“Đừng đòi hỏi thái quá, em đi lấy chồng chứ có lấy cả nhà anh đâu”
Lâm đang lúi húi vẽ vời trên máy tính thì nghe thấy tiếng chuông điện thoại liền hỏi:
- Em ơi, ai gọi anh thế?
nhưng Liên chẳng đáp trả. Lúc sau cu Tít cầm cái điện thoại chạy sang hí hửng bảo:
- Bố ơi, bà nội gọi.
Anh cau mày đón lấy cái máy, ấm ức hỏi con:
- Mẹ đâu?
- Mẹ đang xem phim. Mẹ bảo con cầm sang cho bố.
Lâm thở dài, ngồi thừ ra 1 lúc rồi mới bấm gọi lại. 2 bố con cố tình nói cười với bà nội thật to những mong Liên cũng nghe thấy mà chạy sang nhưng lại chẳng thấy bóng dáng cô đâu cả. Nghe tiếng mẹ hỏi:
- Cái Liên đâu con?
Lâm chột dạ, ú ớ nói đại 1 câu:
- À, vợ con đang dọn dẹp trên nhà mẹ ạ.
Mẹ anh im lặng 1 lúc rồi mới tiếp tục trò chuyện. Lâm hiểu, giây phút ấy bà cũng có những cảm xúc trống rỗng giống y như mình. Lâu nay Liên luôn trốn tránh việc nói chuyện với mẹ chồng, thành thử những câu hỏi của bà về cô và những lời biện bạch của anh dành cho vợ cứ na ná nhau như thế. Dù không nói ra nhưng ai cũng đủ hiểu biểu hiện ấy có nghĩa là thế nào.
- Hôm nào 2 vợ chồng cho cháu về?
Lâm khựng lại, chẳng biết phải nói với mẹ ra sao vì mới hồi tối 2 vợ chồng cũng vừa nói qua nói lại với nhau chuyện này. Nghỉ lễ được tận 4 ngày, anh cũng định sẽ đưa cả nhà về quê nội, vì tính ra từ tết đến giờ gia đình anh cũng đâu có dịp về thăm nhà. Thế nhưng ý Liên không muốn, cô cứ đòi đi du lịch vì cho rằng đây là cơ hội cuối cùng và duy nhất để cả nhà được thư giãn trong dịp hè này.
Thấy anh im lặng hơi lâu, bà bảo:
- Nhớ cho cháu về nhà sơm sớm nhé! Ông bà nhớ cu Tít lắm!
rồi tắt máy luôn, chẳng đợi để 2 bố con chào lấy 1 tiếng. Lâm hiểu mẹ như thế nghĩa là đã phật lòng.
Anh giục con trở lại phòng cho mình còn tập trung làm việc nhưng ngồi mãi mà chẳng làm được gì, vì trong lòng cứ thấy ấm ức, bứt rứt, khó chịu chẳng yên. Nghe tiếng vợ cười phát ra từ phòng bên cạnh, Lâm chỉ thấy tức. Anh hậm hực đứng dậy, cầm theo cái điện thoại bước về phòng.
Lâm trân mặt nhìn vợ 1 lúc mới giơ cái điện thoại ra bảo:
- Em biết mẹ gọi sao không nghe máy?
- Mẹ gọi cho anh mà, đâu có gọi cho em.
Video đang HOT
Trông thái độ của chồng, Liên phát ngấy nên cũng ức chế đáp lại 1 câu rồi lại tiếp tục quay sang xem phim. Lâm giận quá, lao tới giằng cái iPad quát:
- Em thôi đi, anh đang nói chuyện nghiêm túc với em đấy! Anh hết lý do để nói dối mẹ cho em rồi, em tự đi mà liệu!
Liên thấy ức nghẹn họng, từ ngày cô đi lấy chồng, cuộc sống hôn nhân có thể nói là mỹ mãn nếu không có những mâu thuẫn phát sinh từ chỗ mẹ Lâm. Liên cố tình im lặng, quay mặt đi không để chồng nhìn thấy mình đang tủi thân sắp khóc. Lâm chán nản bảo:
- Sáng 29 cả nhà về quê nội.
Nghe chồng nói đến câu này thì Liên không thể kìm chế được nữa. Cô điên tiết gào lên:
- Em nói rồi, em không về! Anh thích thì tự đi 1 mình.
Lâm vằn mắt quát lại:
- Tôi sẽ đưa Tít về, còn cô muốn làm gì thì làm!
rồi bước ra ngoài đóng sầm cánh cửa lại. Anh sợ nếu mình cứ tiếp tục ngồi đó sẽ không đủ sức kìm chế cảm xúc được nữa, nhỡ có tức quá mà lao vào đánh vợ trước mặt con thì hỏng bét hình ảnh gia đình mẫu mực đã cố công tạo dựng bấy lâu nay.
Đêm ấy Lâm không buồn về phòng ngủ. Liên cũng mặc kệ, cô thấy mình chẳng làm gì sai, chẳng tội gì phải xuống nước quỵ lụy anh.
Nghĩ là thế nhưng suốt đêm Liên cũng thao thức không ngủ được. Cô cứ nằm ôm con khóc mãi, nghĩ đến phận làm dâu của mình mà cứ thấy tủi thân.
Liên xinh đẹp, lại giỏi giang nên có rất nhiều người để ý. Thế mà cô lại chỉ ưng có mỗi Lâm – người được đánh giá là thua thiệt nhất trong những người cưa cẩm mình. Anh chỉ là 1 nhân viên kỹ thuật quèn, lại xuất thân nông thôn, không có nhà lầu mặt phố và xe hơi bóng lộn như người ta.
Là người ăn quen sung mặc sướng nên lúc về quê chồng, phải động chân động tay làm những việc như nhóm bếp củi, cắt cỏ cho bò, vãi phân cho rau,… khiến cô ngán ngẩm. Mấy người hàng xóm quanh nhà chồng thấy cô lóng ngóng còn trêu chọc:
- Làm thế bao giờ mới xong hả em? Đúng là dâu phố về quê.
Liên thấy xấu hổ vô cùng, chực nghĩ người ta đã biết thân phận như cô đi lấy chồng nhà quê thì phải biết thông cảm, tại sao lại cứ đi bới móc những thiếu hụt đó mang ra làm trò cười nhỉ?
Giữa lúc cô băn khoăn thì mẹ chồng càng lựa cơ hội để khoán việc cho con dâu. Bà cũng dạy Liên đấy, nhưng chỉ qua quýt rồi lại bỏ đi chỗ khác, mặc cho cô thích vật lộn thế nào thì tùy. Chính vì lẽ đó Liên nghĩ chắc tại bà không ưa mình nên mới gây khó dễ. Rồi những người lạ kia có khi cũng hiểu chuyện nên cố tình khơi sự vụng về của cô ra.
Mấy lần Liên nói lại với mẹ đẻ, bà gắt:
- Chị lựa chọn chứ tôi không ép buộc gì, bây giờ đừng có than!
Rồi nghĩ thấy thương con, bà lại lựa lời động viên:
- Mà thôi, cả năm về quê có mấy lần, phận làm dâu cứ cố nhẫn nhịn chiều người ta lấy 1 tí.
Liên cũng tặc lưỡi bỏ qua, cố ngậm bồ hòn làm ngọt mà chiều chuộng nhà chồng. Nhưng mọi mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm khi Liên có bầu.
Cô mang thai Tít đến tháng thứ 8 mẹ chồng đã bắt về quê ở. Con đầu cháu sớm, bà trông ngóng nên cũng muốn đích thân mình chăm bẵm. Hơn nữa phía nhà mẹ đẻ cũng có ý ngại ngần, cháu ngoại mình đối với bên nhà nội là con hiếm, Liên có về đây sinh nở nói dại dột nhỡ có xảy ra việc gì thì khó lòng ăn nói được với nhà bên ấy. Liên thì chẳng thích thế, cô 1 mực bảo:
- Người ta muốn lên thành phố sinh không được, mình lại rúc về quê, bệnh viện thì nghèo nàn, trang thiết bị thiếu thốn,… thiển cận thế là cùng.
Lâm hơi ức chế khi thấy vợ nói với mình như vậy, nhưng cũng cố dỗ dành:
- Em về với mẹ anh đi làm cũng thấy yên tâm hơn. Bây giờ em sinh ở đây thì lấy ai chăm? Bà ngoại chăm ông ốm rồi, bà nội thì không lên trên này được. Em còn muốn mọi người khó xử thế nào nữa?
Cực chẳng đã, Liên đành phải nghe theo.
Suốt tháng thai kỳ cuối cùng Liên không phải làm lam gì nhiều nữa nhưng ăn uống thì chẳng được ngon miệng bữa nào. Quanh đi quẩn lại toàn thịt lợn với rau, hôm nào cô giành phần đi chợ thì cả nhà còn được 1 bữa thịt bò với cua bể. Thấy vậy mẹ chồng cứ gàn:
- Mai kia sinh con tốn kém, phải để dành tiền lấy cái mà chi tiêu, con cứ phung phí làm gì!
Liên đã định nói:
- Con ăn cho cháu mẹ mà bị xem là phung phí sao?
nhưng rồi lại thôi. Cô sợ bà nghĩ mình hỗn láo cãi lại mẹ chồng.
Ngày Liên sinh Tít, bà ngoại sang chăm con gái được 1 tháng. Đó là chuỗi thời gian Liên thấy mãn nguyện nhất. Nhưng lúc mẹ Liên xin nhà nội được đưa 2 mẹ con qua nhà mình thì mẹ Lâm bảo:
- Đường sá xa xôi, tôi nghĩ nên để cháu nó cứng cáp hơn 1 chút rồi hãy sang phiền đến ông bà.
Liên nuốt nước mắt chia tay mẹ về quê, cứ nghĩ câu nói đó của mẹ chồng chỉ là giả tạo, bà đang muốn giành phần cháu về mình đúng hơn là lo lắng cho nó, vì bà có bao giờ thức lấy 1 đêm trông cháu hay chăm bẵm thứ gì cho nó đâu?
Những ngày có mẹ đẻ ở bên Liên ăn uống sung sướng bao nhiêu thì khi bà về nhà lại rơi vào cảnh kham khổ bấy nhiêu. Không hiểu mẹ chồng tằn tiện hay kiêng khem thái quá mà quanh đi quẩn lại bà chỉ nấu mỗi canh rau ngót, thịt kho nghệ, móng giò hầm đu đủ cho con dâu. Liên ngấy đến độ chẳng buồn ăn, cứ nhìn thấy là nổi da gà. Có lần chồng về thăm nhà, cô kêu thèm ăn cua bể và tôm hấp. Anh cũng tất tả đi mua, vào bếp nấu nướng. Nhưng Liên mới ăn được nửa con cua thì mẹ chồng về kịp, trông thấy liền giằng xấn lại quát:
- Ăn uống tào lao thế này cho thằng cu đi ngoài mới trắng mắt ra à?
Lâm vâng lời mẹ, vì anh xưa nay vốn ngoan như thế và cũng tin tưởng vào khả năng chăm bẵm con cái, cháu chắt của bà. Liên tức lắm nhưng không biết nói lại câu gì vì đủ hiểu mình có cố phân bua khi ấy cũng cứ nhận phần thua.
Liên trở lại thành phố đi làm, Tít được bà ngoại giữ cho đến hơn 8 tháng thì chính thức đi nhà trẻ. Không phải sống chung với mẹ chồng, cô thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều, thà cứ tự làm tự tiêu còn hơn là phải cậy đến bà.
Thỉnh thoảng Liên cũng nghe trộm được vài câu than trách mẹ chồng nói về mình với Lâm. Mỗi khi ấy anh lại tỏ ra khó chịu với vợ. Cộng dồn những ấm ức trước đây, Liên càng thấy giận mẹ chồng. Rồi dần dần cô chẳng muốn gần gũi bà nữa. Nghe đến tiếng mẹ chồng, hay nhìn thấy điện thoại báo mẹ chồng đang gọi tới, cô ngao ngán không buồn mở máy lên nghe vì cảm giác nói vài ba câu nhớ thương kia cứ giả tạo và xáo rỗng thế nào.
(Ảnh minh họa)
Lâm trách vợ về chuyện ít khi điện thoại về quê hỏi han ông bà, Liên nói thẳng:
- Gọi nhiều có chuyện gì nói đâu, chẳng lẽ ngày nào cũng hỏi thăm sức khỏe? Bố mẹ có chuyện gì sẽ gọi báo.
Rồi các cuộc giỗ chạp, đám xá, lễ lạt, cô cũng viện cớ bận bịu công việc để ít phải về quê. Lâm hiểu chuyện giữa vợ và mẹ nhưng chẳng biết giải quyết ra sao, người ở giữa nghiêng về bên nào cũng bị cho là không phải. Đã vậy thì anh chọn cách im lặng, ngay cả khi vợ nói 1 câu xóc óc:
- Kiến giả nhất phận, em đi lấy chồng chứ có lấy cả nhà anh đâu? Em chỉ đủ sức lo cho tổ ấm của mình thôi, còn anh muốn lo sao thì tùy.
mỗi khi mình nói đến chuyện 2 vợ chồng cần ra tay giúp đỡ bố mẹ hay anh chị em ở dưới quê 1 việc nào đó.
Nhưng hôm nay nghe thấy giọng mẹ nghẹn ngào trong điện thoại, Lâm biết mình không thể im lặng mãi được. Anh đứng ngoài cửa nghe rõ tiếng vợ sụt sùi nhưng quyết không vào mà tranh thủ gấp cho con ít đồ, nhất định sáng ngày kia cho con về quê thăm ông bà còn Liên thì kệ cho cô ấy tự suy ngẫm…
Theo WTT
Xin lỗi, ở đây không có "máy đẻ" và em không "buôn chồng"!
"Già rồi, lấy chồng đi không là không đẻ được con nữa đâu", "Lấy chồng lãi nhất đứa con", "Vớ đại thằng nào rồi đẻ đi không trứng ung trứng hỏng hết rồi đấy"... nghe những câu này hẳn nhiều chị em ba máu sáu cơn...
Đồng ý rằng việc đẻ con bây giờ vẫn là đặc quyền của phụ nữ. Thảng hoặc đâu đó báo chí nói đàn ông chuyển giới có thể mang bầu nhưng cũng là chuyện lạ lùng. Chứ đặc quyền sinh con hẳn nhiên là thuộc về chị em. Nhưng đó là quyền được sinh con chứ không phải là bắt buộc phải sinh con. Luật pháp đâu có chương nào mục nào yêu cầu phụ nữ phải sinh con? Sao miệng lưỡi người đời cứ bền bỉ áp đặt nhau đến thế? Rằng cứ như là phụ nữ, lỡ đã có buồng trứng rồi thì phải dùng để đẻ vậy. Thậm chí vô duyên hơn, phụ nữ nào đẻ 1 con cũng bị bỉ bai rằng "sao đẻ ít thế?". Phụ nữ sinh con một bề thì bị nói là "không biết đẻ". Giả như đẻ nhiều hơn thì bị mỉa móc rằng "lợn sề chính hiệu". Đến thế kỷ nào rồi mà giá trị duy nhất đong đếm về một người phụ nữ chỉ là chuyện sinh đẻ?
Thế mà cũng có nhiều phụ nữ không vượt qua nổi miệng lưỡi người đời mà nhắm mắt lấy chồng để "lãi" ra đứa con. Thế mà nhiều phụ nữ đẻ con chỉ để "có người chăm sóc ta lúc tuổi già". Thế mà có nhiều phụ nữ chồng chả ra cái khỉ gì, kinh tế thì eo hẹp nhưng vẫn cứ sòn sòn sòn đô sòn mà đẻ con. Thế mà nhiều phụ nữ rặn hết lần này đến lần khác cho ra một quý tử chỉ để đảm bảo mình không bị nhà chồng đuổi cổ. Thế mà có nhiều phụ nữ đẻ con ra cho xong nhiệm vụ rồi quẳng con cho ông bà ngoại rồi đi theo tiếng gọi trái tim. Bao nhiêu đứa trẻ vì miệng lưỡi người đời mà được sinh ra?
Tôi đồng ý! Tôi đồng ý rằng trong "mã gen" của phần đông phụ nữ luôn có thứ gọi là "tình mẫu tử". Nhiều phụ nữ mê đắm chuyện sinh con, muốn sinh con và vô cùng yêu con. Như điều đó cũng có ở đàn ông. Nên có nhiều ông đàn ông cũng sẽ vì muốn có một đứa con mà nhắm mắt nhắm mũi cưới về một cô vợ để làm cái "máy đẻ" cho mình. Thậm chí, nhiều hợp đồng đẻ thuê cũng ra đời từ đó. Nhưng những điều đó đâu có thể được coi là lý do để mọi phụ nữ đều cần phải đẻ?
Nếu nghĩ về những đứa con do mình sinh ra.
Liệu chúng có được sinh ra bởi nỗi lòng mong đợi của chính bản thân mình? Chúng được sinh ra từ chính tình yêu đã đơm hoa đang đợi ngày kết trái? Chúng có được sinh ra khi cha mẹ chúng đã đủ năng lực, hành vi để có thể làm một ông bố bà mẹ tốt? Hay thứ chúng ta thảy ra cuộc đời này là một đứa trẻ có cha có mẹ mà vẫn như một đứa trẻ mồ côi? Sinh con một cách... vô trách nhiệm có lẽ cũng nên bị coi là một tội. Tội cho đứa trẻ được sinh ra. Tội cho những người xung quanh đứa trẻ, gánh nặng cho xã hội sau này.
Chúng ta cứ nói với nhau về bình đẳng giới, về việc phải tôn trọng quyền riêng tư, tự do của nhau nhưng rồi chính chúng ta tự bỏ quyền của mình, sự bình đẳng của mình, giá trị của mình. Tôi nghĩ mãi về những người nói ra cái câu: "Lấy chồng lãi nhất đứa con" dù biết rằng họ đang đau đớn vì lấy sai chồng, lấy phải gã chồng chả ra gì. Bởi nghe câu đó như thể hôn nhân là chuyện mua bán lãi lỗ vậy. Có đứa trẻ nào phát triển được bình thường trong môi trường mẹ thì khinh rẻ bố như thế? Có đứa trẻ nào hạnh phúc được khi chúng phải chứng kiến "thứ bố không ra gì" qua lời mẹ chúng? Tôi tự hỏi, vậy, người mẹ ấy, có thực sự yêu thương và quan tâm thực sự đến con mình? Tiếc thay, nhiều người mẹ miệng nói thương con nhưng tâm thì chỉ toàn thấy con là kết quả thất bại trong hôn nhân của mình. Nghĩ vậy thôi đã thấy đau lòng!
Tôi cũng lại thấy thương hại (chứ không thấy xót xa gì sất) với những phụ nữ vì "già rồi phải cưới chồng để sinh con". Như một cuộc trao đổi. Xin đừng nói đó là sự hy sinh vì đó không phải là hy sinh đâu. Đó là sự toan tính. Đừng đổ lỗi cho số phận hẩm hiu bởi chính bạn đang làm cho nó thêm thập phần hẩm hiu đấy. Đến bao giờ, đến bao giờ thì phụ nữ mới biết thương lấy phụ nữ? Đến bao giờ phụ nữ học được cái trân trọng chính bản thân mình, cho mình được quyền khiến người khác phải trân trọng mình?
Và dành riêng cho những ai vẫn "quen miệng" móc mỉa chuyện phụ nữ là phải sinh con, chuyện phụ nữ phải sinh đủ nếp tẻ, chuyện phụ nữ già rồi phải cưới chồng mau mau để đẻ con... Làm ơn, hoặc là hãy về hành tinh... tinh xa lắc của bạn đi hoặc hãy học cách tôn trọng người khác để nhận về sự tôn trọng. Làm ơn, miệng lưỡi của hôm nay là khẩu nghiệp của mai này. Xin hãy chia sẻ điều đó, gửi gắm điều đó đến những ai đã từng buông câu nói ấy vào người khác!
- Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả -
Theo Afamily
Phụ nữ từng NÂNG NGỰC chẳng lẽ luôn phải chịu sự cấm cản của gia đình nhà trai? Sau đó, em cũng giấu nhẹm mọi chuyện với gia đình người yêu. Em vẫn đinh ninh rằng chuyện mình từng nâng ngực sẽ không bị phát hiện. Nhưng trên đời này làm gì có sự thật nào không được phơi bày chứ? Mấy ngày nay em đang rất đau đầu vì chuyện tình cảm. Chẳng lẽ chỉ vì nhu cầu làm đẹp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm

Chồng muốn nạp tiền vào livestream để "khẩu nghiệp", tôi ngăn cản liền bị anh dọa ly thân

Mẹ chồng vừa qua đời, tôi rơi nước mắt hối hận khi dọn dẹp tủ quần áo của bà

Ở lại nhà bạn trai một đêm, cô gái hoảng sợ đến mức lập tức hủy cưới

Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ

Đã 2 lần "người đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh", bố mẹ tôi sẽ thế nào khi biết tin đứa con gái duy nhất đang mắc căn bệnh ung thư?

Ba tôi luôn dạy 3 đứa con gái... bỏ cuộc, không cần phải cố gắng

Bố chồng không có lương hưu, tôi vẫn chăm sóc chu đáo, lúc hấp hối, ông đưa tôi cái gối rách rồi thì thào: "Cho con dâu"

Hôn nhân đang bế tắc thì mẹ vợ bỗng đến ở vài ngày và cao tay giải quyết khiến con rể quay đầu xin lỗi vợ

Sau một năm sống chung nhà, con trai và con dâu dọn ra ngoài ở riêng: Nguyên do từ những mâm hải sản, thịt thà mời mà bố mẹ không ăn

Từ mặt cháu gái 8 năm, ông nội đột ngột gọi tôi về thừa kế gia sản bạc tỷ nhưng lại kèm theo một điều kiện oái oăm

Lương hưu của mẹ chồng 20 triệu/tháng, ngày bà mất trí nhớ, trong nhà không có đồng nào, khi một cậu thanh niên xuất hiện thì bí mật sáng tỏ
Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên
Thế giới
Mới
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Lưu Diệc Phi bản Việt" đẹp phát sáng, 1 mỹ nhân gây sốt vì sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn
Hậu trường phim
3 phút trước
Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn
Tin nổi bật
6 phút trước
Diễn viên Việt Anh khác lạ sau thẩm mỹ, ca sĩ Quang Lê vui vì giảm 20kg
Sao việt
6 phút trước
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
10 phút trước
1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?
Sao châu á
21 phút trước
Quán của mẹ vợ bị ném vỡ tủ kính, con rể mang dao chặt thịt đi "tính sổ"
Pháp luật
30 phút trước
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
33 phút trước
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
1 giờ trước
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch
Sức khỏe
1 giờ trước