Đừng đổ hết lên đầu mẹ chồng, bi kịch của Vân hôm nay còn có phần của bố mẹ đẻ tạo ra!
Hôn nhân của Vân đang trên đà tan vỡ. Có người trách anh chồng nhu nhược, có kẻ trách Vân không biết điều, rất nhiều người đổ tội cho mẹ chồng quá quắt. Nhưng, trách nhiệm của bi kịch ngày hôm nay cũng có phần của bố mẹ Vân tạo ra.
Có vẻ như muôn đời, thành kiến về “mẹ chồng” sẽ khó có thể nào mất đi trong nhận thức của tất cả mọi người. Nhắc đến mẹ chồng là lập tức bao tính từ đáng sợ sẽ bật ra trong đầu. Tình trạng của Minh Vân chỉ là một trong hằng hà câu chuyện chẳng tốt đẹp gì về mẹ chồng – nàng dâu mà người đời kháo tụng.
Những người đã từng làm dâu, rồi trở thành mẹ chồng, sẽ cười khẩy khi nhìn thấy bao nhiêu người phát rồi lên vì cuộc chiến mang tính xã hội không hồi kết trên truyền hình. Bởi đối với họ, chuyện đó đã từng trải qua, đã chiến thắng, hoặc thua cuộc, thì bây giờ cũng đã không còn gay gắt. Với những người chưa lập gia đình, thì lại cảm thấy kinh sợ hôn nhân, căm ghét người phụ nữ tương lai nào đấy mà mình phải gọi là mẹ và sẵn sàng “phán xử” mình bao tội lỗi.
Ngày chưa xuất giá, mẹ Vân vẫn luôn miệng dạy con gái phải hiếu thuận với nhà chồng. “Xuất giá tòng phu”, bốn chữ này như thể gông cùm mà mọi cô gái phải đeo vào khi khoác lên mình chiếc áo cô dâu. Điều mà bà Bằng canh cánh ngày con gái vu quy chính là hạnh phúc của con, là nỗi lo sợ khi con phải chịu đựng cuộc sống không dễ dàng ở nhà chồng. Bà không giấu được điều đó qua ánh mắt, qua những cử chỉ quan tâm nhưng phải nén lại vì không muốn trở thành phiền hà.
Đến cả khi con gái mình khóc lóc, phải dùng cả chuyện bệnh tật thương tích để làm cớ “trốn” về nhà vài hôm, ông Bằng vẫn không chấp nhận. Không phải ông không thương con, mà chính vì thương nên mới sợ con suy nghĩ dại dột, lại làm bên chồng không vừa ý. Chính vì thương mà ông muốn con nén nước mắt vào trong, tươi cười làm cô con dâu ngoan hiền để đổi lấy sự vừa lòng từ bà sui gia khe khắt.
Biết rằng lễ giáo, định kiến là tấm áo mà những người làm cha mẹ phải mặc thay cho cả con cái. Nhưng máu chảy ruột mềm, chẳng lí nào nhìn thấy con khổ mà lòng lại không đau!? Thậm chí là khi nó bị đánh đến tóe máu, bị người ta cầm tiền quăng xuống sàn như bố thí, đến nỗi phải uất hận chạy về nhà “cầu cứu”, chẳng lẽ người làm cha mẹ lại không xót? Đau chứ! Xót chứ! Nhưng chính vì cái lễ giáo, cái danh dự của dòng họ, gia đình mà họ bắt đứa con gái dứt ruột đẻ ra quay về và sống tiếp những ngày khổ hạnh.
Đám người lớn chúng ta là vậy, chúng ta nhân danh sự chiến thắng của chúng ta ở hiện tại mà nhiều khi đó chỉ là một phiên bản khác của sự nhịn nhục để bắt con cái chúng ta nhìn vào đó mà y theo. Chúng ta chẳng cần phải nghe chúng nó trình bày hay kể lể, chúng ta hay mang mấy chữ liên quan đến thời đại ra để coi nhẹ suy nghĩ của thế hệ mới mà không hề biết rằng trong những lúc bí bách nhất, con chỉ cần bố mẹ cảm thông.
Cũng vì như thế mà Vân lại nhịn, rồi lại phản kháng, rồi lại nhịn và phản kháng, cái tôi và chữ hiếu cứ đánh nhau để rổi chính Vân là người thua cuộc. Mà đến khi thua rồi, cả nơi đón mình trở về cũng cự tuyệt, bắt mình phải quay lại sàn đấu với vũ khí là hai chữ “gia giáo”.
Video đang HOT
Nhưng để đến cái viễn cảnh tan tác như hôm nay, khi ai cũng đứng trong thế chẳng đặng đừng cũng có một phần do ông bà Bằng tạo ra. Nếu bà Bằng chịu nghe con nói nhiều hơn, nếu ông Bằng đừng tự trói mình trong cái lễ nghĩa chặt như bện thừng thì có lẽ Vân và Thanh đã không đến nỗi khó lành như gương vỡ.
Phúc Du / Theo Trí Thức Trẻ
'Sống chung với mẹ chồng' tập 22: Vân đòi bà Phương 350 triệu tiền nợ
Sau khi biết bố mẹ chồng đã có tiền để mua nhà ở bên ngoài, ngay trong bữa ăn Vân quyết định đòi bà Phương 350 triệu mà cô gửi trước đó.
Sau một vài tháng êm ấm, Thanh và Vân bắt đầu mâu thuẫn về cuộc sống thiếu tiện nghi khi ở nhà thuê. Cuộc sống ở bên ngoài không phải lúc nào cũng thoải mái như Vân hình dung.
Buổi tối, Thanh nói có hẹn đi ăn với bạn nên về muộn, Vân quyết định sang thăm Trang thay vì ở nhà một mình. Khi cô trở về, Thanh cũng vừa đi ăn với bạn về. Vân tỏ ra sinh nghi, truy hỏi chồng đã đi đâu.
Cô không ngửi thấy chồng có mùi rượu nên biết chồng không hề đi với bạn. Cô còn phát hiện chồng đã thay áo khác, không phải áo mặc đi làm lúc sáng. Thanh thú nhận anh đã về nhà ăn cơm với mẹ vì không muốn mẹ ăn một mình.
Nhưng Vân vẫn nghi hoặc. Cô nói nửa đùa nửa thật: "Tất cả đàn ông trên đời này đều sẽ có lúc chán vợ và đi ngoại tình. Anh cũng không phải ngoại lệ. Vì thế nếu anh ngoại tình, tốt nhất anh nên ly hôn với em bởi thực ra em là người rất mong manh, không chịu nổi điều đó".
Vân nghi ngờ Thanh khi anh đi ăn về muộn.
Trong khi đó, Thanh tiếp tục đề cập về chuyện sinh con nhưng Vân chưa chịu. Cô thấy việc sinh con rất tốn kém nên muốn cuộc sống cần phải ổn định một thời gian trước đã.
Ngay hôm sau, Thanh tiếp tục trở về nhà để đưa mẹ đi khám. Bà Phương tâm sự rằng sức khỏe của bà ngày càng không tốt. Thấy vậy, Thanh tỏ ra khá lo lắng vì không có nhiều thời gian ở bên mẹ như trước.
Bà Phương cũng nói với con trai rằng bà không muốn làm phiền đến Vân nên không cần con dâu về nhà thăm. Bà cho rằng Vân chưa bao giờ coi đây là nhà và không thay đổi thái độ tích cực hơn với bà kể từ khi ra ở riêng.
Một hôm khác, Thanh lại sang nhà ăn cơm tối với mẹ. Sau bữa ăn, trời đổ mưa to nên anh quyết định ngủ lại nhà bố mẹ. Trong khi đó, nhà thuê mà Vân ở lại mất điện. Cô hoảng sợ khi phải ở nhà một mình. Vì sợ ma nên Vân đã chui vào góc nhà ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, Vân hoảng hốt khi phát hiện ra nhà có trộm đột nhập lấy mất tivi và laptop. Vân gọi điện cho chồng nhưng điện thoại lại không liên lạc được. Cô không biết Thanh ngủ quên nên chưa sạc điện thoại.
Khi Thanh quay về, hai vợ chồng cãi nhau. Vân lớn tiếng nói: "Anh lo trời mưa gió, mẹ phải ở một mình còn tôi không phải ở một mình chắc?".
Thanh cho rằng khu nhà hai người đang ở vừa hay mất điện vừa an ninh kém nên có lẽ nên dọn về ở cùng bố mẹ. Vân nhanh chóng phản đối ý kiến của chồng. Lúc này, Thanh cảm thấy rất bối rối khi phải đứng giữa hai bên mẹ và vợ.
Mối quan hệ của hai vợ chồng trẻ ngày càng trở nên xa cách vì Thanh thường xuyên về nhà với mẹ. Vân tỏ ra ngám ngẩm. Cô chia sẻ với Trang, bản thân bắt đầu cảm thấy chán với cuộc sống hôn nhân hiện tại.
"Bà mẹ chồng tao giống như bà vợ cả đầy quyền uy trong một gia đình phong kiến, còn tao như vợ lẽ vậy. Cứ thế này, giờ ngôi nhà tao đang ở không khác gì cái nhà trọ", Vân than thở.
Vân tức giận khi biết bà Phương tự lấy tiền của cô để góp mua nhà.
Trong một diễn biến khác, khi về nhà chồng ăn cơm tối, Vân còn nghe lén được rằng ông bà Phương đã mua một căn hộ mới để cho thuê. Vân tỏ ra rất bực bội vì cô không hề hay biết điều đó.
Trong bữa ăn, Vân cũng không hài lòng khi Thanh chê nhà thuê thiếu tiện nghi, mùa hè thì nóng bức, mùa đông thì gió lùa. Ngay sau thái độ của chồng, Vân đã quyết định đòi bà Phương 350 triệu mà cô đã gửi cho mẹ chồng trước đó để "sắm sửa đồ đạc cho căn nhà thuê hiện tại".
Bà Phương thừa nhận đã rút hết khoản tiền tiết kiệm và dùng tiền của Vân đưa để mua căn hộ nên giờ không còn đồng nào để đưa tiền cho con dâu. Chuyện này khiến Vân không khỏi tức tối, cô quyết định ra về ngay lập tức dù chỉ vừa ngồi xuống bàn ăn.
Theo Zing
'Sống chung với mẹ chồng' tập 13: Bà Phương yểm bùa ở phòng con dâu Vì muốn sớm có cháu bế, bà Phương đã bí mật thắp hương và yểm bùa ở phòng riêng của Thanh và Vân. Tập 13 của Sống chung với mẹ chồng lên sóng tối 3/5 trên kênh VTV1. Nội dung tập phim xoay quanh mối quan hệ leo thang giữa Trang (Thu Quỳnh đóng) - bạn thân của Vân - với mẹ chồng....