Đừng để vợ “mông lung” ra khỏi nhà
Nhìn bề ngoài ai cũng bảo anh hiền. Cổ nhân vẫn thường nói: “Trông mặt mà bắt hình dong” trong trường hợp này quả thật là sai lầm. Chị cũng bị lầm với gương mặt trắng trẻo, đeo chiếc kính cận 3 độ, có nụ cười rất đẹp của anh ngay khi gặp lần đầu, để rồi thành vợ chồng.
ảnh minh họa
Anh là giảng viên đại học. Anh bảo: “Anh ế vợ vì lo học hành” Người đàn ông đã 35 tuổi, có tấm bằng tiến sĩ trong tay, có căn hộ nhỏ ngay quận 1, có chiếc ô tô cũng vài trăm triệu, có dăm trăm triệu gửi ở ngân hàng… trong thời buổi này chắc chắn là mẫu đàn ông mà phụ nữ chọn lựa.
Cuộc sống bây giờ rất khắc nghiệt, mỗi tháng có biết bao nhiêu tờ hóa đơn để trả: Tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại, tiền rác, tiền lãi vay ngân hàng… rồi thêm tiền đi đám cưới, mừng tân gia, mừng sinh nhật và hàng chục thứ tiền bất ngờ phải chi tiêu. Thì tình yêu có làm cho trái tim tan chảy, khi quyết định trở thành vợ chồng cũng cần phải có tiền.
Anh hội đủ những điều kiện đó, ngoài ra anh còn lại có nhiều khoản phụ thu như đi giảng dạy ở các trường, phụ thu về mấy công trình nghiên cứu. Nói chung, anh là mẫu người đàn ông lý tưởng trong mắt phụ nữ.
Chị 31 tuổi, trước khi gặp anh cũng đã trải qua hai mối tình. Hai mối tình ấy như bóng mây, dăm lần hẹn hò, vài bức thư tình, những vòng ôm khi trời nắng hoặc trời mưa. Rồi nhạt nhòa trong đám đông như thể sau khi bước vào một quán nước, để lại ghế ngồi cho người khác. 31 tuổi, soi mặt mình chị biết mình đẹp. 31 tuổi, phóng xe cùng bạn bè vui chơi trên những triền núi hay đôi khi đi ra những con sông cùng chèo thuyền cảm thấy lòng không bận rộn. Ba mẹ nhắc: “ Lấy chồng đi, để còn cho ba mẹ có cháu bồng. Cứ lông bông như thế thì trai nào dám theo”.
Gặp anh qua mai mối. Chị cũng bảo anh hiền. Quán nằm bên một hồ nước. Mọi người thích lựa những nơi khuất, còn anh và chị lại lựa chiếc bàn có một khoảng rộng. Để nhìn thấy cả một cây hoa sứ đang ra đầy hoa, những bông hoa sứ trắng thỉnh thoảng rơi xuống. Khi đó chị lại nhớ đến bài hát Hoa sứ nhà nàng: “Đêm đêm ngửi mùi hương”, chị có cái tính từ chuyện này hay suy diễn qua chuyện kia vậy đó. Bài hát Hoa sứ nhà nàng kể một câu chuyện tình tan vỡ, chẳng liên quan đến cuộc hẹn hò này.
Video đang HOT
Bạn bè nói chị là người may mắn, hay cụ thể hơn là: “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” vì chị lấy được ông chồng có bề ngoài bắt mắt, có danh vị lại có gia tài. Ô hay, sao lại cho là may mắn? Chị nói thế, bởi chị lấy anh không phải vì ba điều kiện đó, mà bởi cách anh tỏ tình. Anh đã đi nhặt cả một bụm hoa sứ, tỉ mỉ xỏ thành xâu, tặng chị gọi là lời cầu hôn. Chị không dám kể chuyện này cho bạn bè nghe, nhưng thật sự hôm đó chị vô cùng cảm động. Thì ra trong cuộc sống, không phải tặng vật to lớn quý giá mà chính là tấm lòng đã khiến cho trái tim nghiêng về.
Đám cưới có nhiều bạn bè, có những cô bạn bằng tuổi chị giờ vẫn chưa lấy chồng, có những cô bạn giờ đã tay bồng tay bế. Những người bạn thuở nhỏ, cùng học cấp một, lên cấp hai và cấp ba ấy đã cùng gom tiền mua tặng cho chị một chiếc xe đạp thể thao. Ghi chú ở món quà: “Để ông bà chở nhau đi cho hết cuộc tình này”. Món quà ấy đối với chị vô cùng quý giá. Anh cũng rất lịch thiệp, xuống từng bàn tiệc cụng ly cảm ơn bạn bè. Chị vô cùng hạnh phúc.
Chị về căn nhà của hai vợ chồng sau tuần trăng mật đầy ấn tượng. Căn nhà đẹp, xinh xắn. Căn nhà với hồ cá nhỏ, với giàn hoa thiên lý và với khoảng lan can nhỏ trên sân thượng để từ đó chị có thể ngắm nhìn con phố tối ngày bận rộn. Chị nhủ có thể chị chưa hiểu hết về anh, nhưng những gì anh trao tặng cho chị là quá đủ, bởi có thể đó là câu chuyện chỉ xảy ra trong giấc mơ.
Nhưng cuộc sống không có ngày nắng, mà còn có ngày mưa. Cuộc sống không chỉ có những cơn gió thoảng cho nhẹ nhàng cơn nắng gắt mùa hè, mà lại là cơn giông bão đến không ai ngờ.
Một tuần lễ làm vợ của chị trôi qua nhẹ nhàng. Mỗi buổi sáng chị và anh cùng dắt xe ra khỏi nhà, mỗi người đi về một hướng để đến nơi làm việc. Công việc của chị ở Trung tâm Dịch thuật, đó là công việc chị yêu mến. Nhưng sáng nay anh bảo: “Em ở nhà đi, không đi làm nữa”. Chị ngạc nhiên: “Tại sao?”. Anh nói: “Anh đã làm đơn xin nghỉ việc cho em rồi. Em cứ ở nhà làm vợ là đủ rồi. Lương có mấy đồng đi làm chi cho mệt”. Kệ, chị vẫn dắt xe ra khỏi cổng, chị đến cơ quan.
Anh Hiến, giám đốc nói: “Có chồng giàu cũng sướng Loan hén. Hôm qua ảnh đã tới đây đưa đơn xin nghỉ việc của em rồi. Em cứ ở nhà mà lo cho chồng, rảnh rỗi thì đi du lịch”. Chị cầm tờ đơn xin nghỉ việc do anh viết còn để trên bàn anh Hiến, chị bỗng nổi giận. Chị gọi điện cho anh. Anh trả lời: “Anh quyết rồi”.
Cuộc sống này chẳng có gì hoàn hảo, điều đó là chắc chắn. Anh không thể là một người đàn ông hoàn hảo, điều đó chị không đòi hỏi. Nhưng giờ đây chị thực sự cảm thấy nghẹt thở như đang ngụp lặn ở dưới độ sâu của một hồ nước, chị không hiểu tại sao.
Anh không ngoại tình để chị có thể đi đánh ghen hay gọi cô gái môi son má phấn nào đó mà anh yêu thương mà nói rằng: “Cô bé à. Thế gian này còn nhiều đàn ông lắm”. Anh xem xét chị như xem xét môt món đồ, anh bắt chị phải mặc quần áo anh chọn, mỗi ngày chị phải luôn cắm hoa tươi ở phòng khách. Khi anh say, chị phải tháo giày, cởi quần áo cho anh, phải nhúng khăn nước nóng đắp trán cho anh. Chỉ khi nào anh ngủ, chị mới được tắt tivi và tắt đèn trong phòng.
Thỉnh thoảng anh rủ bạn về nhà nhậu nhẹt. Anh đưa ra một thực đơn cho chị nấu nướng. Cả lũ bạn của anh và anh cứ no say, còn chị phải dọn thức ăn, dọn nước uống và dọn bàn sau một cuộc chiến tranh nhậu nhẹt.
Cứ thế, quyền tự do của chị bị tước bỏ một cách lặng lẽ không cần văn bản. Đi đâu chị cũng phải xin phép anh, chị phải có mặt ở nhà trước khi anh về nhà. Mỗi lần giỗ chạp nhà anh, chị trở thành một cô hầu cho cả gia đình chứ không còn là người vợ anh yêu quí. Anh tước đoạt cả quyền hẹn hò với bạn bè của chị. Anh nói: “Người phụ nữ có chồng thì phải biết có chồng. Mấy bà cô chưa chồng bạn của em có nhiều thói hư tật xấu. Không khéo thì em vướng phải cách sống của mấy bà”.
******
Chị ra khỏi nhà. Lần đầu tiên chị đi bộ, đi một cách nhẹ tênh như vừa thoát ra khỏi một căn bệnh. Anh dọn đồ đạc của chị vào vali, đơn giản vì chị đã bỏ nhà đi dự buổi tiệc gặp mặt đám bạn thân thời trung học. Chị về trễ, dẫu chị có báo cho anh, nhưng khi trở về chị thấy anh ngồi ở ghế salon trong phòng khách. Anh bảo: “Nếu giỏi thì đi luôn đi”.
Vậy là chị đi. Con đường với những hàng cây đang nõn nà lá mới. Vài giọt mưa nhỏ rơi làm mát mặt chị. Chị cứ đi ra khỏi nhà. Đây là lần thứ nhất chị ra khỏi nhà sau khi lấy chồng. Đã có lần thứ nhất là sẽ có lần hai, lần ba. Chị bắt đầu phản kháng theo bản năng của chị. Nhưng chị ra khỏi nhà để làm gì, chị sẽ đi tới đâu? Chị không biết.
Theo Gdtd
Tôi thương con nên không có ý định lấy chồng
Chưa một lần tôi có ý định sẽ lấy chồng. Tôi cũng không gặp gỡ thân mật với bất cứ người đàn ông nào.
Ảnh minh họa
Tôi 31 tuổi, mẹ đơn thân của bé trai 3 tuổi. Tôi là con gái Hà Nội gốc, sinh ra và lớn lên ở thành phố phồn hoa nhộn nhịp nhưng tính khá thật thà và nhút nhát, các bạn đồng nghiệp vẫn bảo tôi tin người đến ngu ngốc. 26 tuổi tôi gặp anh, bố của con trai tôi, trước đó tôi mới trải qua một mối tình sinh viên trong sáng. Chúng tôi đến với nhau như bao cặp đôi khác, chuyện trò và hẹn hò những lúc rảnh. Tôi yêu và tin anh.
Sau 5 tháng quen nhau anh nói đã kể cho bố mẹ nghe về tôi, hai bác giục chúng tôi sớm về một nhà. Tôi ngất ngây hạnh phúc, nghĩ cuộc đời mình khá bình yên và suôn sẻ, tôi không giữ mình với anh nữa, đặt hết lòng tin vào anh và hôm đó chúng tôi có quan hệ thân mật hơn. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên. Khi tôi biết mình mang thai 6 tuần cũng là lúc như người rơi xuống vực thẳm vì vô tình biết anh đã có vợ và hai con gái. Anh chối quanh co rồi cũng nhận mình có gia đình, đang ly thân, chờ ly hôn. Anh hứa hẹn một ngày không xa chúng tôi là của nhau.
Tôi cắt mọi liên lạc, với tôi con người đó thật đáng ghê sợ. Tôi không chấp nhận được con người đã lừa dối tôi. Hai tuần sau đó tôi xin nghỉ phép cơ quan, đóng cửa phòng chìm đắm gặm nhấm những đau khổ bản thân đang gánh chịu. Tôi nghĩ đến con, đến cái thai trong bụng đang lớn dần. Đi siêu âm nghe tim thai của con đập mà lòng tôi không nỡ bỏ con. Tôi đấu tranh tư tưởng ghê gớm rồi quyết định phải sinh con, một mình sinh con tránh dư luận xã hội cũng như điều tiếng xấu cho bố mẹ.
Gói ghém đồ đạc cùng với số tiền tiết kiệm hơn 200 triệu, tôi liên hệ với một người bạn thân thời sinh viên trong Sài Gòn kể hết sự thật và nhờ giúp đỡ. Tôi một mình vào Nam. Đứa con gái chưa từng xa nhà như tôi lại có quyết định liều lĩnh thế vì tình mẫu tử là động lực giúp tôi làm tất cả. Tôi nói dối bố mẹ chuyển công tác vào Nam một thời gian. Bạn giúp tôi thuê một căn hộ chung cư nho nhỏ, ổn định cuộc sống chừng một tháng thì tôi tìm được công việc là thu ngân cho một nhà hàng. Khi cái bụng to dần, tôi cũng tâm sự hoàn cảnh của mình cho chị chủ, chị thông cảm và tạo điều kiện cho tôi đến ngày sinh con. Bạn giúp tôi chăm sóc trong ngày tôi ở cữ. Sau 4 tháng sinh con tôi mượn một người giúp việc chăm con rồi lại tiếp tục quay lại công việc cũ.
Đến giờ tôi rất biết ơn bạn mình và chị chủ nhà hàng đã giúp vượt qua sóng gió những ngày tồi tệ nhất. Qua mối quan hệ quen biết của chị, tôi được giới thiệu vào làm trong công ty nhập khẩu với mức lương đủ sống tốt cho hai mẹ con. Đến nay con trai đã 3 tuổi, tôi tự mua được căn hộ riêng cho hai mẹ con, cháu đi học rất ngoan và được bạn bè thầy cô yêu quý. Sau 4 năm tôi vẫn chưa về Hà Nội, gia đình tôi đã biết chuyện, bố mẹ rất thương cháu cũng tranh thủ vào thăm mẹ con tôi.
31 tuổi tôi làm mẹ đơn thân, thời gian của tôi chỉ tập trung cho công việc và chăm sóc con, chưa một lần tôi có ý định sẽ lấy chồng. Tôi cũng không gặp gỡ thân mật với bất cứ người đàn ông nào. Với tôi, con là tất cả. Điều tôi lo lắng nhất không biết trả lời sao mỗi khi con hỏi về bố mình. Phải làm sao khi con đủ nhận thức sẽ không cảm thấy thua thiệt về hoàn cảnh khiếm khuyết của mình? Mong các bạn cùng tôi.
Theo Vnexpress
Điều luôn luôn phải nhớ: Thân xác là của mình nhưng số phận lại rơi vào tay thiên hạ Ở đàn bà có nhiều cái khổ nhưng lại không bằng một cái dại. Dại khi mãi sống vì chồng và miệng lưỡi của thiên hạ. ảnh minh họa Có thể nói cuộc đời đàn bà chẳng có thứ gì thuộc về mình ngoài thân xác. Khi còn nhỏ sống dưới sự dạy dỗ của ba mẹ. Ba mẹ dạy thế nào cũng...