Đừng để tuổi già ‘trắng tay’
Rất nhiều bậc cha mẹ khi về già có bao nhiêu của cải, tài sản đem phân phát hết cho con cái để rồi lâm cảnh trắng tay phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào con.
Câu chuyện của bác Tâm ở Q.6 là một điển hình như vậy. Sau khi dựng vợ, gã chồng cho các con xong, lý ra bác Tâm có thể an nhàn thảnh thơi tuổi già với một cơ ngơi bề thế. Nhưng thấy các con vẫn còn vất vả ngược xuôi, bác không an lòng.
Bác bèn rao bán căn nhà đang ở. Không giữ lại chút gì cho riêng mình, bác chia đều hết cho các con để chúng có thêm vốn liếng làm ăn. Không còn nhà, thế là năm bữa nữa tháng bác đến ở nhà người con này, rồi lại sang nhà người con khác, cứ xoay vòng theo tua như thế. Cũng có khi nhà nào bận việc, nhờ bác đến coi sóc trong ngoài thì bác lại đến ở nhà đó.
Để lại tài sản phòng thân cho mình lúc về già là phù hợp với xu thế thời đại
Mọi thứ gần như thay đổi hoàn toàn khi cách đây 2 năm, bác Tâm bị đột quỵ nằm liệt giường. Bác nằm lại hẳn ở nhà anh con trai lớn. Hai cô con gái thỉnh thoảng ghé qua thăm bố sau giờ làm.
Video đang HOT
Thời gian trôi qua, sức khỏe bác Tâm càng ngày càng tệ, bác trở thành một gánh nặng cho các con. Từ dâu rể đến con cháu, ai cũng tỏ ra ngán ngẩm, có thái độ nặng nhẹ. Bác Tâm rất buồn, chỉ muốn được “đi” sớm để khỏi tốn kém, phiền hà con cháu.
Còn vợ chồng bác An ở chung cư Chu Văn An, Q. Bình Thạnh thì lại có nỗi khổ tâm khác. Nhìn cái cảnh gia đình cậu con trai duy nhất sau bao năm bươn chãi giữa Sài Gòn mà vẫn ở nhà thuê, hai bác cứ chạnh lòng suy nghĩ.
Được con trai mở lời, hai vợ chồng già bán hết đất đai ở Vĩnh Long hùn vốn mua một căn hộ ở Bình Thạnh. Một phần hai bác muốn giúp con thoát cảnh ở nhà thuê, phần khác bác cũng muốn được sống gần con trong tuổi xế chiều. Tuy nhiên, do không thể thích nghi, hai bác cảm thấy như mình bị giam lỏng, cuộc sống vô cùng tẻ nhạt, ngán ngẩm.
Hồi ở quê nhà cửa rộng rãi, đất đai mênh mông với đủ thứ cây trái, vật nuôi… trong khi căn hộ ở thành phố chỉ vỏn vẹn vài chục mét vuông, ra vô là đụng mặt. Mỗi ngày vợ chồng anh con trai với thằng cháu vừa bước ra khỏi cửa là hai ông bà khóa liền mấy lớp cửa vì sợ kẻ gian đột nhập. Đã vậy, đường sá cũng lạ, mỗi lần muốn đi đâu phải chờ cuối tuần anh con trai mới rảnh rỗi chở đi. Cũng không ít lần hai bác có ý định quay về quê sinh sống như xưa nhưng khổ nỗi nhà cửa đất đai bán hết rồi.
Sai lầm phổ biến của người già là gom hết của cải giao cho con rồi sống phụ thuộc vào chúng
Trong khi đó, dù không mấy dư giả nhưng cuộc sống của vợ chồng bác Tấn ở một chung cư cũ tại Q.3 xem ra khá hạnh phúc. Con cái đều thành đạt, có cơ ngơi bề thế. Ai cũng ngỏ lời được đón cha mẹ về phụng dưỡng. Tuy nhiên hai đã khéo léo từ chối. Theo chia sẻ của họ thì con cái đứa nào cũng tất bật với công việc và cuộc sống nên cũng đừng nên để cho chúng bận tâm về mình làm gì. Nhất là già rồi nhu cầu ăn uống, chi tiêu cũng chẳng là bao nên họ dùng số lương hưu hằng tháng để trang trải cuộc sống “độc lập, tự do” của tuổi già.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh cho nên rất khó để tìm được một phương thức nào có thể ổn thỏa cho cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của người cao tuổi. Nhưng một khoản lương hưu ít ỏi hoặc một món thu nhập nào đó cho riêng mình để bảo đảm không phụ thuộc hoàn toàn vào con cái là điều rất nên toan tính của người già.
Theo TGTTO
Từ ngày bố mẹ chồng sống cùng, tôi ước có ngày nghỉ đúng nghĩa
Tôi đặt mua cơm quán về ăn không được, đề nghị thuê người giúp việc thì bị trách, muốn ra thuê trọ cũng không xong.
Hình ảnh minh họa
Vợ chồng tôi bằng tuổi, ngoài 40, có 2 con, bé nhỏ được 4 tuổi. Trước đây chúng tôi sống trong ngôi nhà nhỏ, chật hẹp, chồng bàn với tôi bán nhà, vay nợ mua nhà lớn hơn để đón bố mẹ chồng qua ở chung, chăm sóc các cụ tuổi già. Tôi thương chồng có hiếu, từ khi lấy nhau anh quà cáp gửi tiền cho bố mẹ bao nhiêu tôi đều ủng hộ. Việc đón bố mẹ về ở cùng để phụng dưỡng tôi thấy cũng tốt. Vậy mà mới hơn 3 tháng đã có nhiều phát sinh, những chuyện nhỏ lặp đi lặp lại nên thành chuyện khó với tôi. Chẳng hạn như việc nuôi dạy con cái, ông bà ngày xưa có cách chăm con khác với mình. Bé biết ông bà nuông chiều nên giờ tôi nói điều gì bé cũng chỉ nghe ông bà. Bé đã lớn nhưng ông bà vẫn bảo tôi nấu ăn riêng cho bé chứ không cho ăn chung với người lớn. Trẻ con thì phải béo tròn như trẻ hàng xóm mới tốt. Bé nhà tôi cân nặng và chiều cao đạt chuẩn và tôi cũng không ép bé ăn bao giờ.
Chồng tôi thích ăn thịt, bố mẹ thích ăn cá. Chồng tôi thích ăn đồ chiên xào, bố mẹ thích ăn đồ kho, canh. Mỗi ngày tôi suy nghĩ về nấu món gì cho hợp khẩu vị cũng mệt não. Từ ngày có bố mẹ về, anh chị em chồng vài ngày ghé thăm, nấu ăn bày biện lung tung, tôi nhắc khéo họ dọn dẹp nhưng chẳng thay đổi. Tôi đi làm về mệt, phải dọn dẹp xong mới nấu nướng cho gia đình. Vợ chồng tôi ăn cơm 6 giờ tối, bố mẹ thích ăn 8 giờ tối, tôi loay hoay cũng hết thời gian, không còn thời gian dạy hai con học hành mà phải nhờ vào ipad cho con đỡ quấy rầy. Tôi không có nhiều thời gian để tâm sự hay gần gũi chăn gối với chồng.
Trước đây, cuối tuần tôi được ngủ nướng, thích thì nấu ăn, không thích là ra quán, rồi cả nhà đi công viên, hoặc dẫn con đi nhà sách, hồ bơi, khu vui chơi, rồi mua quà ghé nhà nội, nhà ngoại chơi. Giờ tôi phải đi chợ nấu món ăn nào đó để anh chị em con cháu đến nhà chơi với ông bà có đồ ăn uống. Cả ngày, tôi ở nhà bếp nhiều hơn. Có bữa tôi xin không nấu cuối tuần mà không được, con cháu về chơi không lẽ tị nạnh nhau bữa ăn. Thế là tôi phải nấu và dọn dẹp. Lúc trước chồng phụ tôi làm việc nhà. Từ khi ông bà nói chuyện trong nhà phải để tôi làm, mình tôi ôm hết. Tôi đặt mua cơm quán về nhà ăn cũng không được, đề nghị thuê người giúp việc thì bị trách, rằng nợ nần chồng chất phải tự làm để dành tiền trả nợ. Tôi thật sự muốn ra ngoài ở trọ cũng không xong.
Giờ tôi thèm ở nhà cũ, thèm được ngủ vùi một ngày cho đã, thèm có ngày nghỉ gia đình cuối tuần đúng nghĩa. Mong mọi người tư vấn để tôi trải qua việc này tốt hơn, xin cảm ơn.
Hân
Theo vnexpress.net
Bố chồng bày trò một mực gọi người khác là con dâu và màn dỗi hờn của nàng dâu khiến ông hốt hoảng xin chừa Chồng Trà nghe xong thì nhấm nhẳng đáp: 'Bố ơi, Trà có phải con dâu bố đâu, bố gọi vào làm gì?'. Ông nghiến răng kèn kẹt: 'Nó là vợ mày thì chả là con dâu tao!'. Từ lúc yêu nhau, Trà đã biết bố người yêu không ưa mình cho lắm. Bởi con dâu mà ông nhắm được, là con gái của...