Đừng đi nhanh quá kẻo bỏ lỡ một B’lao mơ màng
Lần đầu đến phố núi B’lao, xứ Bảo Lộc tôi đã phải thốt lên “Trời ơi, sao không đến đây sớm hơn?”
Từ Sài Gòn lên Đà Lạt bây giờ đường sá rất tốt, nếu đi xe khách ban đêm chỉ mất 6 tiếng, ngủ một giấc dậy là tới nơi. Nếu không để tâm, bạn sẽ dễ dàng lướt qua B’lao như hàng chục địa danh khác dọc đường.
B’lao là tên gọi thân thương của vùng đất Bảo Lộc – Lâm Đồng ngày nay, theo tiếng người dân tộc Mạ sinh sống lâu đời ở đây, nó có nghĩa là “đám mây bay thấp”. Hiện giờ, cái tên B’lao vẫn được đặt cho một phường ở đây, như một hoài niệm đầy lưu luyến.
Một góc B’lao sáng sớm
Thành phố này nhỏ bé như vừa một lòng bàn tay, cũng có hồ trung tâm nhưng dĩ nhiên chẳng to lớn như Hồ Xuân Hương, cũng núi đồi ấp ôm, phố xá nhỏ nhắn, khu trung tâm vỏn vẹn vài vòng xe. 9h tối lượn ngoài đường đã thấy hàng quán đóng cửa im lìm. Thêm mấy cơn mưa rả rích sáng đêm vào mùa hè nữa. Rút cuộc tôi đã hiểu cái nỗi buồn của Trịnh Công Sơn ngày ông viết cho Dao Ánh những lá thư tình từ B’lao.
“… Bây giờ núi đồi Blao còn đêm mù sương và im lìm ngủ. Anh thắp nến trắng viết thư cho Ánh và trùm chăn quanh mình. Miền cao nguyên này lạnh suốt ngày. Có điều anh không ngờ là vùng đất này buồn đến thế. Những ngày đầu lên đây anh ngỡ là mình vừa mang một bản án treo đày về miền hoang đảo. Anh chưa bao giờ đối diện với một dáng buồn lạ lùng và bi thảm thế này. Buổi sáng thức dậy sương muối xuống đầy cả một vùng trước mặt, cây cỏ trắng xóa và những người Thượng đi lấy củi sớm ở những đồi chè xung quanh không còn nhìn thấy gì nữa”. – Trịnh Công Sơn
Tôi ngồi lại góc quán cafe năm xưa từng ngồi với người yêu cũ. Chỉ nhớ một ngày mùa đông năm xưa còn ngông cuồng tuổi trẻ, trời xanh nắng vàng, chúng tôi từng đi một chuyến vội vàng cùng nhau lên cao nguyên mơ mộng. Hồi đấy chỉ có vỏn vẹn 1,5 ngày nghỉ, vẫn ngang ngược đòi đi Bảo Lộc bằng xe máy. Lại còn đi một con đường “chị google chỉ”, tránh xa quốc lộ, bắt tội bạn khi đó phải cầm lái mệt mỏi vẫn không lời kêu than.
Góc quán ven hồ trung tâm
Quán buổi sáng cuối tuần nhưng không đông khách, có người hút thuốc bên ngoài, bên trong vài vị khách, tiếng nhạc nhẹ nhàng khuấy đảo không gian, gợi chút hoài niệm xưa:
“Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.
Chiều một mình qua phố nghe dòng nước vẫn vây quanh
Video đang HOT
Bước chân nghe quen cũng buồn, lạy đời xin còn tuổi xanh”.
- Chiều một mình qua phố – Trịnh Công Sơn
Nhiều người nghe nhạc Trịnh nhưng không biết nhiều về bối cảnh ra đời, câu chuyện sau mỗi ca khúc của ông. Chiều một mình qua phố cùng với nhiều bài hát nổi tiếng khác được lấy cảm hứng, sáng tác trong quãng thời gian 3 năm Trịnh Công Sơn dạy học ở phố núi B’lao, cũng là nơi ông thường lang thang nhiều giờ trên phố cùng bạn bè hoặc ngồi viết thư cho Dao Ánh.
Tôi không thường nghe nhạc Trịnh, nhưng lại thích đọc những giai thoại, những câu chuyện gắn với những vùng đất mà tôi có dịp ghé qua. Tôi đọc lại mấy bài viết về Trịnh, về những ngày ông sống ở B’lao về những Tuổi đá buồn, Còn tuổi nào cho em, Chiều một mình qua phố … đã ra đời ở vùng đất này.
Rồi không biết từ lúc nào, tự nhiên tôi mê mẩn mấy cái tên đất này quá: B’lao, D’ran, Đơn Dương… Và cực kỳ thích cái cách giải thích tên gọi B’lao theo kiểu của người Mạ: đám mây bay thấp. Tôi đoán nếu có dịp trở lại đây đứng trên đỉnh núi Đại Bình vào buổi sáng sớm, hẳn tôi cũng sẽ may mắn mà chứng kiến cảnh tượng ấy: mây và sương mờ bao phủ thành phố nhỏ.
Núi Đại Bình nhìn từ một quán café ven đường
Phải thử một sáng thức dậy thiệt sớm ở B’lao, mới thấy thành phố này vắng lặng chẳng khác gì một thị trấn. Nếu không có quốc lộ 20 chạy qua thì hẳn nơi đây sẽ còn “ngủ vùi” nhiều năm nữa. Người ta cũng ít khi ở lại B’lao mà sẽ chạy thẳng lên Đà Lạt, có chăng chỉ ghé nghỉ chân ở mấy quán cafe dọc đường. Năm ca sĩ Sơn Tùng ra MV với bối cảnh quay ở Linh Quy Pháp Ấn – giới trẻ đổ xô đến check in, săn mây, săn ảnh đẹp. B’lao bỗng nhiên sôi động hơn hẳn vẻ trầm mặc vốn có.
Góc hồ tĩnh lặng
Một sáng sớm thức dậy đón bình minh từ đồi chè
Buổi sáng ở B’lao mùa đông nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độ, lạnh chẳng kém gì Đà Lạt. Tôi thích cảm giác thức dậy sớm ở một thị trấn xa lạ, khi còn ít tạp âm, khi đường xá còn vắng xe cộ, có khi lang thang hít hà, có khi tìm món đồ ăn sáng bán ven đường, hoặc như dịp này, tôi mang theo đôi giày chạy bộ chạy một mạch 10km ven theo bờ hồ, vào công viên, rồi lên xuống những con dốc dài.
Một con dốc dài miên man
B’lao không có nhiều hàng quán nổi tiếng kiểu nhất định phải ghé qua như Đà Lạt, thế nên có thể ghé bất cứ một quán ăn nào theo “linh cảm”, thử vài món nấu theo khẩu vị người địa phương, quan sát mọi người ăn uống trò chuyện, đó cũng là một cái thú vị của việc đi đến vùng đất mới.
Khi có thời gian, tôi một mình một xe chạy thong dong vào đồi chè, tìm một gốc cây cổ thụ ngồi ngắm những hàng hoa sò đo cam rực rỡ trên nền trời xanh, hay thả hồn vào những vạt hoa dã quỳ nở vàng hai bên đường. Tháng 11, loài hoa dại này đồng loạt nở rộ cũng chính là dấu hiệu của mùa đông, của những ngày tiết trời se lạnh, nắng chan hòa, thích hợp cho mọi chuyến rong chơi.
Đồi chè Tâm Châu
Tôi trở lại B’lao lần này trong chuyến công tác có phần vội vàng theo đoàn quay phim di chuyển đến một bối cảnh khá xa trung tâm, nằm chơ vơ trên một ngọn đồi bốn bề là núi. Ngôi nhà gỗ với hoa thạch thảo, nếu không phải bối cảnh quay phim, có lẽ tôi cũng muốn nghỉ lại tận hưởng hương núi rừng đôi ba ngày.
Con đường ngoại thành dã quỳ vàng rực hai bên
Ngôi nhà với hoa thạch thảo – bối cảnh bộ phim của chúng tôi
Nếu bạn một lần ngang qua B’lao, hãy chậm lại đôi chút, ghé ăn một tô bún bò, uống một ly café ven hồ hay hướng núi, ngắm nhìn một B’lao thật yên bình.
Thác người đổ về chợ đêm Đà Lạt, chen không còn chỗ trống
Sau thời gian dài bị tắc nghẽn dưới chân đèo Bảo Lộc, cuối cùng dòng người đông nghìn nghịt cũng đã đổ về Đà Lạt. Thành phố mộng mơ bỗng "hóa ác mộng" khi số lượng người quá đông gây ra tình trạng tắc nghẽn khắp mọi nơi.
Chợ Đà Lạt đông nghẹt người. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ tối ngày 1/5, hàng nghìn người tiếp tục ùn ùn kéo về tập trung mua sắm và ăn chơi tại chợ đêm Đà Lạt. So với tối ngày 30/4, lượng khách tăng đột biến khiến công tác điều tiết giao thông của cơ quan chức năng trở nên vất vả hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, công tác phòng chống dịch cũng trở nên cực hơn. Cơ quan chức năng đã phải điều động loa phát thanh liên tục để nhắc nhở mọi người mang khẩu trang và thực hiện biện pháp 5K trong phòng dịch.
Lượng người quá đông đến nỗi không còn chỗ trống. (Ảnh: Lao Động)
Bên cạnh nhắc nhở, Tổ kiểm tra lưu động liên ngành của UBND thành phố Đà Lạt cũng đã xử phạt nhiều trường hợp không mang khẩu trang. Tuy nhiên lượng khách quá đông nên việc kiểm soát hết là không thể. UBND thành phố Đà Lạt cho biết từ ngày 29/4 đến sáng 1/5, đã có hơn 100 trường hợp bị lực lượng chức năng xử phạt vì không mang khẩu trang nơi công cộng. Số tiền phạt không mang khẩu trang rơi vào khoảng 150 triệu đồng.
Có nhiều người bị phạt vì không mang khẩu trang. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Ngoài ra, theo thống kê từ cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt đã có 46.584 lượt du khách lên Đà Lạt trong hai ngày 29/4 và 30/4. Số lượng người đã tăng gấp đôi so với lượt nghỉ lễ năm 2020.
Những hình ảnh này sau khi chia sẻ đã trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt trong cộng đồng mạng. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đám đông bởi sự thiếu ý thức trong việc phòng chống dịch Covid-19. Một số ý kiến nhận định, nếu trong này chỉ cần một người nhiễm dịch thì công tác rà soát các trường hợp tiếp xúc để khoanh vùng dập dịch cực kỳ khó khăn.
Mọi người tụ tập ăn uống đông đúc. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều ý kiến lại tỏ ra nhẹ nhàng, thông cảm hơn. Khi họ cho rằng, đây là dịp lễ lớn trong năm nên khó tránh khỏi việc mọi người tụ tập để vui chơi miễn rằng chấp hành mang khẩu trang đúng quy định.
- "Tôi không thể hiểu nổi luôn rồi đó, tuyên truyền gãy lưỡi vậy mà vẫn đi du lịch cho được. Nếu không muốn như Ấn Độ thì hãy có ý thức cộng đồng lên đi."
- "Tôi vừa nhìn thấy cái gì thế này, dòng người trông có khác gì giống thác không chứ. Tôi không dám nghĩ chỉ cần trong này có một ca nhiễm thôi."
- "Các bác ạ, hãy nhìn sang Ấn Độ mà làm gương nhé, người ta cũng từng tự hào là mình phòng chống dịch rất tốt đó."
- "Dịp lễ người ta đi chơi cũng khó tránh khỏi, cả năm cũng chỉ được vài dịp cả gia đình được quây quần trong thời gian dài như vậy."
Cư dân mạng ngán ngẩm trước việc tập trung đông người ở chợ đêm Đà Lạt. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang diễn biến rất phức tạp, chính vì vậy mỗi người cần nâng cao ý thức, thực hiện đúng đủ khuyến cáo từ Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.
"Vỡ trận" các quán cà phê hot ở Đà Lạt hôm nay: Dân tình kéo nhau đi trú mưa, tìm chỗ đứng còn khó huống chi ngồi! Có mặt tại các quán cà phê hot trên Đà Lạt từ trưa 1/5, phóng viên ghi nhận được tình trạng đông đúc, khi cơn mưa sắp đến thì càng quá tải hơn. Khoảng hơn 14h 1/5, Đà Lạt bất ngờ có mây đen kéo tới ùn ùn, dự kiến là cơn mưa lớn sắp đổ xuống trong sự ngỡ ngàng của bao...