Dùng đèn ô tô sai cách, phạt 800 ngàn
Luật giao thông đường bộ có quy định và chế tài xử phạt rất nghiêm đối với các hành vi không chấp hành sử dụng đèn xe.
1. Lỗi sử dụng đèn chiếu sáng xa (đèn pha) trong khu đô thị
Đây là lỗi mà nhiều người lái xe hay mắc phải, đặc biệt là những người điều khiển xe máy, bởi sự thiếu kiến thức về tác dụng của các loại đèn chiếu sáng. Với lỗi “Sử dụng đèn chiếu sáng xa trong khu đô thị, khu đông dân cư”, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt ở mức từ 80.000 – 100.000 Đồng theo điểm e, khoản 2, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP. Trong khi đó, người lái ô tô sẽ bị phạt ở mức từ 600.000 – 800.000 Đồng theo điểm b, khoản 3, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị, khu đông dân cư có thể khiến các lái xe bị phạt tới 800.000 đồng.
2. Lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo trước
Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện cần phải các tín hiệu báo trước để các phương tiện cùng tham gia giao thông có thể nhận biệt hướng di chuyển và có sự chuẩn bị nhằm tránh những va chạm đáng tiếc. Chính vì thế, với những người lái khi chuyển hướng mà không có tín hiệu báo trước thông qua đèn xi-nhan sẽ mắc lỗi “Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ”. Nếu người lái muốn chuyển làn mà không có tín hiệu báo trước sẽ mắc lỗi “Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước”.
Với lỗi “Chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ”, người điều khiển xe máy sẽ chịu mức phạt từ 200.000 – 400.000 Đồng theo điểm a, khoản 4, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP. Mức phạt tương ứng với người lái ô tô là từ 600.000 – 800.000 Đồng theo điểm c, khoản 3, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Video đang HOT
Với lỗi “Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước”, người điều khiển xe máy sẽ chịu mức phát từ 80.000 – 100.000 Đồng theo điểm a, khoản 2, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP. Trong khi đó, người lái ô tô sẽ phải chịu mức phạt từ 300.000 – 400.000 Đồng theo điểm a, khoản 2, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP.
3. Lỗi không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn
Khi trời tối hoặc trong điều kiện thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải sử dụng đèn chiếu sáng tầm thấp để tăng khả năng quan sát cũng như làm dấu hiệu cho các phương tiện khác nhận biết. Chính vì thế, người điều khiển xe máy mắc lỗi này thì sẽ bị phạt từ 80.000 – 100.000 Đồng theo điểm c, khoản 2, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP. Trong khi đó,người lái ô tô sẽ bị phạt ở mức 600.000 – 800.000 Đồng theo điểm g, khoản 3, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Theo_VietNamNet
Vì sao mô-tô nhập ngoại không có nút tắt đèn pha?
Đèn chiếu sáng ban ngày (Daytime Running Light) là một tiêu chuẩn bắt buộc với xe mô-tô ở nhiều nước phát triển, là nguyên do khiến nhiều mẫu xe nhập khẩu "luôn sáng đèn" bất kể ngày đêm.
Đèn chiếu sáng ban ngày là gì?
Đèn chiếu sáng ban ngày (DRL - Daytime Running Lamp/Light) là đèn phát ra ánh sáng vàng/trắng/hổ phách, tự động bật sáng khi nổ máy, để tăng cường khả năng nhận biết của người đi đối diện với phương tiện trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
DRL có thể là một đèn riêng biệt, đèn chiếu gần (cốt) hoặc đèn chiếu xa (pha)/đèn xi-nhan/đèn sương mù được giảm cường độ. Tuy nhiên xu thế hiện nay là sử dụng các loại DRL sử dụng ít năng lượng như đèn LED để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện.
DRL ban đầu là yêu cầu bắt buộc của các loại phương tiện tại các nước Scandinavi, nơi có mùa đông khá tối trời ngay cả vào ban ngày. Hiện tại DRL là yêu cầu bắt buộc/là trang bị tiêu chuẩn của các phương tiện tại nhiều quốc gia tiên tiến như tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Australia.
Tại Liên minh châu Âu (EU), các phương tiện, kể cả xe bus và xe tải, được yêu cầu bắt buộc trang bị DRL kể từ tháng 8/2012.
Hiệu quả của DRL đến đâu?
Nhiều nghiên cứu từ những năm 1970 đã chỉ ra DRL giảm khả năng va chạm đối diện hoặc từ phía hông cho các phương tiện bởi DRL giúp người lái xe đối diện hoặc từ phía hông dễ nhận ra phương tiện từ xa.
Một nghiên cứu ở Na-uy trong thập niên 80 cho thấy tỉ lệ tai nạn giảm 10% kể từ khi áp dụng DRL. Một nghiên cứu tương tự tại Đan Mạch cũng chi thấy tỉ lệ này đạt mức 7%.
Một nghiên cứu khác tại Canada cho thấy DRL giúp các tài xế nước này tránh được 11% tai nạn trong năm 1994. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tỉ lệ tai nạn với các phương tiện có DRL giảm 7% khi trong năm 1985, so với loại phương tiện không có DRL.
DRL có gây tốn kém?
NHTSA (Viện Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Mỹ) cho hay việc sử dụng DRL có ảnh hưởng tới mức tiêu hao nhiên liệu do động cơ phải hoạt động để nạp ắc-quy, giúp cấp năng lượng cho DRL, nhưng không đáng kể.
General Motors thì cho hay, với các mẫu xe hơi sử dụng DRL của hãng này, chi phí trung bình cho 1 năm sử dụng DRL là đèn chiếu xa được giảm cường độ chỉ là 3 USD.
Tuy nhiên, với các loại đèn LED hiện đại được sử dụng làm DRL như trên các mẫu xe ngày nay, tuổi thọ trung bình 70.000 - 100.000 giờ chiếu sáng sẽ hầu như hiếm khi làm bạn phải lo nghĩ về thay DRL.
Theo_VietNamNet
Nissan Navara SUV mới lộ diện trên đường thử Hiên tai hang ô tô Nissan kha kín tiếng về chiếc Navara SUV mơi nay, nhưng co thê no se la mâu thay thê cho Nissan Patrol trên thi trương va se đươc ra măt vao năm 2017. Gân đây xuât hiên nhưng bưc hinh đươc cho la môt mâu SUV mơi cua hang Nissan đươc chup khi đang trên đương chay thư....