Dung dịch sát khuẩn ngừa bệnh ra sao?
Việc vệ sinh nhà cửa, trường lớp, công sở và giữ đôi tay sạch được xem là cách phòng một số bệnh lây nhiễm (cúm A/H1N1, tay-chân-miệng…). Nhưng không phải ai cũng biết cach dùng những sản phẩm này.
Gel rửa tay – bảo vệ nửa chừng
Không ít người luôn “thủ” trong túi một lọ gel rửa tay và nghĩ rằng có thể ngăn được các bệnh lây nhiễm. ThS-BS Nguyễn Minh Ngọc, Khoa Khám bệnh, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, ngoài xà bông và các dung dịch rửa tay, gel rửa tay (không cần dùng nước) cũng có hiệu quả diệt khuẩn do chúng chứa cồn. Cồn diệt khuẩn bằng cách tấn công màng tế bào, phá hủy vỏ bọc bảo vệ virus, làm virus tê liệt và ngăn ngừa mầm bệnh phát triển. Các nghiên cứu cho thấy, gel rửa tay có thể có hiệu quả với virus cúm A/H1N1 và virus gây bệnh tay-chân-miệng.
Tuy nhiên, sản phẩm tốt cần phải chứa ít nhất 30% cồn, hiệu quả diệt khuẩn cao nhất khi hàm lượng cồn từ 62-80%. Một số dung dịch rửa tay trên thị trường có lượng cồn thấp, không đảm bảo nhiệm vụ ngăn chặn, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc sử dụng loại gel này có thể làm tăng nguy cơ virus xâm nhập, vì cồn có thể làm da bị khô và nứt nẻ.
Hiện nay, không ít nhãn hiệu quảng cáo sản phẩm gel rửa tay có khả năng diệt 99% vi khuẩn, tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cho rằng, đó chỉ là… quảng cáo. Thực tế, loại gel rửa tay tốt nhất chỉ diệt được 60% vi khuẩn. Hơn nữa, những sản phẩm này chi có tác dụng trong vài giờ.
Khi ngâm rửa đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn, nên rửa lại bằng nước sạch và phơi nắng để đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa).
Nước tẩy – cẩn thận phòng độc
Video đang HOT
Cloramin B và một số dung dịch sát khuẩn như nước tẩy javel là các dung dịch có clo. Clo dễ phân hủy dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ, nên sau vài giờ sẽ bay hơi. Việc sát khuẩn bằng Cloramin B cũng cần phải thận trọng và thực hiện theo hướng dẫn. Dung dịch Cloramin B 2% dùng để tẩy các bề mặt, có thể diệt được vi khuẩn, virus, nấm và có thời gian tác dụng từ 30-60 phút. Với các dụng cụ như dao, thớt, tô chén…, sau khi tẩy trùng bằng Cloramin B, cần rửa sạch lại bằng nước. Khi ngâm rửa đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn, nên rửa lại bằng nước sạch và phơi nắng để đảm bảo an toàn.
Clo là chất độc hại, có thể gây ho, viêm kết mạc, khí quản, viêm da… Khi tẩy trùng nhà cửa, đồ chơi trẻ em, người lau dọn nên đeo găng tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang. Cần yêu cầu những người khác và trẻ em tạm lánh khỏi nơi mới tẩy rửa để tránh hít phải khí clo độc hại này. Cloramin B rất nhạy cảm với mắt, cơ quan hô hấp và da. Không được ăn uống và hút thuốc trong lúc sử dụng dung dịch này. Sau khi hoàn thành công việc, cần vệ sinh da bằng nước ấm và xà bông.
Sạch nhà, đuổi bệnh
Trường hợp chưa có điều kiện tẩy trùng bằng Cloramin B, có thể vệ sinh phòng, lau chùi vật dụng bằng xà bông và các dung dịch tẩy rửa khác. Đa số các vi khuẩn, virus bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời, vì vậy cần giữ phòng ốc sạch sẽ, thoáng khí, nhiều ánh sáng. Ở những nơi phun Cloramin B cần đề phòng phản ứng ôxy hóa dẫn đến hỏng hóc một số đồ vật bằng kim loại. ThS-BS Nguyễn Minh Ngọc cũng lưu ý, không nên lạm dụng Cloramin B để khử khuẩn. Vì trước hết, thuốc khử khuẩn có thể gây ngộ độc cho người sử dụng, về lâu dài có thể làm các virus lờn thuốc.
Để phòng bệnh tay-chân-miệng và một số virus như virus cúm, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phải rửa tay bằng xà bông sát khuẩn ít nhất sáu lần/ngày, đặc biệt là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh… Rửa tay cho trẻ em thường xuyên hơn khi có sự thay đổi môi trường như từ trường về nhà, từ nhà đến trường, khi chơi ở công viên…
Theo dân trí
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
Nhiều người cho rằng, bơi trong nước biển sẽ giúp cho các vết thương nhanh lành hơn. Điều này có đúng không?
Thoạt nghe thì thấy thật có lý, bởi vì trong nước biển có muối mà muối lại có tác dụng sát trùng. Thế nhưng, chúng ta cũng phải rùng mình khi nghe kể về những người sau khi bơi ở biển đã bị nhiễm khuẩn vết thương, và thậm chí có người đã bị tử vong vì những vết nhiễm khuẩn đó.
Nước biển có làm lành vết thương? Vậy chúng ta có nên đi bơi ở biển khi trên cơ thể có những vết thương? Liệu chúng ta có giữ cho những vết thương đó không tiếp xúc với nước biển ngay cả khi đang đi nghỉ ở biển?
Thật không may, theo giáo sư Bart Currie, chuyên gia về các bệnh lây nhiễm và bệnh nhiệt đới, cả hai câu hỏi này đều không thể trả lời dứt khoát. Ông khẳng định rằng, trong y học, nước muối đúng là có tác dụng diệt khuẩn cho vết thương, và nó đã được sử dụng từ lâu để làm sạch vết thương trước khi băng bó.
Tuy nhiên, đó là nước muối. Còn nước biển lại khác. Nước biển là một dạng nước muối chưa được tiệt trùng. Giáo sư Currie cho biết: "Nhiều bằng chứng cho thấy rằng tác dụng chữa trị vết thương của nước biển là không rõ ràng, bởi vì mỗi vết thương đều rất khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố".
Chính vì vậy, trước khi quyết định ngâm mình hay bơi trong nước biển với ý định chữa trị những vết thương hở, cần phải tính đến tình trạng miễn dịch cơ thể, tình trạng vết thương...
Hệ miễn dịch
Giáo sư Currie cho rằng, những người có hệ miễn dịch yếu đều rất dễ bị lây nhiễm bệnh, nhất là bệnh lây từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể như bệnh tiểu đường, viêm gan hoặc việc sử dụng các loại thuốc chữa sưng răng hay những thuốc gây ra tác dụng phụ làm suy giảm hệ miễn dịch...
Thực tế, do nước biển có thể có nhiều vi trùng và do hệ miễn dịch bị ảnh hưởng khi cơ thể mang một hay nhiều vết thương, nên chúng ta nhất thiết không được để vết thương hở khi tiếp xúc trực tiếp với nước biển.
Khi tiếp xúc trực tiếp với nước biển, nhất thất không nên để vết thương hở (ảnh minh họa)
Phải hết sức cẩn thận và tránh đi bơi ở biển nếu bị những vết lở loét hay những căn bệnh liên quan tới tình trạng tuần hoàn máu kém như tiểu đường hay viêm mạch máu ngoại biên. Nguyên nhân là do việc tuần hoàn máu kém có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể trong việc làm lành những vết thương.
Ngay cả những người khỏe mạnh có hệ miễn dịch hoạt động tốt cũng cần phải làm sạch và băng vết thương một cách cẩn thận trước khi xuống biển, đặc biệt trong trường hợp vết thương còn sưng hay mưng mủ.
Có nhiều vi khuẩn không tốt trong nước biển
Một yếu tố nữa cần phải ghi nhớ, đó là nước biển ở mỗi nơi mỗi khác. Có một số vùng biển tập trung nhiều vi khuẩn. Tình trạng này có thể là do tự nhiên hoặc do ảnh hưởng hoạt động của con người.
Cần đặc biệt chú ý đến vùng cửa biển, những bờ đá hay những rạn san hô, vì nước ở những nơi này chứa khá nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn cũng có rất nhiều tại những vùng biển gần bãi đánh cá, mỏ khoáng sản, nông trại, nơi vừa xảy ra mưa bão hay những vùng trồng cây được tưới bằng nước thải. Những nơi này sau khi mưa to, dòng chảy sẽ mang ra biển nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người. Hơn nữa, những loại vi khuẩn nguy hiểm có thể tồn tại lâu trong những vùng biển nhiệt đới vì ở đó môi trường nước ấm hơn, vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn.
Tại phía Bắc của Úc, nhiều người đã tử vong sau khi bị nhiễm vi khuẩn Vibrio, một loại vi khuẩn gây bệnh tả tồn tại trong nước biển. Loại vi khuẩn này đã lây lan sang người qua môi trường nước biển khi một số người bị những vết thương hở nhưng vẫn xuống biển.
Chính vì vậy, khi bị một số vết thương trên cơ thể, tốt nhất không nên tắm biển, và nếu có tắm thì sau khi lên bờ nên rửa sạch bằng nước muối tiệt trùng hay thuốc sát khuẩn. Đây là việc làm rất cần thiết, bởi bạn có khả năng bị trầy xước da khi va phải đá hay san hô ngầm dưới biển. Vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương này.
Nói chung, không nên coi việc đi bơi dưới biển là phương pháp chữa lành vết thương bởi chưa có bằng chứng nào xác nhận điều đó.
(Theo Phụ nữ online)
Vùng kín bị phồng rộp và đau? Điều này khiến rất nhiều chị em cảm thấy tự ti và xấu hổ đấy! Song nó là vấn đề bình thường như bao vấn đề sức khỏe khác thôi chị em nhé! Phồng rộp âm đạo là tình trạng đột nhiên âm đạo xuất hiện những nốt phồng trên da. Những nốt phồng này có màu hoàn toàn khác biệt với làn...