Đụng độ tại Ai Cập: 300 người bị thương, 170 người bị bắt
Ban đầu, đám đông tụ tập trên quảng trường Tahrir, nhưng sau đó họ đã kéo tới trụ sở Bộ Quốc phòng và đòi xông vào bên trong.
Hội đồng quân sự của Ai Cập đã áp đặt lệnh giới nghiêm huyện trong Abbasiya, sau một đợt bùng phát bạo lực khiến 2 người thiệt mạng, khoảng 300 người bị thương và 170 người biểu tình bị bắt giữ.
Bạo lực nổ ra khi hàng ngàn người biểu tình Ai Cập lên tiếng kêu gọi Hội đồng quân sự trao quyền lực cho dân thường. Ban đầu, đám đông tụ tập trên quảng trường Tahrir, nhưng sau đó họ đã kéo tới trụ sở Bộ Quốc phòng và đòi xông vào bên trong.
Lực lượng an ninh Ai Cập đối phó với những người biểu tình quá khích tại Cairo hôm 4/5. Ảnh Reuters
Video đang HOT
Quân đội đã phải sử dụng pháo nước và đạn hơi cay để ngăn chặn đám đông đổ đến Bộ Quốc phòng nước này, trong khi những người biểu tình quá khích ném đá vào các nhân viên an ninh.
Người biểu tình bắn đá về phía các nhân viên an ninh trước cổng Bộ Quốc phòng. Ảnh Reuters
Cuộc đụng độ kéo dài vài giờ và kết quả là đám đông biểu tình bị đánh lui và buộc phải rút tới một quảng trường gần đó.
Theo AFP dẫn lời các quan chức tại bệnh viện Đại học al-Zahra, hai người đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh chính phủ hôm 4/5 bởi các vết thương do đạn bắn.
Tuy nhiên, theo đến thời điểm này, Bộ Y tế Ai Cập chỉ xác nhận một trường hợp tử vong và số người bị thương là 296 người.
Hơn 300 người đã bị thương vong sau cuộc đụng độ.Ảnh Reuters
Khoảng 170 người biểu tình bị bắt giữ hiện đang được thẩm vấn bởi các nhà điều tra quân sự. Lệnh giới nghiêm trong khu vực trung tâm thủ đô Cairo và xung quanh Abbasiya sẽ kéo dài từ 23 giờ ngày 4/5 đến 7h ngày 5/5 theo giờ địa phương.
Người biểu tình ném đá vào quân đội trong cuộc đụng độ trước cổng Bộ Quốc phòng. Ảnh Reuters
Quân đội Ai Cập đã mô tả hành động của những người biểu tình là một “mối đe dọa cho đất nước và nhân dân” và kêu gọi các công dân hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, họ cũng đưa ra cảnh báo sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ hành vi vi phạm lệnh giới nghiêm nào và cho biết những người vi phạm sẽ phải đối mặt với pháp luật.
Đám đông hàng ngàn người biểu tình tập trung tại quảng trường Tahrir trước thời điểm diễn ra xung đột. Ảnh Reuters
Tình trạng biểu tình bạo lực tại Ai Cập đã leo thang đáng kể trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến sẽ được tiến hành trong cuối tháng này.
Ít nhất 20 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau khi một nhóm những kẻ tấn công có vũ trang không rõ danh tính đã nổ súng vào người biểu tình hòa bình gần Bộ Quốc phòng hôm thứ Tư vừa qua.
Theo GDVN
Tổng thống Obama yêu cầu điều tra kỹ lưỡng vụ bê bối mua dâm liên quan đến mật vụ Mỹ
Tại buổi họp báo khái quát chuyến công du 3 ngày tại Colombia, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, ông sẽ nổi giận nếu những cáo buộc về vụ 11 nhân viên mật vụ đưa gái bán hoa vào khách sạn được chứng minh là đúng. Ông muốn cuộc điều tra này được tiến hành toàn diện và nghiêm ngặt.
Mật vụ - lực lượng trực tiếp bảo vệ Tổng thống Mỹ
Tổng thống Obama đã được phóng viên hỏi về vấn đề này trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos. Ông Obama cho rằng, mọi công chức Mỹ đều "tuân thủ tiêu chuẩn cao nhất" khi công tác ở nước ngoài. "Chúng ta không chỉ đại diện cho chính mình mà còn đại diện cho nhân dân Mỹ", đó là nhận định đầu tiên của ông Obama khi đề cập đến vụ bê bối được cho là lớn nhất của mật vụ Mỹ - lực lượng trực tiếp bảo vệ Tổng thống.
Trong cuộc họp báo, ông Obama đã ca ngợi lực lượng mật vụ nói chung, nhấn mạnh rằng họ phải "làm việc trong những tình huống rất căng thẳng". Tổng thống Mỹ cho biết, ông tin tưởng rằng tất cả các nhân viên mật vụ xử sự "đàng hoàng và liêm khiết". "Tôi sẽ đợi cho đến khi cuộc điều tra toàn diện hoàn thành và tôi sẽ thông qua phán quyết cuối cùng", ông Obama nói.
11 nhân viên dính bê bối này đã rời khỏi Cartagena, Colombia hôm thứ 5 tuần trước và lập tức có một đội khác thay thế, một ngày trước khi Tổng thống Obama có mặt tại đây. Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ cũng mở cuộc điều tra riêng sau khi xác định 5 binh sỹ ở cùng khách sạn hôm đó cũng vi phạm lệnh giới nghiêm.
Sự việc rắc rối này dường như thu hút sự chú ý của giới truyền thông hơn là những vấn đề nóng trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ như ngoại thương, kinh tế, buôn lậu ma túy, vấn đề nhập cư và hợp tác giữa 33 quốc gia ở bán cầu Tây...
Theo ANTD
Chính quyền quân sự ở Mali công bố hiến pháp mới Theo AFP và Tân Hoa xã, nhà cầm quyền quân sự của Mali tối 27/3 thông báo đã thông qua một "luật cơ bản" mới được soạn thảo nhằm đảm bảo chế độ pháp trị ở quốc gia Tây Phi này cũng như "một nền dân chủ đa nguyên." Một binh sỹ Mali trong cuộc míttinh ủng hộ chính quyền quân sự mới...