Dùng đèn sưởi nhà tắm ngày rét đậm đừng chủ quan kẻo lấy mạng cả nhà
Để khắc phục tình trạng này bạn nên lắp đèn chếch và cao hơn vòi hoa sen một chút.
Đèn sưởi nhà tắm đã và đang trở thành xu hướng và giải pháp cho những ngày lạnh buốt. Mặc dù đã lựa chọn được những sản phẩm đèn sưởi phù hợp cho gia đình mình nhưng không phải ai cũng biết được cách sử dụng đèn sưởi đúng cách, bảo đảm an toàn cho bản thân và các thành viên.
Những lưu ý khi sử dụng đèn sưởi dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cao hơn.
Không nên treo quá thấp
Khi lắp đèn sưởi nhà tắm nên duy trì khoảng cách an toàn từ 1,8-2m tính từ vị trí nền nhà đến đèn sưởi, cao hơn vòi hoa sen (nếu có) để hạn chế tiếp xúc với nước, đồng thời giúp đèn tạo hơi ấm thoải mái và đảm bảo an toàn với người dùng. Ngoài ra phải lắp tấm bảo vệ đèn và kiểm tra dây điện tránh rò rỉ, chập mạch.
Tránh phun trực tiếp nước vào đèn sưởi
Ở góc độ kỹ thuật nhiều nhà sản xuất đã thử nghiệm, tiến hành phun nước trực tiếp vào bóng đèn khi đang sử dụng bóng đèn cũng không gây nổ hay cháy. Tuy nhiên, nhưng khi sử dụng vô tình nguồn nước vào bên trong đèn sưởi làm ẩm các mạch điện có thể gây chập đèn (trường hợp này chỉ xảy ra khi bạn thường xuyên phun trực tiếp nước vào đèn quá lâu và liên tục) vì thế họ vẫn khuyên nên tránh việc để nước phụt thẳng vào đèn.
Để khắc phục tình trạng này bạn nên lắp đèn chếch và cao hơn vòi hoa sen một chút. Đây chính là giải pháp dễ dàng nhưng là cách để đảm bảo an toàn khi sử dụng và kéo dài tuổi thọ cho đèn.
Không nên kéo dài thời gian sử dụng đèn sưởi nhà tắm
Đèn sưởi nhà tắm sưởi ấm tức thì bằng tia hồng ngoại không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng đèn sưởi quá lâu các tia hồng ngoại có thể phản tác dụng và ảnh hưởng tới da và tóc. Vì vậy bạn chỉ nên bật đèn khi tắm và tắt đi sau khi sử dụng xong.
Video đang HOT
Thường mỗi bóng hoặc quạt gió có công tắc riêng, khi cảm thấy nhiệt độ ấm hơn thì có thể tắt bớt để tiết kiệm điện mà vẫn duy trì độ ấm trong phòng tắm. Như vậy vừa đảm bảo được an toàn vừa tiết kiệm được tiền điện và bảo vệ được tuổi thọ của bóng đèn.
Vệ sinh đèn sưởi 2 lần/năm
Việc vệ sinh đèn sưởi nhà tắm rất cần thiết trước và sau khi bạn sử dụng vào mùa đông. Điều này nó sẽ giúp bạn sử dụng được tối đa hiệu quả mang lại từ đèn sưởi.
Bạn nên vệ sinh đèn sưởi nhà tắm 2 lần trong năm vào thời điểm trước khi bạn chuẩn bị sử dụng và sau khi kết thúc sử dụng (cuối mùa đông). Như vậy vừa đảm bảo hiệu suất tối đa cho đèn sưởi nhà tắm và kéo dài tuổi thọ cho bóng.
Một số lưu ý khác:
Nên bật đèn sưởi trước khi tắm 3 phút để không khí được nóng đều.
Khởi động cơ thể, làm ấm người.
Tắm với nước ấm.
Mặc quần áo đủ ấm ngay trong phòng tắm dưới ánh đèn sưởi, trước khi ra ngoài để tránh gặp lạnh đột ngột dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dùng đèn sưởi nhà tắm vào ngày rét đậm: Chuyên gia khuyến cáo cần ghi nhớ 4 lưu ý sống còn
PGS.TS Nguyễn Đức Lợi chia sẻ, trong thực tế có ghi nhận vô số những trường hợp bỏng nặng do đèn sưởi nhà tắm phát nổ cũng như dùng đèn sưởi chưa đúng cách gây hư hại thiết bị nhanh chóng.
Vào mùa đông, nhất là khi trời chuyển rét đậm rét hại, nhiều gia đình thường có thói quen lắp đèn sưởi nhà tắm để khi tắm không lo bị lạnh. Đèn sưởi nhà tắm cũng giống như đèn sưởi ở trong phòng, phát huy công dụng sưởi ấm rất tốt, được nhiều người vô cùng yêu thích. Việc dùng đèn sưởi trong khi tắm giúp mọi người, nhất là người già, trẻ nhỏ vốn là nhóm đối tượng có sức đề kháng kém đỡ nguy cơ bị cảm lạnh.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có ghi nhận vô số những trường hợp bỏng nặng do đèn sưởi nhà tắm phát nổ cũng như dùng đèn sưởi chưa đúng cách gây hư hại thiết bị nhanh chóng. Giới chuyên gia đưa ra một số lưu ý quan trọng sau giúp mọi gia đình sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm đúng cách, tránh tai nạn thương tích không đáng có vào mùa lạnh:
Vào mùa đông, nhất là khi trời chuyển rét đậm rét hại, nhiều gia đình thường có thói quen lắp đèn sưởi nhà tắm để khi tắm không lo bị lạnh.
Khi lắp đèn sưởi, chú ý không để dính nước
PGS.TS Nguyễn Đức Lợi (nguyên giảng viên khoa Nhiệt điện, Viện Khoa Học Và Công Nghệ Nhiệt-Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội), vào mùa đông, nhất là khi trời chuyển rét đậm, nhiều gia đình rục rịch lắp đèn sưởi trong nhà tắm để tắm rửa, vệ sinh cá nhân sao cho ấm áp.
Tuy nhiên, nhà tắm vốn là nơi ẩm ướt, chỉ cần tiếp xúc với dây điện bị hở, bị chuột hay gián cắn là có thể gây nguy cơ điện giật cho người dùng rất nguy hiểm. Đây là lưu ý đầu tiên ai cũng cần nắm rõ trước khi dùng đèn sưởi nhà tắm.
Ngoài ra, dù được thiết kế để chống nước nhưng tốt nhất để đèn sưởi nhà tắm của bạn hoạt động tốt, có tuổi thọ lâu, chuyên gia khuyến cáo không nên để nước tiếp xúc với đèn trong quá trình tắm sẽ giảm khả năng tỏa nhiệt của bóng đèn.
Giải pháp: Khi lắp đèn sưởi nhà tắm nên duy trì khoảng cách an toàn từ 1,8-2m tính từ vị trí nền nhà đến đèn sưởi, cao hơn vòi hoa sen (nếu có) để hạn chế tiếp xúc với nước, đồng thời giúp đèn tạo hơi ấm thoải mái và đảm bảo an toàn với người dùng. Ngoài ra phải lắp tấm bảo vệ đèn và kiểm tra dây điện tránh rò rỉ, chập mạch.
Không dùng quá lâu để tránh cháy nổ
Theo chuyên gia, trong thực tế đã ghi nhận không ít các trường hợp bị bỏng nặng do dùng đèn sưởi nhà tắm quá lâu. Điều này được lý giải bởi các loại máy sưởi nói chung luôn luôn tiềm tàng nguy cơ gây cháy cao. Nhất là khi đặt trong phòng tắm, máy sưởi được bật lên sưởi ấm, gặp nước dính vào rất dễ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng.
Giải pháp: Không dùng máy sưởi nhà tắm liên tục kéo dài để tránh cháy nổ. Khi dùng xong phải tắt ngay.
Cẩn trọng nguy cơ khô da, làm da nứt nẻ, khó chịu
Vào những ngày đông hanh khô, làn da chúng ta đều dễ dàng bị khô ráp, bong tróc. Việc sử dụng đèn sưởi khi tắm rửa giúp tránh cảm lạnh, cảm cúm... vào mùa đông nhưng lúc này lại có thể khiến tình trạng da khô thêm nặng nề.
Sử dụng đèn sưởi khi tắm rửa giúp tránh cảm lạnh, cảm cúm... vào mùa đông nhưng lúc này lại có thể khiến tình trạng da khô thêm nặng nề.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, đèn sưởi cũng như các loại máy sưởi bức xạ hồng ngoại nói chung là những sản phẩm có thể gây khô da, làm da nứt nẻ, khó chịu hơn vào mùa đông vì tia hồng ngoại mang nhiệt tác động trực tiếp lên bề mặt da.
Giải pháp: Không dùng đèn sưởi quá lâu, chỉ dùng mỗi lần dưới 45 phút. Nên tắm nước ấm vừa phải. Có thể tắt bớt đèn khi sưởi ấm, không cần thiết bật hết đèn lên. Sau khi tắm xong nên bôi kem dưỡng ẩm để phòng bệnh da mùa đông.
Kiểm tra thường xuyên và vệ sinh định kỳ đèn sưởi để tránh nguy hiểm
Chuyên gia khuyến cáo, đèn sưởi nhà tắm muốn đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị điện giật, cháy nổ không đáng có, việc thường xuyên kiểm tra xem có bị hỏng hóc hay không, vệ sinh định kỳ hàng năm đóng vai trò rất quan trọng.
Đèn sưởi nhà tắm muốn đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị điện giật, cháy nổ không đáng có, việc thường xuyên kiểm tra xem có bị hỏng hóc hay không, vệ sinh định kỳ hàng năm đóng vai trò rất quan trọng.
Giải pháp:
- Định kỳ kiểm tra lại dây điện của đèn sưởi xem có bị hở, bị đứt hay không, nếu có thì nên gọi người sửa lại hay thay dây mới.
- Vệ sinh đèn sưởi tối thiểu 2 lần/năm vào thời điểm trước mùa lạnh lúc bắt đầu dùng đèn và sau mùa lạnh khi không dùng nữa để làm sạch bụi bẩn bám trên bóng đèn, giúp kéo dài tuổi thọ của bóng đèn sưởi.
Con gái khi thay băng vệ sinh nên nhớ "3 KHÔNG" để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nghiêm trọng Hàng tháng, con gái phải đối mặt với kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 5 - 7 ngày. Trong đó, băng vệ sinh là vật dụng không thể thiếu. Để đảm cho sức khỏe của tử cung không chỉ thương hiệu và chất lượng của băng vệ sinh mà việc thay băng cũng rất quan trọng. Bởi khi chị em không xử lý...