã xác lập vị trí cho kinh tế tư nhân, là được "bình đẳng, hợp pháp và cạnh tranh".
Đây sẽ là nền tảng cho sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, khi tất cả đều được bình đẳng như nhau.
Tuy nhiên, quan trọng là cần có cơ chế để kiểm soát, quản lý tốt hơn nữa về pháp luật cạnh tranh giữa kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước.
"Có nghĩa là DN tư nhân và DN nhà nước cần được cạnh tranh sao cho đúng về mặt bản chất, trên cơ sở rạch ròi cái gì DN tư nhân được làm, được tham gia.
Tôi đề nghị cần có một điều tra tổng thể, chặt chẽ và khoa học để đánh giá, phân loại về vấn đề này, và thiết lập những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn nào mà DN tư nhân không được phép tham gia.
Còn lại thì mở cửa hết tất cả để khối này có thể tiếp cận được nguồn vốn, thông tin, chính sách như bao thành phần kinh tế khác một cách bình đẳng" - ông Huỳnh khuyến nghị.
Sớm chấm dứt cảnh "cha chung không ai khóc"
Khối DN tư nhân mặc dù còn nhiều hạn chế như quy mô nhỏ và sức cạnh tranh còn yếu nhưng ngày càng đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế, khi chiếm tới hơn 40% GDP, 30% tổng giá trị công nghiệp.
Khối DN tư nhân cũng chiếm tới 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước.
Thế nhưng trong việc tiếp cận nguồn lực thì DN tư nhân luôn bị yếu thế, bị đối xử thiếu công bằng và gần như phải "tự bơi" trên thương trường.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Thân, chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa trong đó chủ yếu là khối tư nhân, đã thẳng thắn chỉ ra thực tế DN nhà nước được xem là những "ông lớn" nên được tiếp cận nguồn lực ưu đãi tốt hơn DN tư nhân.
Điều đặc biệt là trong khi DN tư nhân nếu rơi vào thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả thì phải tự chịu trách nhiệm, nhưng với DN nhà nước dù sử dụng vốn ngân sách nhà nước lãng phí, để thất thoát vốn nhưng vẫn không bị xử lý rõ trách nhiệm.
"Chính phủ, Thủ tướng luôn kêu gọi tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn lực được bình đẳng.
Tuy nhiên, việc triển khai xuống dưới rất chậm trễ và có sức ì lớn. Vẫn còn tư duy cái nào thuận lợi, "miếng nào ngon" thì DN nhà nước "xơi", vì thế có tình trạng chậm trễ trong cổ phần hóa các DN nhà nước.
Nói là cổ phần hóa các DN nhà nước, mở cửa cho các thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt là tư nhân, nhưng thực tế việc cổ phần hóa rất chậm" - ông Thân nhìn nhận.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP cơ điện lạnh REE, cho rằng việc cần làm ngay là phải xây dựng một môi trường pháp lý sao cho công bằng, minh bạch giữa DN tư nhân và DN nhà nước.
Gắn với đó là cần phải tạo thêm cơ hội cho khối tư nhân được phát triển song hành cùng DN nhà nước, trên cơ sở quyết liệt cổ phần hóa, thoái vốn ở những lĩnh vực mà Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối.
"Nếu làm như vậy, khối DN tư nhân sẽ được tham gia quản trị các DN lớn đã không còn của Nhà nước.
Tôi tin chắc tình trạng đổ vỡ vì quản lý yếu kém, thua lỗ, "cha chung không ai khóc" sẽ giảm đi, thậm chí không tái diễn khi các thành phần kinh tế khác được tham gia vào DN nhà nước sau khi cổ phần hóa.
DN cổ phần sẽ hoạt động hiệu quả hơn, qua đó xã hội, người dân và cả Nhà nước được hưởng lợi khi các DN này tạo ra việc làm, có lợi nhuận, đóng góp thuế cho Nhà nước" - bà Thanh nói.
(Theo Tuổi Trẻ)
Dự án thép 10 tỷ USD: Ký quỹ chứ đừng cam kết suông Trước khi cam kết cung cấp đủ nước cho dự án thép Hoa SenCà Ná, Ninh Thuận cũng phải cam kết đảm bảo nước cho người dân. Quan tâm đến cam kết của UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ cung cấp đủ nước cho Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen sản xuất thép, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học-Kỹ...