Đụng độ bùng phát gần khu vực tranh chấp giữa Azerbaijan, Armenia
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Armenia và Azerbaijan ngày 11/4 đã cáo buộc nhau nổ súng gần khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh trong một cuộc đụng độ khiến 7 binh sĩ thiệt mạng.
Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho hay 3 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ gần Hành lang Lachin đang tranh chấp. Đây là con đường duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối từ Armenia vào Nagorno-Karabakh. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia thông báo 4 binh sĩ của họ đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong giao tranh.
Yerevan trước đó đã cáo buộc Azerbaijan nổ súng vào quân đội Armenia đang thực hiện hoạt động kỹ thuật gần làng Tegh ở tỉnh Syunik, phía Nam Armenia. Về phần mình, Baku cho biết quân đội của họ đã hứng chịu “hỏa lực dữ dội” từ phía lực lượng Armenia đóng tại tỉnh Syunik.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này. Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng lên đến đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp. Hồi tháng 5/2022, hai nước thông báo thành lập một ủy ban phân định biên giới, động thái được đánh giá là bước đi hướng tới việc sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Tổng thống hai nước Nga và Azerbaijan thảo luận về thỏa thuận 3 bên với Armenia
Theo hãng tin TASS của Nga, trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc điện đàm thứ hai, thảo luận về một loạt thỏa thuận 3 bên với nhà lãnh đạo Armenia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev trong cuộc gặp tại Saint Petersburg (Nga) ngày 20/6/2016. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Thông báo ngày 26/11 của Điện Kremlin nêu rõ hai nhà lãnh đạo đã xem xét các bước tiếp theo để thực hiện các thỏa thuận 3 bên giữa Nga, Azerbaijan và Armenia, với trọng tâm là dỡ bỏ rào cản giao thông và thúc đẩy quan hệ kinh tế trong khu vực. Theo thông báo, cuộc điện đàm trước đó giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Aliyev diễn ra vào ngày 22/11. Sau đó, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc thực hiện các thỏa thuận 3 bên với Armenia để đảm bảo an ninh ở biên giới Armenia - Azerbaijan và khôi phục các tuyến giao thông ở Nam Caucasus. Ngày 23/11, Tổng thống Putin đã gặp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Yerevan.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan đã trở nên căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny - Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia. Vấn đề này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước láng giềng, đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được giải pháp hòa giải phù hợp. Hồi tháng 5 năm nay, hai nước thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới và động thái này được đánh giá là bước đi hướng tới sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Gần đây, Armenia và Azerbaijan cũng bắt đầu thảo luận về một hiệp ước hòa bình với sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Tuy nhiên, tháng 10, sau một số phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên truyền hình về tình hình xung đột tại khu vực, Bộ Ngoại giao Azerbaijan đã ra thông báo về việc xem xét lại vai trò trung gian của Pháp trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Trong khi đó, Nga cũng thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải. Ngày 31/10 vừa qua, 3 nhà lãnh đạo đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh tại thành phố Sochi (Nga) với việc ra tuyên bố chung, trong đó Armenia và Azerbaijan đã "nhất trí không sử dụng vũ lực" để giải quyết tranh chấp vùng lãnh thổ Nagorno-Karabkh. Baku và Yerevan cũng nhất trí "giải quyết tất cả các tranh chấp chỉ trên cơ sở công nhận chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của hai bên".
Về phần mình, Tổng thống Putin đánh giá cuộc đối thoại là hữu ích và điều này tạo điều kiện cho các bước tiếp theo nhằm giải quyết tình hình một cách tổng thể. Ông khẳng định Nga sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo đạt được một giải pháp cuối cùng và toàn diện cho tranh chấp lãnh thổ giữa Armenia và Azerbaijan.
Hội nghị thượng đỉnh 3 bên này được tiến hành theo sáng kiến của Nga, một tháng sau cuộc đụng độ tồi tệ nhất giữa Armenia và Azerbaijan kể từ cuộc chiến giữa hai nước này năm 2020. Tháng 9 vừa qua, xung đột đã bùng phát trở lại, khiến 286 người của cả hai bên thiệt mạng. Hai nước đã ký lệnh ngừng bắn ngày 14/9 sau hai ngày xung đột.
Armenia công bố thỏa thuận ngừng bắn với Azerbaijan Ngày 14/9, các quan chức an ninh Armenia công bố một lệnh ngừng bắn với Azerbaijan sau 2 ngày giao tranh gần khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong bài phát biểu được...