‘Đừng đòi hỏi phi thực tế’
Hôm qua, bên lề kỳ họp quốc hội đang diễn ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc trao đổi với báo chí trong và ngoài nước về một số vấn đề thời sự, trong đó có quan hệ Mỹ-Triều, quan hệ Trung-Mỹ.
Ngoại trưởng Vương Nghị. ảnh: SCMP
Mặc dù thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai kết thúc mà không có thỏa thuận nào được đưa ra, ngoại trưởng Trung Quốc vẫn hoan nghênh cuộc gặp mặt đối mặt của tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong-un, coi đây cũng là một thành công.
Kêu gọi các bên kiên nhẫn, ông Vương nói việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên không thể diễn ra sau một đêm.”Các bên cần nhìn nhận vấn đề hợp lý.Chúng ta không nên đặt ngưỡng quá cao, hoặc đơn phương đưa ra đòi hỏi phi thực tế”, ông Vương Nghị được báo SCMP trích lời.
Ông cũng kêu gọi các bên “phá vỡ những nghi kỵ” và thiết lập lộ trình cho cả Mỹ lẫn Triều Tiên hành động “đồng bộ”, khởi đầu với những mục tiêu có thể dễ dàng đạt được hơn.
“Vai trò của Trung Quốc là không thể thay thế”, ông nói, khi được hỏi về tiến triển trên bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Ông nói quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên không bị ảnh hưởng bởi “các sự kiện nhất thời” và rằng Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ Bình Nhưỡng lựa chọn lối đi phù hợp với sự phát triển của họ và theo đuổi một chiến lược quốc gia mới tập trung nhiều hơn vào phát triển kinh tế.
Ông Vương lên án những kêu gọi ở Washington về việc cắt quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc, trong lúc có những ý kiến tiêu cực từ chính giới và các nhà nghiên cứu ở Mỹ, cho rằng chính sách gần gũi về kinh tế, xã hội và văn hóa của Mỹ đối với Trung Quốc đã thất bại.
“Chia rẽ rõ ràng là phi thực tế. Chia rẽ với Trung Quốc đồng nghĩa là mất cơ hội, tương lai và thậm chí là cả thế giới” ông Vương được SCMP trích lời.Ông thừa nhận quan hệ Trung-Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức mới trong hai năm qua.
Tháng 1 vừa qua là dịp tròn 40 thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung, nhưng không có lễ kỷ niệm đáng kể nào.
Tháng trước, một nhóm 20 chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Trung Quốc công bố một báo cáo cảnh báo quan hệ song phương đang ở khúc quanh đối đầu mà theo họ, là kết quả của tham vọng đối ngoại Bắc Kinh, quan điểm cứng rắn của tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề Trung Quốc. Ông Trump đã tuyên bố công khai coi Bắc Kinh là mối đe dọa an ninh quốc gia và một trong những đối thủ lớn nhất của Mỹ.
Ông kêu gọi Mỹ từ bỏ thái độ thù địch kiểu chiến tranh lạnh và tư tưởng “kẻ được thì phải có người mất” để cạnh tranh lành mạnh với Trung Quốc. Ngoại trưởng Vương nói ông vẫn hy vọng về triển vọng quan hệ giữa hai nước cho dù còn nhiều khó khăn và thách thức.
ANH MINH
Theo TPO
Triều Tiên sắp phóng tên lửa gắn vệ tinh vào không gian?
Chủ tịch Kim Jong-un có thể sẽ cho phóng một tên lửa mang vệ tinh tầm xa nhằm chứng minh với những người dân Triều Tiên rằng nhà lãnh đạo của họ "không hề nao núng trước những lệnh trừng phạt".
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Yonhap
Ông Joel Wit, một chuyên gia hàng đầu về vấn đề Triều Tiên, đồng thời là nhà sáng lập trang 38North chuyên theo dõi và phân tích tình hình Triều Tiên, đã nêu ý kiến trong một bài phân tích chuyên sâu rằng rất có thể Bình Nhưỡng sẽ tiến hành phóng tên lửa trong tháng tới, trong hoặc sau thời gian diễn ra kì bầu cử Hội đồng Nhân dân tối cao (Quốc hội) Khóa 14 (bắt đầu từ ngày 10/3).
Đầu tuần qua, cơ quan tình báo quốc gia của Hàn Quốc báo cáo lên Quốc hội rằng Triều Tiên cho thấy những dấu hiệu xây dựng lại bãi phóng Dongchang-ri, từng bị phá hủy một phần để thể hiện cam kết phi hạt nhân hóa sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 1 với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore năm 2018.
Trang 38North sau đó đưa tin, dẫn kèm hình ảnh vệ tinh hôm 6/3, cho thấy cơ sở này dường như đã trở về "trạng thái hoạt động bình thường", làm dấy lên quan ngại nước này có thể sẵn sàng cho vụ phóng tiếp theo.
"Chưa có bằng chứng xác thực cho thấy Bình Nhưỡng chuẩn bị phóng bất cứ thứ gì dựa trên hình ảnh vệ tinh thương mại hiện có", ông Wit nói, "Nhưng tất nhiên, khả năng này không thể loại trừ".
Ông Kim Jong-un thị sát buổi phóng tên lửa từ tàu ngầm năm 2015. Ảnh: EP
Việc phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sẽ là điều quá mạo hiểm đối với Triều Tiên trong thời điểm hiện tại, bởi điều đó sẽ kéo theo phản ứng và hành động ngăn chặn của các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Nga. Do đó, việc cho phóng một vệ tinh là lựa chọn an toàn hơn, và còn có thể giúp Bình Nhưỡng có được một vỏ bọc chính trị.
Ông With cho rằng sau khi phóng một vệ tinh, Chủ tịch Triều Tiên có thể đề xuất nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ, giống như ông đã làm sau vụ phóng tên lửa năm 2012 khiến cho thỏa thuận Leap Day bị đình chỉ.
Thỏa thuận Leap Day kêu gọi Triều Tiên dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực.
Trước đó, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton tuyên bố Tổng thống Donald Trump sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa song ông sẽ "vô cùng thất vọng" nếu các thông tin Bình Nhưỡng đã xây dựng lại các bãi phóng tên lửa là chính xác.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo doisongphapluat
Có gì trong phim tài liệu Triều Tiên về Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội? Trong phim có hình ảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cười tươi, bắt tay nhau ngay cả sau khi họ kết thúc cuộc gặp mà không có thỏa thuận. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đi dạo trong khách sạn Metropole trong dịp gặp nhau tại Hà Nội vào cuối tháng 2. (Ảnh:...