Đụng độ đẫm máu ở Ai Cập, 30 người chết
Hàng chục nghìn người ủng hộ cựu tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi hôm qua xuống đường, thách thức quân đội mới phế truất lãnh đạo, khiến ít nhất 30 người chết trên toàn quốc.
Hàng nghìn người ủng hộ cầm ảnh tổng thống mới bị phế truất Mohammed Morsi và hô vang khẩu hiệu trong cuộc biểu tình rầm rộ bên ngoài nhà thờ Rabaa al-Adawiya ở Cairo.
Một cuộc đụng độ đẫm máu xảy ra khi đám đông biểu tình cố gắng tiến đến doanh trại của lực lượng Vệ binh tổng thống, nơi ông Mohammed Morsi được cho là đang bị quản thúc. Trong ảnh, người biểu tình bỏ chạy khỏi bom khói.
Người dân khiêng một người đàn ông bị bắn. Có ít nhất 3 người biểu tình thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Video đang HOT
Một người ủng hộ đảng Huynh đệ Hồi giáo và Tổng thống mới bị lật đổ giơ hai bàn tay nhuốm máu của nạn nhân bị bắn trong cuộc đụng độ bằng súng ngoài trụ sở lực lượng vệ binh. Một số phóng viên của các hãng thông tấn cho biết họ nhìn thấy quân đội Ai Cập nã đạn vào đám đông biểu tình. Tuy nhiên, Reuters dẫn lời phát ngôn viên quân đội cho biết họ chỉ bắn đạn rỗng và ném bom khói vào người biểu tình.
Bộ Y Tế Ai Cập cho hay có ít nhất 30 người chết và hơn 400 người bị thương trên toàn quốc trong các vụ biểu tình. Một người đàn ông bọc tấm vải liệm quanh mình, ghi chữ “Tấm vải liệm của tôi ở cùng tôi”, thể hiện sự sẵn sàng chết trong cuộc biểu tình ngoài Đại học Cairo.
Trực thăng quân sự bay trên đầu đám đông biểu tình. Trong bối cảnh bạo lực, quốc hội chính thức bị giải thể theo lệnh của tổng thống lâm thời do quân đội đề cử.
Đến chiều tối, những cuộc đụng độ giữa người ủng hộ và chống Morsi tiếp tục diễn ra gần quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo và ngoài tòa nhà truyền hình. Một nhân chứng cho biết họ thấy vụ nổ súng và ném gạch đá.
Một người cầm pháo sáng trong cuộc xung đột, xung quanh la liệt sỏi đá.
Tối muộn hôm qua, xe quân sự bọc thép của Lực lượng An ninh Ai Cập đến chấm dứt bạo lực, người biểu tình ủng hộ Morsi rút lui. Có ít nhất hai người chết và 70 người bị thương ở
Theo VNE
Thế giới Arab phản ứng trái chiều về đảo chính ở Ai Cập
Việc quân đội Ai Cập lật đổ tổng thống Mohammed Morsi gây ra những phản ứng trái chiều, từ vui mừng tới giận dữ, sửng sốt tại các nước Arab vốn đang bị chia rẽ.
Ông Mohammed Morsi trong cuộc tranh cử tổng thống. Ảnh: AP
Tại Syria, nơi một cuộc nổi loạn chống Tổng thống Bashar al-Assad cách đây hơn hai năm đã biến thành cuộc nội chiến, truyền thông quốc gia đón nhận thông tin với niềm vui hiện rõ. Hình ảnh truyền trực tiếp từ Quảng trường Tahrir ở Cairo, nơi những người chống Morsi đứng chật ních được ghi chú thích "Lễ hội của Ai Cập".
"Điều đang xảy ra ở Ai Cập là sự sụp đổ của cái gọi là Hồi giáo chính trị", nhật báo Al-Thawra dẫn lời ông Assad nói. "Những kẻ sử dụng tôn giáo vì quyền lợi chính trị hay vì lợi ích của một bè phái sẽ sụp đổ ở bất cứ đâu trên thế giới".
Một số nước Arab, đặc biệt là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, vốn coi sự trỗi dậy và nắm quyền của đảng Huynh đệ Hồi giáo là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, cũng chào đón sự ra đi của ông Morsi.
Trong một động thái hiếm có, Vua Saudi Arabia Abdullah nhanh chóng phát điện tín tới Adly Mansour, người được quân đội chọn để thay thế ông Morsi làm tổng thống lâm thời. Nhà vua cũng bày tỏ sự ủng hộ chân thành đối với Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập, tướng Abdel Fattah Al Sisi, người tuyên bố về vụ lật đổ Morsi.
Ngoại trưởng UAE, Abdullah bin Zayed al-Nahayan, cũng ca ngợi quân đội Ai Cập, theo một hãng thông tấn nhà nước. "Quân đội Ai Cập vĩ đại một lần nữa chứng tỏ rằng họ là rào chắn của Ai Cập, người bảo hộ và tấm chắn mạnh mẽ", ông nói.
Phần lớn người Hồi giáo ở Ai Cập theo dòng Sunni, nhưng nước này cũng có số ít những người Shiite. Cuộc xung đột ở Syria đã làm chia rẽ hai nhánh Hồi giáo. Nhiều giáo sĩ Hồi giáo Sunni trên khắp khu vực đã giận dữ và vỡ mộng sau vụ lật đổ Morsi. Đối với họ, việc một liên minh Hồi giáo lên nắm quyền cách đây một năm tại quốc gia đông dân nhất khu vực là một thành công lớn.
"Ai Cập đã dạy tôi rằng dân chủ là một sự lừa dối và một tổng thống được bầu cử là một điều tưởng tượng", Ahmed al-Husseni, một người giảng đạo dòng Sunni từ Bahrain viết trên mạng xã hội Twitter. "Không quốc hội, không bầu cử, không hộp bỏ phiếu, tất cả đều là lừa dối", ông nói thêm.
Theo Wall Street Journal, không có phản ứng chính thức từ Qatar, vốn là phe ủng hộ chính của Morsi trong khu vực.
Ông Mohamed Morsi hôm qua bị quân đội Ai Cập phế truất, sau một tuần đụng độ đẫm máu, khi hàng triệu người đổ ra đường yêu cầu chấm dứt một năm lãnh đạo hỗn loạn của ông. Ông được cho là đang bị giam tại một trụ sở của quân đội nước này.
Theo VNE
Tổng thống Ai Cập hủy bỏ sắc lệnh khẩn cấp Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi đã hủy bỏ sắc lệnh ông ban hành tháng trước dành cho ông những quyền hạn khẩn cấp rộng rãi, trong một động thái nhằm tháo gỡ những căng thẳng chính trị và những bạo động gây tử vong tại nước này. Xe tăng của quân đội Ai Cập được triển khai bên ngoài dinh tổng thống...